Triệt lông bằng laser là phương pháp sử dụng năng lượng ánh sáng để làm tổn thương hoặc phá hủy vĩnh viễn nang lông, thường là ở chân, lưng, nách và mặt, với mục tiêu ngăn không cho lông mọc lại nữa. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nói rằng triệt lông bằng laser có hiệu quả làm giảm 70% lượng lông. Mặc dù không thể loại bỏ lông vĩnh viễn nhưng lông mọc lại thường tơ mảnh và khó thấy hơn nhiều.
Bạn sẽ cần khoảng 6 đến 8 lần triệt lông bằng laser, mỗi lần cách nhau từ 4 đến 8 tuần để thấy được kết quả, cộng với một lần điều trị duy trì hàng năm. Nên bắt đầu liệu trình triệt lông của mình vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa đông để khi đến mùa hè bạn sẽ sẵn sàng với một làn da láng mịn.
Ưu điểm
Nhược điểm
Đừng cho phép người không có chuyên môn thực hiện triệt lông bằng laser cho bạn: có những rủi ro thực sự có thể xảy ra, như bỏng hay để lại sẹo nếu được thực hiện bởi một người không không được đào tạo hoặc không thuộc lĩnh vực y khoa. Hãy tìm một chuyên gia da liễu hoặc bác sĩ có đầy đủ bằng cấp được đào tạo về chuyên môn triệt lông bằng laser. Nếu y tá hoặc trợ lý của bác sĩ thực hiện, hãy đảm bảo bác sĩ cũng có mặt ở chỗ điều trị hoặc có ở trong phòng
Bác sĩ Tâm cho biết, đối với những người sở hữu làn da tối màu, quy trình triệt lông bằng laser có thể được thực hiện một cách an toàn với một loại laser phù hợp, ví dụ laser Nd-Yag và laser Diode. Có nhiều loại laser có thể khiến làn da tối màu bị xỉn màu vĩnh viễn, vì vậy hãy thảo luận về điều này với bác sĩ trước khi điều trị.
Lời khuyên: nếu bạn đang mang thai thì không nên triệt lông bằng laser vì vẫn chưa có đủ bằng chứng về ảnh hưởng của quy trình này đến thai nhi. Trong quá trình cho con bú, sự thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến kiểu mọc lông của bạn, và tình trạng lông mọc quá nhiều cuối cùng sẽ tự hết. Tốt nhất là nên đợi đến khi cai sữa mới bắt đầu một liệu trình triệt lông bằng laser.
Hầu hết các bác sĩ da liễu và các chuyên gia y tế đều khuyên nên ngừng tẩy hoặc nhổ lông mà bạn muốn triệt trong vòng 2 đến 6 tuần trước buổi điều trị, mặc dù vậy cạo lông thì vẫn được. Trong 24 giờ trước khi điều trị hãy cạo sạch vùng lông có ý định chiếu laser bằng một lưỡi dao thật sạch và mới. Điều này sẽ giúp ánh sáng laser đi vào gốc nang lông mà không bị mất năng lượng do thân lông hấp thụ. Mặt khác, lông còn lởm chởm có thể sẽ hấp thụ tia laser và tăng nguy cơ bị bỏng da, vì vậy việc tính toán thời gian cạo phù hợp là yếu tố then chốt.
Bạn cũng nên tránh tiếp xúc với tia UV trong tháng trước khi điều trị, bao gồm cả tránh nằm giường tắm nắng và bôi dưỡng thể làm nâu da. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc tiếp xúc với tia UV trong giường tắm nắng trước khi điều trị có thể dẫn đến bị phồng rộp, rối loạn sắc tố da hoặc để lại sẹo. Bởi vì ánh sáng laser được hấp thụ bởi sắc tố ở trong nang lông hoặc ở trong da.
Triệt lông bằng laser có thể gây khó chịu ở một số người. Tránh dùng caffein vào ngày điều trị nếu bạn dễ lo lắng, và hẹn lịch khác nếu bạn bị ốm vì ốm có thể khiến bạn dễ cảm thấy đau hơn.
Mỗi phiên có thể mất đến 1 giờ đồng hồ tùy thuộc vào kích thước vùng điều trị. Những khu vực nhỏ hơn như lông mép, tai, cằm có thể được điều trị trong chưa đến 1 phút, trong khi những khu vực rộng hơn như lưng hoặc chân có thể mất đến 1 giờ đồng hồ.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ xác định loại laser phù hợp nhất với màu da và màu tóc cũng như mục tiêu của bạn. Hãy nói cho họ biết bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng cũng như bất kỳ tình trạng y tế nào đang gặp phải.
Thiết bị laser sẽ được điều chỉnh theo màu da và độ dày của lông. Bạn sẽ cần đeo một dụng cụ chuyên biệt để bảo vệ mắt để tia laser không làm tổn hại đến mắt. Bác sĩ cũng có thể bôi gel lạnh hoặc dùng thiết bị làm mát để bảo vệ da bạn và giúp tia laser thâm nhập vào trong da. Sau đó bạn sẽ được test thử chiếu xung ánh sáng vào vùng điều trị và bác sĩ kiểm tra lại vùng đó trong vài phút để xem có bất kỳ phản ứng bất lợi nào không.
Trong quá trình điều trị, tia laser sẽ phát ra một chùm ánh sáng hội tụ để phá hủy nang lông và ngăn chúng phát triển trở lại. Mặc dù bác sĩ cẩn thận xử lý riêng biệt từng vùng nhỏ một, nhưng bạn vẫn có thể thấy hơi khó chịu, giống như bị châm kim ấm hoặc bị bắn vào da khi laser chiếu vào da.
Khi thực hiện xong bạn có thể sẽ được phát túi chườm đá và kem chống viêm để giúp giảm sưng và làm dịu kích ứng.
Khi quy trình triệt lông bằng laser được thực hiện ở chế độ cài đặt phù hợp với loại da của bạn thì có rất ít tác dụng phụ xảy ra. Hiện tượng sưng phù quanh nang lông (tình trạng kích ứng trông như các vết sưng nhỏ) có thể xảy ra nhưng chỉ là tạm thời. Bạn cũng có thể nhìn thấy da hơi đỏ giống như bị cháy nắng nhưng điều này cũng tạm thời. Rất hiếm khi bị phồng rộp da, và thường chỉ xảy ra ở da nâu hoặc nâu vàng nhạt.
Nếu thiết bị được sử dụng không chính xác bởi một người thiếu kinh nghiệm thì có thể xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như bỏng, tăng sắc tố, mất sắc tố và để lại sẹo.
Trong 1 hoặc 2 ngày sau đó vùng da được điều trị có thể trông và có cảm giác như bị cháy nắng, vì vậy bạn có thể cần đắp túi chườm mát hoặc bôi kem dưỡng ẩm dịu nhẹ. Nếu triệt lông ở vùng mặt, vào ngày hôm sau là bạn có thể trang điểm, trừ trường hợp da có cảm giác bị kích ứng.
Bạn sẽ bắt đầu thấy lông rụng trong vòng 3 tuần, và từ đó nếu tiếp tục liệu trình bạn sẽ thấy kết quả đầy đủ sau 8 lần điều trị. Theo bác sĩ Tâm, bạn có thể hi vọng giảm được 70% lông một khi đã hoàn tất liệu trình điều trị (thường từ 6 đến 8 lần). Ngoài ra có thể cần điều trị lặp lại để triệt bỏ những lông mọc lại và duy trì kết quả.
Mặc dù triệt lông bằng laser sẽ giảm thiểu sự phát triển của lông nhưng trong mọi trường hợp nó không loại bỏ vĩnh viễn được lông; số lần cần điều trị sẽ phụ thuộc vào chu kỳ phát triển lông, vị trí điều trị và đặc điểm di truyền riêng của bạn.
Có rất nhiều yếu tố quyết định đến chi phí triệt lông bằng laser: loại và màu lông, kích thước vùng điều trị, số lần điều trị cần thiết. Thường thì khách hàng sẽ cần thực hiện nhiều lần điều trị, khoảng từ 5 đến 8 lần, tùy vào vùng điều trị và độ dài của chu kỳ mọc lông.
Nếu lông có màu vàng, xám, hoặc đỏ, bạn sẽ muốn cân nhắc thực hiện phương pháp điện phân để thay thế. Hiện tại không có loại laser nào trên thị trường có thể triệt lông màu vàng, xám hoặc đỏ. Tuy nhiên phương pháp điện phân lại có thể triệt lông vĩnh viễn cho bất kỳ màu lông nào. Trong quá trình điện phân, một đầu dò nhỏ bằng kim loại sẽ được cắm vào từng nang lông và truyền đi xung điện để phá hủy chân lông này, ngăn chặn không cho mọc lại. Bệnh nhân thường cần thực hiện vài lần điều trị mỗi tuần một lần để đạt kết quả triệt lông lâu dài.
Nếu bạn muốn triệt lông trên mặt thì điện phân là một lựa chọn phù hợp cho bất kỳ màu da nào. Các bác sĩ thường đề nghị thực hiện điện phân khi bệnh nhân có những sợi lông rõ ràng ở một khu vực nhỏ trên mặt, như ở lông mày hoặc đường viền chân tóc, và muốn loại bỏ chúng đi.
IPL (công nghệ ánh sáng xung cường độ cao) là một phương pháp thay thế phổ biến khác để triệt lông. Bạn sẽ cần nhiều buổi điều trị (từ 6 đến tối đa là 12 buổi) và cũng cần điều trị lặp lại giống như các quy trình triệt lông bằng laser khác. Điểm khác biệt đó là IPL truyền đi năng lượng ánh sáng phổ rộng có thể nhìn thấy được ở nhiều bước sóng, vì thế nó có thể nhắm mục tiêu vào một vùng lông rộng. Trong khi đó các loại laser chỉ nhắm vào từng sợi lông một.
Tìm chúng tôi trên:-
-