1

Taurine là gì? Lợi ích, tác dụng phụ và cách sử dụng

Taurine là một loại acid amin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và thường được thêm vào nước tăng lực. Nhiều người dùng taurine như một chất bổ sung, và một số nhà nghiên cứu gọi nó là một "phân tử kỳ diệu". Taurine đã được chứng minh có một số lợi ích sức khỏe, như giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện hiệu suất thể thao.
 

1. Taurine là gì?

 

Taurine là một axit amin sulfonic mà cơ thể có thể sản xuất ra được, chất này đặc biệt tập trung trong não, mắt, tim và cơ bắp.

Không giống như hầu hết các axit amin khác, taurine không được sử dụng để xây dựng protein. Thay vào đó, nó được phân loại là một axit amin thiết yếu. Cơ thể có thể sản xuất taurine và nó cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Tuy nhiên, một số đối tượng, chẳng hạn như những người mắc bệnh cụ thể như bệnh tim mạch hoặc tiểu đường có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung taurine.

2. Các nguồn có chứa Taurine

 

Các nguồn chính của taurine là thực phẩm động vật, chẳng hạn như thịt, cá và sữa. Mặc dù một số thực phẩm chay chế biến sẵn có chứa taurine bổ sung, nhưng không đảm bảo những thứ này cung cấp đủ số lượng cho cơ thể hằng ngày.

Taurine cũng thường được thêm vào nước soda và nước tăng lực, có thể cung cấp 600 - 1.000 mg taurine trong một khẩu phần 8 ounce (237 ml).

Tuy nhiên, không nên uống soda hoặc nước tăng lực với số lượng lớn do các thành phần khác có thể gây hại.

Bởi vì dạng taurine được sử dụng trong các chất bổ sung và nước tăng lực thường được sản xuất tổng hợp (không có nguồn gốc từ động vật) nên các sản phẩm này chỉ phù hợp với người ăn chay. Chế độ ăn uống trung bình cung cấp khoảng 40-400 mg taurine mỗi ngày

Taurine là gì? Lợi ích, tác dụng phụ và cách sử dụng
Taurine có mặt trong hầu hết các thực phẩm động vật

3. Lợi ích của Taurine

 

Có nhiều chức năng trong cơ thể

Taurine được tìm thấy trong một số cơ quan và vai trò của chất này bao gồm:

  • Duy trì cân bằng hydrat hóa và điện giải thích hợp trong các tế bào
  • Hình thành muối mật (bile salts), đây là thành phần có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa
  • Điều chỉnh các khoáng chất như canxi trong các tế bào
  • Hỗ trợ chức năng chung của hệ thống thần kinh trung ương và mắt
  • Điều hòa sức khỏe hệ thống miễn dịch và chức năng chống oxy hóa

Taurine là amino acid thiết yếu có điều kiện (conditionally essential amino acid) nên một người khỏe mạnh có thể sản xuất số lượng tối thiểu cần thiết cho các chức năng thiết yếu hàng ngày kể trên.

Tuy nhiên, số lượng taurine cao hơn có thể được yêu cầu trong các trường hợp hiếm gặp, làm cho taurine trở nên cần thiết ở một số người, chẳng hạn như những người bị suy tim hoặc thận, trẻ sinh non cần được tiêm tĩnh mạch.

Khi tình trạng thiếu hụt xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi, sẽ dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như suy giảm chức năng não và khả năng kiểm soát lượng đường trong máu kém.

Giúp chống lại bệnh tiểu đường

Taurine có thể cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và chống lại bệnh tiểu đường. Bổ sung taurine lâu dài làm giảm lượng đường trong máu lúc đói ở chuột mắc bệnh tiểu đường mà không có bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống hoặc tập thể dục.

Lượng đường trong máu lúc đói rất quan trọng đối với sức khỏe, vì nếu xảy ra nồng độ cao là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 và nhiều bệnh mãn tính khác.

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng ,việc tăng lượng taurine có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2 bằng cách giảm lượng đường trong máu và giảm tình trạng kháng insulin. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng có mức taurine thấp hơn, đây là một chỉ số khác cho thấy taurine có thể đóng vai trò trong căn bệnh này. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định điều này.

Taurine là gì? Lợi ích, tác dụng phụ và cách sử dụng
Taurine giúp điều trị bệnh tiểu đường

 

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Taurine có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa nồng độ taurine cao và giảm tỷ lệ tử vong do mắc bệnh tim, cũng như giảm cholesterolhuyết áp.

Taurine có thể giúp giảm huyết áp bằng cách giảm sức đề kháng với lưu lượng máu trong thành mạch máu của bạn. Nó cũng có thể giảm thiểu các xung thần kinh trong não để làm tăng huyết áp.

Trong một nghiên cứu kéo dài hai tuần ở những người mắc bệnh tiểu đường, bổ sung taurine làm giảm đáng kể độ cứng của động mạch, từ đó có khả năng giúp tim bơm máu đi khắp cơ thể dễ dàng hơn.

Trong một nghiên cứu khác ở những người thừa cân, 3 gram taurine mỗi ngày trong bảy tuần giúp giảm trọng lượng cơ thể và cải thiện một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.

Ngoài ra, bổ sung taurine cũng được phát hiện có tác dụng làm giảm viêm và giảm mức độ dày của động mạch. Khi kết hợp lại, những tác dụng này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.

Tăng hiệu suất tập thể dục

Taurine cũng có thể có lợi ích cho hoạt động thể thao.

Trong các nghiên cứu trên động vật, taurine giúp cơ bắp hoạt động mạnh hơn, lâu hơn và tăng khả năng co bóp và tạo ra lực của cơ bắp. Ở chuột, chất này làm giảm mệt mỏi và tổn thương cơ bắp trong quá trình tập luyện.

Trong các nghiên cứu ở người, taurine đã được chứng minh có chức năng loại bỏ các chất thải dẫn đến mệt mỏi và gây bỏng cơ. Nó cũng bảo vệ cơ bắp khỏi tổn thương tế bào và stress oxy hóa.

Các nghiên cứu ở người chỉ ra rằng các vận động viên chuyên nghiệp được bổ sung taurine đã cải thiện hiệu suất tập luyện. Người đi xe đạp và người chạy bộ có thể đi được quãng đường dài hơn với ít mệt mỏi hơn.

Ngoài những lợi ích về hiệu suất này, taurine có thể hỗ trợ giảm cân bằng cách tăng sử dụng chất béo trong cơ thể. Ở người đi xe đạp, bổ sung 1,66 gram taurine làm tăng đốt cháy chất béo lên 16%.

Taurine là gì? Lợi ích, tác dụng phụ và cách sử dụng
Taurine giúp tăng hiệu suất tập thể dục

 

Lợi ích sức khỏe khác

Taurine có một loạt các lợi ích sức khỏe tiềm năng đáng ngạc nhiên. Nó có thể cải thiện nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể của bạn, chẳng hạn như thị lực và thính giác.

Trong một nghiên cứu ở người, 12% người tham gia bổ sung taurine đã loại bỏ hoàn toàn tiếng chuông trong tai có liên quan đến mất thính lực.

Taurine cũng có mặt với số lượng lớn trong mắt, nghiên cứu cho thấy các vấn đề về mắt có thể xảy ra khi chất này bắt đầu giảm. Nồng độ tăng được cho là sẽ tối ưu hóa thị lực và sức khỏe của mắt.

Ngoài ra, chất này giúp điều chỉnh các cơn co thắt của cơ nên taurine có thể làm giảm các cơn co giật và giúp điều trị các tình trạng như động kinh.

Cuối cùng, taurine có thể bảo vệ các tế bào gan chống lại các tổn thương gốc tự do và độc tố. Trong một nghiên cứu, 2 gram taurine uống ba lần mỗi ngày làm giảm các dấu hiệu tổn thương gan và giảm stress oxy hóa. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu sâu hơn về hầu hết các lợi ích này.

4. Tác dụng phụ và cách sử dụng của Taurine

 

Theo các bằng chứng tốt nhất hiện có, taurine không có tác dụng phụ khi được sử dụng với liều lượng được khuyến nghị.

Mặc dù không có vấn đề trực tiếp từ việc bổ sung taurine, nhưng một số trường hợp tử vong ở các vận động viên ở châu Âu có liên quan đến nước tăng lực có chứa taurine và caffeine. Điều này đã khiến một số quốc gia cấm hoặc hạn chế bán taurine. Tuy nhiên, những cái chết này có thể là do liều lượng lớn caffeine hoặc một số chất khác mà các vận động viên đang dùng.

Cũng giống như với hầu hết các chất bổ sung dựa trên axit amin, các vấn đề khác có thể có khả năng phát sinh ở những người có vấn đề về thận.

Liều dùng phổ biến nhất của taurine là 500 - 2.000 mg mỗi ngày.

Nghiên cứu về sự an toàn của taurine cho thấy rằng, với liều lượng lên tới 3.000 mg mỗi ngày trong suốt cuộc đời vẫn an toàn. Trong khi một số nghiên cứu có thể sử dụng liều cao hơn trong thời gian ngắn, 3.000 mg mỗi ngày sẽ giúp bạn tối đa hóa lợi ích trong khi vẫn ở trong phạm vi an toàn.

Khi dùng quá liều hoặc gặp các tác dụng không mong muốn của taurin, bạn nên thông báo cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có những chẩn đoán và phương án điều trị phù hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan

Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật đầy đủ và phối hợp với bệnh nhân trong việc thực hiện các phác đồ này.

Đối phó với dị ứng quả chanh
Đối phó với dị ứng quả chanh

Chanh là một thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và được sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy, vẫn có một số người dị ứng với chanh cũng như các thực phẩm thuộc họ cam quýt. Nguyên nhân có thể do dị ứng các axit citric hoặc protein có trong chanh. Bài viết này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng chanh.

Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà
Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm yêu thích của chị em nội trợ do thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều chất béo. Thêm vào đó, thịt gà lại rất dễ chế biến tại nhà hoặc các nhà hàng. Chắc hẳn có lúc bạn sẽ tự hỏi mình rằng một đĩa thịt gà cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng và nó có phải là thực phẩm làm tăng cholesterol hoặc có bất kỳ tác hại nào về sức khoẻ không?

Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?
Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?

Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?

Nên nấu cháo gì cho người ốm?
Nên nấu cháo gì cho người ốm?

Cháo là món ăn thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người ốm, bởi đây là món ngon dễ tiêu hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nên nấu món cháo gì để mau chóng phục hồi sức khỏe? Dưới đây là một vài công thức nấu cháo cho người ốm thơm ngon, bạn có thể đọc và tham khảo!

Video có thể bạn quan tâm
SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? 02:53
SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG?
Từ lâu, nghệ là một vị thuốc dân gian, có tính hoạt huyết mau liền vết thương và chống gốc tự do. Sử dụng bột nghệ trong điều trị bệnh lý về dạ dày...
 3 năm trước
 946 Lượt xem
Tin liên quan
Cách sử dụng vitamin B5 để trị mụn trứng cá
Cách sử dụng vitamin B5 để trị mụn trứng cá

Vitamin B5 là một loại vitamin quan trọng với nhiều chức năng, lợi ích như tham gia chuyển đổi thức ăn thành năng lượng và hỗ trợ điều trị một số vấn đề sức khỏe. Ngoài ra, vitamin B5 còn có tác dụng trị mụn trứng cá.

5 cách đơn giản để phân biệt trứng còn dùng được hay đã hỏng
5 cách đơn giản để phân biệt trứng còn dùng được hay đã hỏng

Biết cách nhận biết trứng đã hỏng hay còn dùng được sẽ giúp chúng ta không phải vứt đi những quả trứng còn tốt một cách lãng phí.

Cách sử dụng dầu ô liu để giảm táo bón
Cách sử dụng dầu ô liu để giảm táo bón

Dầu ô liu được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như làm giảm cholesterol và giúp cân bằng lượng đường trong máu. Ngoài ra, dầu ô liu còn một tác dụng ít người biết, đó là giúp trị táo bón.

Cách Sử Dụng Dầu Ô Liu Trong Nấu Ăn Như Thế Nào?
Cách Sử Dụng Dầu Ô Liu Trong Nấu Ăn Như Thế Nào?

Cách sử dụng dầu ô liu trong nấu ăn ra sao? Trong quá trình nấu nướng,chiên rán việc lựa chọn dầu ô liu có phải là giải pháp. Hãy tham khảo bài viết dưới đây từ gợi ý của chuyên gia nhé!

Tác dụng của chuối đối với sức khỏe
Tác dụng của chuối đối với sức khỏe

Chuối là nguồn cung cấp chất xơ, kali, vitamin B6, vitamin C, các chất chống oxy hóa và một số chất dinh dưỡng thực vật khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây