1

Xét nghiệm lựa chọn đơn vị máu phù hợp (kỹ thuật gelcard) - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

I. NGUYÊN LÝ

Kỹ thuật dựa trên nguyên lý của phản ứng ngưng kết cột gel. Tiến hành lựa chọn 10 đơn vị máu cùng nhóm hệ ABO, Rh(D) với người bệnh và làm phản ứng hòa hợp ở 3 điều kiện 22oC, 37oC và kháng globulin người (AHG) bằng kỹ thuật gelcard để lựa chọn đơn vị máu hòa hợp nhất truyền cho người bệnh .

II. CHỈ ĐỊNH

Xét nghiêm lựa chọn đơn vị máu phù hợp được chỉ định trong trường hợp:

  •  Người bệnh có kết quả phản ứng hòa hợp dương tính;
  •  Người bệnh thiếu máu tan máu miễn dịch;
  •  Người bệnh có kháng thể bất thường.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sỹ, cử nhân, kỹ thuật viên, điều dưỡng trung học.

2. Phương tiện - Hóa chất

2.1. Trang thiết bị

Máy ủ, máy ly tâm, máy đọc gelcard chuyên dụng; Máy ly tâm ống thẳng có số vòng và thời gian chính xác để ly tâm ống máu; Tủ lạnh đựng sinh

phẩm...

2.2. Dụng cụ

Ống nghiệm thuỷ tinh: 12x75 mm; giá cắm ống nghiệm; khay men hình chữ nhật: 25x30 cm; bút marker; pipet nhựa; pipet tự động; đầu côn các loại;

hộp đựng đầu côn; giá đỡ gelcard...

2.3. Vật tư tiêu hao

Sổ ghi kết quả; Phiếu xét nghiệm định nhóm máu; mũ giấy; khẩu trang; găng tay; quần áo công tác...

2.4. Thuốc thử và hoá chất

Tấm gelcard nước muối và tấm gelcard AHG loại IgG, dung dịch để pha hồng cầu (đệm LISS).

2.5. Mẫu máu để chọn đơn vị máu phù hợp

  • Mẫu máu người bệnh: 10 ml máu tĩnh mạch không chống đông và 2 ml máu tĩnh mạch có chống đông bằng EDTA;
  • Mẫu máu của 10 đơn vị máu sẽ được chọn có cùng nhóm hệ ABO, Rh (D) với người bệnh.

3. Thời gian làm xét nghiệm: 60 phút.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất, sinh phẩm, trang thiết bị trước khi làm xét nghiệm.

2. Nhận mẫu máu và phiếu yêu cầu lựa chọn đơn vị máu phù hợp: Kiểm tra và đối chiếu các thông tin trên mẫu máu của người bệnh với phiếu xét nghiệm yêu cầu chọn máu. Kiểm tra về số lượng và chất lượng mẫu máu của người bệnh, đơn vị túi máu. Kiểm tra mẫu máu của 10 đơn vị máu: Mẫu máu không bị đông dây, không bị vỡ hồng cầu.

3. Tiến hành xét nghiệm lựa chọn đơn vị máu phù hợp

3.1. Tiến hành chọn đơn vị máu phù hợp ở điều kiện ở 220C

Bước 1: Ly tâm ống máu không chống đông của người bệnh với tốc độ 2000 vòng/phút trong vòng 3 phút để tách huyết thanh;

Bước 2: Chọn 10 đơn vị khối hồng cầu của người cho phù hợp nhóm máu hệ ABO và Rh (D) với người bệnh để tiến hành chọn máu cho người bệnh;

Bước 3: Chuẩn bị 10 ống nghiệm sạch, khô, ghi đầy đủ thông tin của từng đơn vị máu của người cho lên ống nghiệm để lấy hồng cầu từ dây túi máu của

từng đơn vị túi máu;

Bước 4: Pha hồng cầu của 10 đơn vị máu 0,8% bằng cách:

  • Nhỏ 1000 μl đệm LISS để pha loãng hồng cầu vào 10 ống nghiệm đã được ghi nhãn theo thứ tự từ 1 đến 10;
  • Thêm 10 μl hồng cầu khối của từng đơn vị túi máu vào các ống nghiệm thích hợp đã được ghi nhãn;
  • Trộn đều.

Bước 5: Ghi đầy đủ thông tin của người bệnh và các đơn vị máu của người cho lên tấm gelcard nước muối;

Bước 6: Mở tấm bảo vệ phủ lên các cột gel theo đúng quy định;

Bước 7: Nhỏ 50 μl dung dịch hồng cầu của đơn vị túi máu 0,8% đã chuẩn bị ở trên vào giếng gelcard đã ghi thông tin tương ứng với đơn vị túi máu;

Bước 8: Thêm 25 μl huyết thanh người bệnh vào các giếng gelcard trên.

Bước 9: Ủ tấm gelcard ở nhiệt độ phòng trong vòng 15 phút;

Bước 10: Ly tâm tấm glcard bằng máy ly tâm gelcard chuyên dụng trong vòng 10 phút;

Bước 11: Đọc kết quả trên máy đọc chuyên dụng và theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm;

Bước 12: Lưu file kết quả vào phần mềm máy tính chuyên dụng và ghi kết quả vào sổ chọn máu.

3.2. Tiến hành chọn đơn vị máu phù hợp ở điều kiện 370C và kháng globulin người

  • Bước 1: Ghi đầy đủ thông tin của người bệnh và các đơn vị máu của người cho lên tấm gelcard AHG loại IgG;
  • Bước 2: Mở tấm bảo vệ phủ lên các cột gel theo đúng quy định;
  • Bước 3: Nhỏ 50 μl dung dịch hồng cầu của đơn vị túi máu 0,8% đã chuẩn bị ở trên vào giếng gelcard đã ghi thông tin tương ứng với đơn vị túi máu;
  • Bước 4: Thêm 25 μl huyết thanh người bệnh vào các giếng gelcard trên.
  • Bước 5: Ủ tấm gelcard ở 37oC trong vòng 15 phút bằng máy ủ gelcard chuyên dụng;
  • Bước 6: Ly tâm gelcard bằng máy ly tâm chuyên dụng trong 10 phút.
  • Bước 7: Đọc kết quả trên máy đọc chuyên dụng và theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm.
  • Bước 8: Lưu file kết quả vào phần mềm máy tính chuyên dụng và ghi kết quả vào sổ chọn máu.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

  • Chọn được đơn vị máu hòa hợp: Khi kết quả phản ứng hòa hợp giữa huyết thanh người bệnh với hồng cầu của đơn vị máu âm tính ở cả 3 điều kiện, nhiệt độ (22oC, 37oC và kháng globulin người);
  • Không chọn được đơn vị máu hòa hợp: Khi kết quả phản ứng hòa hợp giữa huyết thanh người bệnh với hồng cầu của đơn vị máu dương tính với cả 10 đơn vị máu được chọn ở 1 trong 3 điều kiện, 2 trong 3 điều kiện hoặc cả 3 điều kiện, nhiệt độ (22oC, 37oC và kháng globulin người).

Những điểm cần chú ý khi làm xét nghiệm:

  •  Thực hiện kiểm chứng theo quy định của thông tư 26/ 2013/TT- BYT về “Hướng dẫn hoạt động truyền máu” [4];
  •  Đọc kỹ và tuân thủ đúng các bước tiến hành kỹ thuật theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm hiện đang sử dụng;
  •  Cần thực hiện kỹ thuật lựa chọn đơn vị máu phù hợp sớm sau khi lấy mẫu máu xét nghiệm của người bệnh;
  •  Mẫu máu sau khi thực hiện kỹ thuật chọn đơn vị máu hòa hợp phải được lưu giữ theo đúng quy định.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm lựa chọn đơn vị máu phù hợp (kỹ thuật ống nghiệm) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu trực tiếp và gián tiếp bằng kỹ thuật flow cytometry - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Quy trình xác nghiệm gen bằng kỹ thuật cIg FISH - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm gen bằng kỹ thuật FISH với tiêu bản Parafin - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm virus ZIka bằng kỹ thuật PCR - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Xét nghiệm sàng lọc các rối loạn di truyền
Xét nghiệm sàng lọc các rối loạn di truyền

Sàng lọc là một xét nghiệm được thực hiện để xem bạn hoặc bạn tình có mang đột biến di truyền có thể gây rối loạn di truyền nghiêm trọng ở em bé hay không

Làm thế nào để chọn được loại gel bôi trơn phù hợp nhất?
Làm thế nào để chọn được loại gel bôi trơn phù hợp nhất?

Hiện nay trên thị trường có vô số sản phẩm bôi trơn khác nhau nên việc chọn ra một loại phù hợp sẽ khá khó khăn đối với những người chưa có kinh nghiệm.

Thiếu máu do thiếu sắt: Đọc hiểu kết quả xét nghiệm
Thiếu máu do thiếu sắt: Đọc hiểu kết quả xét nghiệm

Hãy nghiên cứu để đọc hiểu các xét nghiệm máu, giúp chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt.

Bà bầu bị HIV ảnh hưởng như nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Bà bầu bị HIV ảnh hưởng như nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Nếu đang điều trị ARV, bạn có thể sinh con bằng đường âm đạo. Lựa chọn sinh con đường âm đạo phụ thuộc vào lượng HIV trong máu của bạn vào cuối kỳ mang bầu.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  812 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  706 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  995 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

Thử nghiệm về độ an toàn của vắc xin đã đủ nghiêm ngặt chưa?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  687 lượt xem

- Bác sĩ cho hỏi những thử nghiệm về độ an toàn của vắc xin đã đủ nghiêm ngặt chưa ạ? Các quy trình để đo độ an toàn của vắc xin là gì ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  626 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây