Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis - RA) là một loại bệnh tự miễn gây đau đớn và tổn hại đến các khớp xương ở khắp cơ thể.
Bệnh này thường ảnh hưởng đến các khớp ở cả hai bên cơ thể. Có nghĩa là nếu có một khớp xương bị viêm ở một cánh tay hoặc chân thì vị trí khớp đó ở cánh tay hoặc chân bên kia cũng sẽ bị tình trạng tương tự. Đây là một cách để phân biệt viêm khớp dạng thấp với các loại viêm khớp khác, chẳng hạn như thoái hóa khớp.
Các phương pháp điều trị cho hiệu quả cao nhất khi được thực hiện từ sớm. Do đó nhận biết các dấu hiệu và chẩn đoán sớm là điều rất cần thiết. Dưới đây là những điều mà bạn cần biết về viêm khớp dạng thấp.
Các loại viêm khớp dạng thấp:
Tìm hiểu thêm về các loại viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính (Seropositive RA) là loại viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất và có thể di truyền. Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính có các triệu chứng nghiêm trọng hơn viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính.
Các triệu chứng thường gặp:
Viêm khớp dạng thấp không phải lúc nào cũng chỉ xảy ra ở các khớp xương. Đôi khi, những người bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính còn bị viêm ở mắt, tuyến nước bọt, dây thần kinh, thận, phổi, tim, da và mạch máu.
Viêm khớp ở bàn tay là tình trạng có triệu chứng ban đầu là cảm giác nóng rát nhẹ ở vùng quanh các khớp bàn tay, thường xảy ra vào cuối ngày. Dần dần, tay sẽ cảm thấy đau dù không hề cử động. Nếu không điều trị, cơn đau sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Các triệu chứng khác còn có:
Khi sụn khớp bị bào mòn, bàn tay sẽ biến dạng. Nếu sụn bị phá hủy hoàn toàn, bạn sẽ còn cảm nhận thấy đầu xương bị chà xát và có tiếng lạo xạo ở các khớp bàn tay hay ngón tay.
Khi bệnh tiến triển nặng, cổ tay và xung quanh khớp bàn tay sẽ còn hình thành nên những túi chứa dịch hay u nang bao hoạt dịch. Những u nang này có thể gây ra biến chứng và đôi khi còn làm đứt gân.
Một số trường hợp còn bị hình thành gai xương ở các khớp bị viêm. Dần dần, gai xương sẽ khiến cho việc cử động bàn tay ngày càng khó khăn.
Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp ở bàn tay thì có thể thử một số bài tập để duy trì chuyển động và chức năng của tay.
Khi được kết hợp cùng các phương pháp điều trị khác, các bài tập này sẽ giúp giảm viêm và ngăn chặn tốc độ tiến triển của bệnh.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính được nhận biết bằng triệu chứng viêm và đau khớp.
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra trên toàn cơ thể, gồm có:
Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng tùy từng người nhưng khi thấy hiện tượng bất thường, dù chỉ ở mức nhẹ thì cũng không được coi thường mà nên đi khám bác sĩ. Việc nhận biết các dấu hiệu ban đầu của viêm khớp dạng thấp sẽ giúp quá trình điều trị được bắt đầu ngay từ sớm.
Viêm khớp dạng thấp biểu hiện rõ nhất ở bàn tay và bàn chân, đặc biệt là khi bệnh không được điều trị và tiến triển nặng.
Sưng ngón tay, cổ tay, đầu gối, mắt cá chân và ngón chân là những triệu chứng rất phổ biến khi bị viêm khớp dạng thấp. Tổn thương dây chằng và sưng ở chân sẽ gây khó khăn cho việc đi lại.
Nếu không điều trị, viêm khớp dạng thấp sẽ khiến cho bàn tay và chân biến dạng nghiêm trọng.
Ngoài ra, bàn chân còn có thể xuất hiện các vết loét, cong vẹo và vết chai.
Các cục cứng, được gọi là các nốt thấp, có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào có khớp bị viêm trên cơ thể. Các nốt thấp có nhiều kích cỡ khác nhau, từ chỉ rất nhỏ cho đến kích cỡ lớn như quả bóng bàn hoặc thậm chí lớn hơn và có thể xuất hiện thành cụm.
Xem thêm: Ảnh chụp nốt thấp và các dấu hiệu khác của viêm khớp dạng thấp
Đến nay, nguyên nhân chính xác gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định rõ nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc kích hoạt bệnh khởi phát.
Các yếu tố này gồm có:
Đọc thêm: Các yếu tố rủi ro và yếu tố kích hoạt viêm khớp dạng thấp
Quá trình chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thường mất khá nhiều thời gian vì cần tiến hành nhiều phương pháp xét nghiệm để xác nhận kết quả thăm khám lâm sàng ban đầu.
Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của bạn rồi tiến hành thăm khám lâm sàng, gồm các bước:
Vì không thể chẩn đoán viêm khớp dạng thấp chỉ bằng một phương pháp đơn lẻ nên bác sĩ sẽ phải thực hiện một số quy trình khác nhau.
Bạn sẽ được xét nghiệm máu để tìm ra một số loại kháng thể hoặc kiểm tra nồng độ của một số chất như chất gây phản ứng pha cấp (acute phase reactant) – một chất tăng cao khi bị viêm. Đây là một dấu hiệu chỉ ra viêm khớp dạng thấp.
Ngoài ra còn cần đến các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để xác định xem khớp có bị tổn thương hay không và mức độ tổn thương đến đâu. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh gồm có:
Tìm hiểu thêm về quá trình chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Cần làm một số xét nghiệm máu để chẩn đoán một người có bị viêm khớp dạng thấp hay không. Những xét nghiệm này gồm có:
Tìm hiểu thêm về các xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Đến nay vẫn chưa có cách để trị khỏi viêm khớp dạng thấp nhưng vẫn có những phương pháp để kiểm soát tình trạng bệnh và làm dịu các triệu chứng.
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay đều tập trung vào mục đích kiểm soát cơn đau và phản ứng viêm, thậm chí còn giúp triệu chứng thuyên giảm đáng kể. Việc giảm viêm sẽ giúp ngăn khớp và nội tạng bị tổn thương thêm.
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp gồm có:
Bác sĩ sẽ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi người. Các phương pháp điều trị này đều giúp người bị viêm khớp sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ biến chứng về lâu dài.
Tìm hiểu chi tiết về các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp
Có nhiều loại thuốc được dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Một số loại có tác dụng giảm đau và viêm trong khi một số lại giúp hạn chế các cơn đau bùng phát và giảm thiểu tổn thương khớp.
Các loại thuốc không kê đơn thường được dùng để làm dịu triệu chứng đau và viêm khi bệnh viêm khớp dạng thấp bùng phát gồm có:
Các loại thuốc có tác dụng làm giảm tổn thương do viêm khớp dạng thấp gây ra:
Bên cạnh dùng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà khác để cải thiện chất lượng sống khi bị viêm khớp dạng thấp. Các biện pháp này gồm có tập thể dục, nghỉ ngơi và dùng các thiết bị hỗ trợ.
Tập thể dục
Các bài tập cường độ thấp giúp cải thiện phạm vi chuyển động của các khớp xương và tăng khả năng vận động. Tập thể dục còn giúp tăng cường các cơ, từ đó giúp giảm áp lực cho các khớp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử các bài tập yoga nhẹ nhàng để khôi phục sức khỏe và sự linh hoạt cho cơ thể.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Khi bị viêm khớp, bạn nên điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi và vận động dựa trên tình hình sức khỏe. Nên nghỉ ngơi nhiều hơn khi cơn đau bùng phát và khi triệu chứng thuyên giảm thì có thể tăng vận động trở lại. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc cũng là cách giúp giảm viêm, đau nhức và tình trạng mệt mỏi.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm lạnh là cách hiệu quả để giảm sưng viêm, đau nhức và chống co thắt cơ.
Ngoài chườm lạnh, bạn có thể chườm nóng để giảm hiện tượng cứng khớp.
Các thiết bị hỗ trợ
Những người bị viêm khớp có thể cần dùng đến các loại thiết bị hỗ trợ ví dụ như nẹp để giữ khớp cố định ở vị trí nghỉ ngơi và giảm viêm.
Bên cạnh đó cũng có thể dùng gậy chống hoặc nạng để hỗ trợ việc đi lại. Nên lắp thêm thanh vịn trong phòng tắm và dọc theo cầu thang để tránh trượt ngã.
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên theo một chế độ ăn chống viêm để cải thiện các triệu chứng. Chế độ ăn này gồm có các loại thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 như:
Các chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E và selen cũng có tác dụng giảm viêm. Một số loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa:
Bạn cũng nên bổ sung nhiều chất xơ vì theo một số nghiên cứu, chất xơ giúp làm giảm các phản ứng viêm và từ đó giảm nồng độ protein phản ứng C. Ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và trái cây tươi là những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao.
Các loại thực phẩm có chứa flavonoid cũng đem lại hiệu quả chống viêm trong cơ thể. Nhóm thực phẩm này gồm có:
Các sản phẩm từ đậu nành, như đậu phụ hay nước đậu
Ngoài những thực phẩm cần bổ sung, bạn cũng phải lưu ý các loại thực phẩm cần tránh. Nên để ý theo dõi những loại thực phẩm nào gây ra các cơn đau nhức để hạn chế hoặc loại bỏ ra khỏi chế độ ăn hàng ngày. Các loại thực phẩm này thường là đồ ăn chứa carbohydrate chế biến, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Giống như viêm khớp dạng thấp, những người bị thoái hóa khớp (viêm xương khớp) cũng gặp hiện tượng đau và cứng khớp khiến cho việc đi lại, vận động trở nên khó khăn.
Thoái hóa khớp cũng gây hiện tượng sưng khớp sau khi phải hoạt động nhiều nhưng bệnh này lại không gây viêm và do đó không khiến vùng xung quanh khớp bị đỏ như viêm khớp dạng thấp.
Một điểm khác biệt nữa là bệnh thoái hóa khớp không phải bệnh tự miễn mà là tình trạng bào mòn tự nhiên của các khớp do lão hóa hoặc do chấn thương.
Thoái hóa khớp thường chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi nhưng vẫn có thể xảy ra những người trẻ thường xuyên thực hiện các hoạt động phải dùng nhiều đến khớp như các vận động viên hoặc người từng bị chấn thương nghiêm trọng.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn và tình trạng tổn thương khớp khi bị viêm khớp dạng thấp không phải do bào mòn thông thường mà là do cơ thể tự tấn công.
Tìm hiểu thêm về hai loại viêm khớp
Viêm khớp dạng thấp không được xếp vào nhóm các bệnh di truyền nhưng vẫn có những trường hợp cả bố (mẹ) và con cái trong gia đình đều mắc bệnh. Nguyên nhân có thể là do yếu tố môi trường, gen di truyền hoặc kết hợp cả hai.
Nếu trong gia đình bạn có thành viên bị viêm khớp dạng thấp thì nên đi khám, đặc biệt là khi phát hiện xác triệu chứng đau nhức, sưng và cứng khớp.
Có tiền sử gia đình bị viêm khớp dạng thấp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và nếu được chẩn đoán sớm, các phương pháp điều trị sẽ cho hiệu quả cao hơn.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính và hiện vẫn chưa có cách điều trị khỏi. Mặc dù vậy nhưng khi bị bệnh này, các triệu chứng thường không xuất hiện liên tục mà bùng phát theo từng đợt và theo sau lại là các giai đoạn ổn định.
Quá trình tiến triển của bệnh và mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng ở mỗi người là khác nhau. Mặc dù các triệu chứng có thể không xuất hiện trong suốt một thời gian dài nhưng các vấn đề về khớp do viêm khớp dạng thấp gây ra vẫn sẽ trở nên nặng hơn theo thời gian. Vì thế, điều trị sớm là điều rất quan trọng để trì hoãn tổn thương khớp.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc lo ngại về tình trạng xương khớp thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Tìm chúng tôi trên:-
-