1

Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm yêu thích của chị em nội trợ do thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều chất béo. Thêm vào đó, thịt gà lại rất dễ chế biến tại nhà hoặc các nhà hàng. Chắc hẳn có lúc bạn sẽ tự hỏi mình rằng một đĩa thịt gà cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng và nó có phải là thực phẩm làm tăng cholesterol hoặc có bất kỳ tác hại nào về sức khoẻ không?
 

1. Dinh dưỡng từ 100g thịt gà

 

Thịt gà thường được chúng ta chia làm nhiều loại ví dụ thịt đùi, thịt cánh và lườn. Mỗi vị trí kể trên lại cung cấp một lượng calo khác nhau từ protein đến chất béo. Dưới đây là số lượng calo theo các vị trí khác nhau của thịt gà.

Ức gà: 284 Calo

Ức gà là một trong những lựa chọn phổ biến nhất do có hàm lượng protein cao và ít chất béo, khiến nó trở thành thực phẩm tuyệt vời cho những người đang cố gắng giảm cân.

Một ức gà không da, không xương, nấu chín (172 gram) sẽ cung cấp các thành phần dinh dưỡng sau đây:

  • Lượng calo: 284
  • Protein: 53,4 gram
  • Carbs: 0 gram
  • Chất béo: 6,2 gram
Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà
Ức gà là thực phẩm thích hợp cho người đang muốn giảm cân

 

Một phần ức gà 100 gram cung cấp 165 calo, 31 gram protein và 3,6 gram chất béo.

Điều đó có nghĩa là khoảng 80% lượng calo trong ức gà đến từ protein và chỉ 20% đến từ chất béo. Tuy nhiên đây là lượng tính toán thô, tức là chưa cộng thêm các thực phẩm nấu kèm khác trong món ăn của bạn: ví dụ nước xốt, dầu ăn, rau,....

Thịt đùi gà: 109 Calo

Đùi gà hơi mềm và có hương vị thơm ngon hơn ức gà do hàm lượng chất béo cao hơn.

Một đùi gà không da, không xương, nấu chín (52 gram) chứa:

  • Lượng calo: 109
  • Protein: 13,5 gram
  • Carbs: 0 gram
  • Chất béo: 5,7 gram

Một đùi gà 100 gram cung cấp 209 calo, 26 gram protein và 10,9 gram chất béo.

Do đó, 53% lượng calo đến từ protein, trong khi 47% đến từ chất béo.

Đùi gà thường rẻ hơn ức gà, khiến chúng trở thành lựa chọn tốt khi bạn có ngân sách hạn hẹp.

Cánh gà: 43 Calo

Một cánh gà không da, không xương (21 gram) chứa:

  • Calo: 42,6
  • Protein: 6,4 gram
  • Carbs: 0 gram
  • Chất béo: 1,7 gram

Mỗi 100 gram, cánh gà cung cấp 203 calo, 30,5 gram protein và 8,1 gram chất béo.

Điều này có nghĩa là cánh gà cung cấp 64% protein và 36% chất béo.

Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà
Trong cánh gà có chứa nhiều calo và protein

 

Má đùi gà: 76 Calo

Chân gà được tạo thành từ hai phần - đùi và má đùi gà. Một phần má đùi gà không xương (44 gram) chứa:

  • Lượng calo: 76
  • Protein: 12,4 gram
  • Carbs: 0 gram
  • Chất béo: 2,5 gram

Mỗi 3,5 100 gram má đùi gà có 172 calo, 28,3 gram protein và 5,7 gram chất béo.

Như vậy khoảng 70% đến từ protein trong khi 30% đến từ chất béo.

2. Các món ăn khác nhau từ thịt gà cung cấp bao nhiêu calo?

 

Thịt gà tương đối ít calo và chất béo so với các loại thịt khác. Nhưng một khi bạn bắt đầu thêm dầu, nước sốt, bột và bánh mì, lượng calo có thể tăng lên.

Ví dụ, đùi gà không da, không xương, nấu chín (52 gram) chứa 109 calo và 5,7 gram chất béo.

Nhưng cùng một đùi gà chiên bột cho 144 calo và 8,6 gram chất béo. Một đùi gà chiên trong lớp phủ bột chiên xù thậm chí còn chứa calo nhiều hơn - 162 calo và 9,3 gram chất béo.

Tương tự, một cánh gà không xương, không da (21 gram) có 43 calo và 1,7 gram chất béo. Còn một cánh gà được nhúng trong nước sốt thịt nướng cung cấp 61 calo và 3,7 gram chất béo.

Nếu bạn muốn giảm cân thì hãy chọn các cách chế biến mà bạn sẽ chỉ nêm nếm vào đó một ít lượng chất béo, ví dụ như trộn, rang, nướng, hấp là cách tốt nhất để giữ hàm lượng calo thấp.

Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà
Hấp là cách chế biến tốt để giữ hàm lượng calo trong gà ở mức thấp

3. Thịt gà có cung cấp ít lượng cholesterol hơn so với thịt bò không?

 

Mọi người vẫn thường cho rằng thịt trắng sẽ tốt hơn thịt đỏ do cung cấp một lượng cholesterol thấp hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy cả thịt đỏ và thịt trắng có thể làm tăng mức cholesterol của bạn như nhau.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Nhi đồng, Viện nghiên cứu Oakland (CHORI), thuộc Đại học California, San Francisco. Đây được cho là nghiên cứu đầu tiên so sánh toàn diện tác động của thịt đỏ và trắng đối với cholesterol.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thịt đỏ, như thịt bò và thịt cừu, đã trở nên không phổ biến trong những năm gần đây vì liên quan đến bệnh tim và các hướng dẫn dinh dưỡng của chính phủ đã khuyến khích người tiêu dùng ăn thịt gia cầm như một sự thay thế lành mạnh hơn.

Khi bắt đầu nghiên cứu này, chúng tôi cũng kỳ vọng thịt đỏ có tác động xấu đến mức cholesterol trong máu hơn thịt trắng, nhưng chúng tôi đã ngạc nhiên rằng kết quả không hề đi theo hướng đó", tiến sĩ nghiên cứu Ronald Krauss nói. "Tác dụng của chúng đối với cholesterol là giống hệt nhau khi chúng cung cấp lượng chất béo bão hòa tương đương."

Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà
Thịt đỏ và thịt trắng cung cấp một lượng cholesterol như nhau

 

Krauss là nhà khoa học cao cấp và giám đốc nghiên cứu xơ vữa động mạch tại CHORI. Sau khi nghiên cứu làm thế nào thịt đỏ, thịt trắng và protein thực vật đều ảnh hưởng đến mức cholesterol, Krauss và nhóm của ông kết luận rằng cả thịt đỏ và thịt trắng đều khiến cho cholesterol trong máu cao hơn so với chế độ ăn từ protein thực vật. Trong nghiên cứu này thịt bò, cá và các sản phẩm thịt chế biến như thịt xông khói không được đưa vào phân tích.

Vì thế các nhà khoa học đã đưa ra khuyến nghị cách tốt nhất để kiểm soát cholesterol là chuyển sang protein thực vật, như rau, đậu và các sản phẩm từ sữa.

Thịt gà là một loại thịt phổ biến, có lượng calo và chất béo thấp trong khi cung cấp lượng protein dồi dào. Lưu ý rằng ăn da gà hoặc thói quen sử dụng các phương pháp nấu ăn không tốt cho sức khoẻ sẽ tăng thêm calo cho món ăn. Ngoài ra thì thịt gà vẫn cung cấp một lượng cholesterol tương đương với các loại thịt đỏ. Trong trường hợp muốn giảm lượng cholesterol máu thì nên tiêu thụ các protein lấy từ thực vật.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan

Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật đầy đủ và phối hợp với bệnh nhân trong việc thực hiện các phác đồ này.

Đối phó với dị ứng quả chanh
Đối phó với dị ứng quả chanh

Chanh là một thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và được sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy, vẫn có một số người dị ứng với chanh cũng như các thực phẩm thuộc họ cam quýt. Nguyên nhân có thể do dị ứng các axit citric hoặc protein có trong chanh. Bài viết này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng chanh.

Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?
Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?

Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?

Nên nấu cháo gì cho người ốm?
Nên nấu cháo gì cho người ốm?

Cháo là món ăn thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người ốm, bởi đây là món ngon dễ tiêu hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nên nấu món cháo gì để mau chóng phục hồi sức khỏe? Dưới đây là một vài công thức nấu cháo cho người ốm thơm ngon, bạn có thể đọc và tham khảo!

Nước ép cà rốt có giảm cân không?
Nước ép cà rốt có giảm cân không?

Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người ưa chuộng nước ép cà rốt và coi đây là thành phần không thể thiếu trong chế độ giảm cân của mình. Loại nước ép này thường chứa nhiều chất chống oxy hóa và có lượng calo thấp trong mỗi khẩu phần. Vậy nước ép cà rốt có giảm cân không?

Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe
Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe

Thịt bò nạc rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt và kẽm. Do đó, ăn thịt bò ở mức độ vừa phải là một điều được khuyến khích trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Cà chua là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lycopene chính trong chế độ ăn uống. Chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe
Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe

Ăn cà rốt giúp làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe của mắt. Ngoài ra, loại củ này còn có ích cho việc giảm cân.

Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc lành mạnh nhất và là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật cần thiết cho cơ thể.

Các loại đậu: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Các loại đậu: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Các loại đậu có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp hầu hết các chất mà cơ thể cần và ngoài ra còn có nhiều lợi ích như hỗ trợ giảm cân, bảo vệ sức khỏe tim mạch và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây