1

Xét nghiệm lựa chọn đơn vị máu phù hợp (kỹ thuật ống nghiệm) - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

I. NGUYÊN LÝ

Kỹ thuật được dựa trên nguyên lý của phản ứng ngưng kết. Tiến hành lựa chọn 10 đơn vị máu cùng nhóm hệ ABO, Rh (D) với người bệnh và làm phản ứng hòa hợp ở điều kiện 22oC, 37oC và kháng globulin người (AHG), lựa chọn được đơn vị máu hòa hợp nhất để truyền cho người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh có kết quả phản ứng hòa hợp dương tính;
  •  Người bệnh thiếu máu tan máu miễn dịch;
  •  Người bệnh có kháng thể bất thường.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sỹ, cử nhân, kỹ thuật viên, điều dưỡng trung học.

2. Phương tiện

2.1. Trang thiết bị:

Máy ly tâm thường có số vòng chính xác; kính hiển vi; bình cách thủy; tủ lạnh...

2.2. Dụng cụ:

Ống nghiệm thuỷ tinh (12x75mm); giá cắm ống nghiệm; khay men hình chữ nhật (25x30 cm); cốc thuỷ tinh có mỏ loại 500 ml; bút maker; pipet nhựa;

bơm kim tiêm; ống nghiệm nhựa chống đông và không chống đông...

2.3. Vật tư tiêu hao:

Sổ chọn máu; phiếu yêu cầu chọn máu của bác sỹ lâm sàng; mũ giấy; khẩu trang; găng tay; quần áo công tác...

2.4. Thuốc thử và hoá chất:

Kháng globulin người loại IgG; hồng cầu chứng; nước muối sinh lý 0,9%.

2.5. u máu:

  • Mẫu máu người bệnh: 10 ml máu tĩnh mạch không chống đông và 2 ml máu tĩnh mạch có chống đông bằng EDTA;
  • Mẫu máu của 10 đơn vị máu sẽ được chọn có cùng nhóm hệ ABO, Rh (D) với người bệnh.

3. Thời gian làm xét nghiệm: 60 phút

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất, sinh phẩm, trang thiết bị đầy đủ trước khi làm xét nghiệm.

2. Nhận mẫu máu và phiếu yêu cầu lựa chọn đơn vị máu phù hợp: Kiểm tra và đối chiếu các thông tin trên mẫu máu của người bệnh với phiếu xét nghiệm yêu cầu chọn máu. Kiểm tra về số lượng và chất lượng mẫu máu của người bệnh. Kiểm tra mẫu máu của 10 đơn vị máu: Các mẫu máu của đơn vị máu phải đảm bảo không bị đông dây, không bị vỡ hồng cầu.

3. Tiến hành xét nghiệm chọn đơn vị máu phù hợp cho người bệnh

3.1. Tiến hành chọn đơn vị máu phù hợp ở điều kiện 22oC

  • Bước 1: Ly tâm ống máu không chống đông của người bệnh với tốc độ 2000 vòng/phút trong vòng 3 phút để tách huyết thanh;
  • Bước 2: Chọn 10 đơn vị khối hồng cầu của người cho phù hợp nhóm máu hệ ABO và Rh(D) với người bệnh;
  • Bước 3: Chuẩn bị 10 ống nghiệm sạch, khô, ghi đầy đủ thông tin của từng đơn vị máu của người cho lên ống nghiệm để lấy hồng cầu từ dây túi máu của từng đơn vị túi máu;
  • Bước 4: Pha hồng cầu người cho 5% trong môi trường nước muối sinh lý (1 thể tích hồng cầu khối của người cho và 19 thể tích nước muối sinh lý);
  • Bước 5: Chuẩn bị 10 ống nghiệm sạch, khô, ghi nhãn với đầy đủ thông tin của người bệnh và đơn vị túi máu;
  • Bước 6: Nhỏ 1 thể tích hồng cầu của người cho 5% lần lượt vào các ống nghiệm tương ứng đã được ghi nhãn ở trên;
  • Bước 7: Thêm 2 thể tích huyết thanh người bệnh lần lượt vào các ống nghiệm trên và trộn đều;
  • Bước 8: Ly tâm các ống nghiệm trên với tốc độ 1000 vòng/phút trong vòng 20 giây;
  • Bước 9: Đọc kết quả bằng mắt thường và kính hiển vi;
  • Bước 10: Ghi kết quả vào sổ chọn máu.

3.2. Tiến hành chọn đơn vị máu phù hợp ở điều kiện 37oC và AHG

  • Bước 1: Chuẩn bị 10 ống nghiệm sạch, khô, ghi nhãn với đầy đủ thông tin của người bệnh và người hiến máu;
  • Bước 2: Nhỏ 1 thể tích hồng cầu của người cho 5% lần lượt vào các ống nghiệm tương ứng với đơn vị túi máu đã được chuẩn bị ở trên;
  • Bước 3: Thêm 2 thể tích huyết thanh người bệnh lần lượt vào các ống nghiệm trên và trộn đều;
  • Bước 4: Ủ các ống nghiệm trên ở bình cách thủy 370C trong vòng 30 phút, nếu thêm 2 giọt đệm LISS vào ống nghiệm trước khi ủ thì thời gian ủ được rút ngắn chỉ còn 15 phút;
  • Bước 5: Sau khi ủ, ly tâm các ống nghiệm trên với tốc độ 1000 vòng/phút trong vòng 20 giây;
  • Bước 6: Đọc kết quả chọn máu ở điều kiện 37oC bằng mắt thường và kính hiển vi;
  • Bước 7: Ghi kết quả chọn máu ở điều kiện 37oC vào sổ chọn máu;
  • Bước 8: Sau khi đọc kết quả ở nhiệt độ 37oC, tiếp tục rửa hồng cầu trong các ống nghiệm trên 3 lần bằng dung dịch nước muối sinh lý, lấy kiệt dịch nổi sau m i lần rửa;
  • Bước 9: Kết thúc lần rửa cuối, nhỏ 2 giọt AHG vào mười ống nghiệm trên;
  • Bước 10: Ly tâm các ống nghiệm trên với tốc độ 1.000 vòng/phút trong vòng 20 giây;
  • Bước 11: Đọc kết quả bằng mắt thường và kính hiển vi. Đọc kết quả theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm;
  • Bước 12: Nhỏ 1 giọt hồng cầu chứng vào tất cả những ống nghiệm cho kết quả âm tính ở trên (để kiểm chứng chất lượng của kháng globulin người), trộn đều, ly tâm với tốc độ 1.000 vòng/phút trong vòng 20 giây. Đọc kết quả bằng mắt thường và kính hiển vi, kết quả phải dương tính với mức độ từ 1+ đến 2+, nếu ống nghiệm nào cho kết quả âm tính thì phải lặp lại xét nghiệm từ bước 1 của phần 3.2.
  • Bước 13: Ghi kết quả chọn máu vào sổ chọn máu.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

  •  Chọn được đơn vị máu hòa hợp: Khi kết quả phản ứng hòa hợp giữa huyết thanh người bệnh với hồng cầu của đơn vị máu âm tính ở cả 3 điều kiện, nhiệt độ (22oC, 37oC và kháng globulin người);
  •  Không chọn được đơn vị máu hòa hợp: Khi kết quả phản ứng hòa hợp giữa huyết thanh người bệnh với hồng cầu của đơn vị máu dương tính với cả 10 đơn vị máu được chọn ở 1 trong 3, 2 trong 3 hoặc cả 3 điều kiện, nhiệt độ (22oC, nhiệt độ 37oC và kháng globulin người).

Những điểm cần chú ý khi làm xét nghiệm:

  •  Thực hiện kiểm chứng theo quy định của thông tư 26/ 2013/TT- BYT về “Hướng dẫn hoạt động truyền máu” [4].
  •  Đọc kỹ và tuân thủ đúng các bước tiến hành kỹ thuật theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm hiện đang sử dụng.
  •  Cần thực hiện kỹ thuật lựa chọn đơn vị máu phù hợp sớm sau khi lấy mẫu máu xét nghiệm của người bệnh.
  •  Mẫu máu sau khi thực hiện kỹ thuật chọn đơn vị máu hòa hợp phải được lưu giữ theo đúng quy định.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm lựa chọn đơn vị máu phù hợp (kỹ thuật gelcard) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu trực tiếp và gián tiếp bằng kỹ thuật flow cytometry - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Quy trình xác nghiệm gen bằng kỹ thuật cIg FISH - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm gen bằng kỹ thuật FISH với tiêu bản Parafin - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm virus ZIka bằng kỹ thuật PCR - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Xét nghiệm sàng lọc các rối loạn di truyền
Xét nghiệm sàng lọc các rối loạn di truyền

Sàng lọc là một xét nghiệm được thực hiện để xem bạn hoặc bạn tình có mang đột biến di truyền có thể gây rối loạn di truyền nghiêm trọng ở em bé hay không

Thiếu máu do thiếu sắt: Đọc hiểu kết quả xét nghiệm
Thiếu máu do thiếu sắt: Đọc hiểu kết quả xét nghiệm

Hãy nghiên cứu để đọc hiểu các xét nghiệm máu, giúp chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt.

Mang thai nguy cơ cao: đối phó với các cuộc hẹn thăm khám và xét nghiệm bổ sung
Mang thai nguy cơ cao: đối phó với các cuộc hẹn thăm khám và xét nghiệm bổ sung

Khi bạn có thai kỳ nguy cơ cao, bạn sẽ cần thêm các cuộc thăm khám thai để kiểm soát tình trạng. Và càng nhiều xét nghiệm, càng nhiều cuộc hẹn càng có nghĩa là bạn phải đối mặt với nhiều căng thằng.

Bé bị cảm lạnh hay bị bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?
Bé bị cảm lạnh hay bị bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?

Khó có thể phân biệt được giữa “cảm lạnh thông thường” – bệnh có thể khiến bé mệt nhưng không nguy hiểm – với các chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

Các thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em và gia đình
Các thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em và gia đình

Thử nghiệm lâm sàng là gì? Các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành như nào? Rủi ro và lợi ích của các thử nghiệm lâm sàng là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc về việc thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em và gia đình.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  995 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

Thử nghiệm về độ an toàn của vắc xin đã đủ nghiêm ngặt chưa?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  687 lượt xem

- Bác sĩ cho hỏi những thử nghiệm về độ an toàn của vắc xin đã đủ nghiêm ngặt chưa ạ? Các quy trình để đo độ an toàn của vắc xin là gì ạ?

Phiếu xét nghiệm máu của bà bầu như này có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2270 lượt xem

Em mới làm xét nghiệm, và nhận được kết quả như thế này. Em thai 20 tuần. Bác sĩ xem giúp em có ảnh hưởng gì nhiều không ạ? Và em cần làm gì để cải thiện vấn đề này! Và nếu phải xét nghiệm thì bao lâu em xét nghiệm lại được?

Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2607 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Xét nghiệm Down cần xin tư vấn
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  481 lượt xem

Bác sĩ cho em hỏi làm xét nghiệm dowtes cặp gen 21 có kết quả là 179/1 và độ mờ da gáy là 1.2 mm thì nguy cơ bé bị dow có cao không, còn 2 cặp 18 và 13 là bình thường xin tư vấn của bác sĩ ạ.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây