1

Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?

Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?

1. Thời hạn sử dụng của khoai tây

Thời hạn sử dụng của khoai tây phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cách bạn bảo quản và bạn đã nấu chín chúng hay chưa.

  • Khoai tây chưa nấu chín có thể bảo quản từ 1 tuần đến vài tháng ở nhiệt độ phòng. Nếu nhiệt độ bảo quản mát hơn ví dụ như trong phòng bảo quản thực phẩm hoặc dưới tầng hầm thì chúng có thời gian bảo quản lâu hơn.
  • Đối với khoai tây đã nấu chín, chúng có thể bảo quản tới 4 ngày trong tủ lạnh và 1 năm trong tủ đông. Nếu bạn nghiền khoai tâybảo quản trong tủ đông thì chúng sẽ đóng băng.

2. Dấu hiệu cho thấy khoai tây đã bị hỏng

Ngay cả khi bạn đã ghi nhớ về thời hạn bảo quản của khoai tây trong đầu, bạn vẫn nên kiểm tra khoai tây để biết xem chúng đã bị hư hỏng hay chưa.

Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?
Khoai tây mọc mầm là một trong những dấu hiệu của khoai tây đã hỏng

3. Đối với khoai tây vẫn còn tươi nguyên

Khoai tây sống phải chắc chắn khi chạm tay vào bạn sẽ cảm nhận được sự căng mọng từ vỏ khoai tây. Khi quan sát sẽ không thấy có vết bầm lớn, đốm đen hoặc nhược điểm khác. Bạn cần phải bỏ khoai tây đi trong một số các trường hợp sau:

  • Nếu một củ khoai tây đã trở nên mềm hoặc nhão, bạn nên vứt nó đi.
  • Khoai tây bình thường có thể có mùi đất, nhưng nếu chúng có mùi mốc thì đó là dấu hiệu chúng đã bị hỏng và bạn cần vứt chúng đi.
  • Đôi khi một củ khoai tây hỏng chỉ có thể phát hiện nếu bạn bổ nó ra. Nếu bạn bổ khoai tây mà thấy có các dấu hiệu bất thường hoặc có mùi thì tốt nhất bạn nên vứt cả củ khoai tây đó đi.
  • Khoai tây có mùi hôi cũng cần phải bỏ đi.

4. Đối với khoai tây mọc mầm thì sao?

Khoai tây mọc mầm là dấu hiệu chúng sắp hư hỏng. Mầm khoai tây có thể mọc lên từ mắt khoai tây. Khoai tây mọc mầm có thể trông kém hấp dẫn nhưng thực tế chúng vẫn an toàn để ăn miễn là bạn khoét bỏ chỗ mọc mầm đó đi. Hoặc thậm chí đơn giản là dùng tay ngắt các mầm đó đi.

Bạn không nên ăn rau mầm mọc trên khoai tây vì chúng có chứa solanine, chaconine và các glycoalkaloids độc hại khác. Các hợp chất này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như triệu chứng thần kinh (đau đầu) và triệu chứng tiêu hóa (nôn mửa hoặc tiêu chảy).

Những độc tố này cũng có thể tồn tại trong bất kỳ phần nào của khoai tây có màu hơi xanh. Do đó, tốt nhất là bạn nên cắt bỏ phần khoai tây có màu xanh lá trên thân khoai tây đi.

Nếu khoai tây của bạn có mầm, tốt nhất là nên ăn chúng sớm nhất có thể. Khi mầm mọc lên, chúng hút đường và chất dinh dưỡng từ củ khoai tây, khiến khoai tây bé đi, co lại và mất đi độ giòn.

Khoai tây nấu chín

Rất khó để nhận ra nếu món khoai tây nấu chín đã bị hỏng. Trong một số trường hợp, khoai tây nấu chín có mùi khó ngửi hoặc nấm mốc có thể quan sát được bằng mắt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, thực phẩm này có thể chứa vi khuẩn có hại mà không có bất kỳ dấu hiệu đáng chú ý nào.

Đặc biệt là khi đã nấu chín, khoai tây là thực phẩm có nguy cơ cao gây ra ngộ độc thực phẩm vì món khoai tây nấu chín là môi trường nhiều độ ẩm, có tính axit và chứa nhiều protein.

Do đó, tốt nhất là ăn chúng trong vòng 4 ngày sau khi nấu và luôn hâm nóng chúng đến 74 ° C để tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn nào có thể đã hình thành trong món khoai tây của bạn.

5. Những rủi ro về sức khỏe khi ăn khoai tây hư

Khoai tây nấu chín có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. Sau một vài ngày, chúng có thể bắt đầu chứa mầm bệnh và vi khuẩn gây bệnh như salmonella, listeria, botulism và tụ cầu.

Bạn có thể gặp một số triệu chứng sau đây nếu ngộ độc thực phẩm từ khoai tây:

  • Sốt
  • Co thắt dạ dày
  • Đau cơ
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Tiêu chảy

Trong trường hợp nghiêm trọng, những triệu chứng này có thể dẫn đến mất nước, nhập viện và thậm chí tử vong.

Vì vậy, bạn nên vứt bỏ bất kỳ món khoai tây nấu chín nào quá 4 ngày.

Ngoài ra, nếu bạn quan sát thấy nấm mốc trên món khoai tây nấu chín, bạn nên loại bỏ chúng ngay lập tức. Nấm mốc có thể xuất hiện dưới dạng một vài đốm đen hoặc màu nâu, đen, đỏ, trắng hoặc xám xanh.

Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?
Ăn khoai tây hỏng gây nôn ói, ngộ độc thực phẩm

6. Cách tốt nhất để bảo quản khoai tây

  • Chú ý kỹ các điều kiện bảo quản có thể giúp khoai tây tồn tại lâu hơn.
  • Nhiệt độ ấm và độ ẩm cao kích thích sự nảy mầm trong khi ánh sáng làm tăng tốc độ hình thành độc tố glycoalkaloid. Do đó bạn không nên lưu trữ khoai tây trên kệ hoặc ở nơi có ánh sáng mặt trời.
  • Thay vào đó, hãy giữ chúng ở nơi khô ráo, tối chẳng hạn như phòng đựng thức ăn, hầm đựng thức ăn, tủ hoặc kệ tránh ánh sáng mặt trời.
  • Bạn cũng có thể bảo quản khoai tây chưa nấu chín trong hộp đựng để tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

XEM THÊM:

  • Giá trị dinh dưỡng của khoai tây
  • Khoai tây tím có thể hạ huyết áp
  • Bạn có thể ăn khoai tây nếu đang bị tiểu đường?

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan

Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật đầy đủ và phối hợp với bệnh nhân trong việc thực hiện các phác đồ này.

Đối phó với dị ứng quả chanh
Đối phó với dị ứng quả chanh

Chanh là một thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và được sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy, vẫn có một số người dị ứng với chanh cũng như các thực phẩm thuộc họ cam quýt. Nguyên nhân có thể do dị ứng các axit citric hoặc protein có trong chanh. Bài viết này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng chanh.

Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà
Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm yêu thích của chị em nội trợ do thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều chất béo. Thêm vào đó, thịt gà lại rất dễ chế biến tại nhà hoặc các nhà hàng. Chắc hẳn có lúc bạn sẽ tự hỏi mình rằng một đĩa thịt gà cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng và nó có phải là thực phẩm làm tăng cholesterol hoặc có bất kỳ tác hại nào về sức khoẻ không?

Nên nấu cháo gì cho người ốm?
Nên nấu cháo gì cho người ốm?

Cháo là món ăn thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người ốm, bởi đây là món ngon dễ tiêu hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nên nấu món cháo gì để mau chóng phục hồi sức khỏe? Dưới đây là một vài công thức nấu cháo cho người ốm thơm ngon, bạn có thể đọc và tham khảo!

Nước ép cà rốt có giảm cân không?
Nước ép cà rốt có giảm cân không?

Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người ưa chuộng nước ép cà rốt và coi đây là thành phần không thể thiếu trong chế độ giảm cân của mình. Loại nước ép này thường chứa nhiều chất chống oxy hóa và có lượng calo thấp trong mỗi khẩu phần. Vậy nước ép cà rốt có giảm cân không?

Tin liên quan
Tầm quan trọng của chất sắt trong thai kỳ
Tầm quan trọng của chất sắt trong thai kỳ

Khi mang thai, nhu cầu của cơ thể đối với một số chất dinh dưỡng sẽ tăng cao, trong đó có chất sắt. Sắt là khoáng chất quan trọng đối với tất cả mọi người nhưng việc bổ sung đủ sắt là điều đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ mang thai

3 loại axit béo omega-3 quan trọng nhất
3 loại axit béo omega-3 quan trọng nhất

Omega-3 là một axit béo thiết yếu rất quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải loại omega-3 nào cũng có vai trò giống nhau trong cơ thể. Có tất cả 11 loại omega-3 và 3 loại quan trọng nhất là ALA, EPA và DHA.

Có nên bảo quản trứng trong ngăn đá tủ lạnh không?
Có nên bảo quản trứng trong ngăn đá tủ lạnh không?

Trứng là một loại thực phẩm chức trong bữa ăn của nhiều gia đình. Trứng có thể để được 3 - 5 tuần trong ngăn mát tủ lạnh nhưng nhiều người băn khoăn không biết nếu cho trứng vào ngăn đông thì có bảo quản được lâu hơn hay không.

Những điều cần biết về axit phytic trong thực phẩm
Những điều cần biết về axit phytic trong thực phẩm

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều axit phytic chẳng hạn như ngũ cốc, các loại hạt và đậu có thể làm tăng nguy cơ thiếu sắt và kẽm.

Khoai tây: Thành phần dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Khoai tây: Thành phần dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Khoai tây là một loại thực phẩm giàu carb, cung cấp một số vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật lành mạnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây