1

Thiếu hụt kẽm và rối loạn cương dương

Hàm lượng kẽm thấp trong cơ thể còn là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe khác nhau
Thiếu hụt kẽm và rối loạn cương dương Thiếu hụt kẽm và rối loạn cương dương

Nội dung chính của bài viết:

  • Kẽm tham gia vào quá trình sản xuất hormone sinh dục nam testosterone. Bởi vậy nên sự thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến rối loạn cương dương.
  • Sức đề kháng kém, sụt cân, chán ăn, đi loạng choạng, không tỉnh táo, tiêu chảy là những triệu chứng thường gặp của hiện tượng thiếu kẽm.
  • Nếu bạn có bệnh về đường tiêu hóa hoặc có chế độ ăn thuần chay ít protein thì sẽ làm tăng nguy cơ thiếu kẽm.
  • Bạn có thể bổ sung kẽm bằng cách duy trì chế độ ăn đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên do vấn đề bệnh lý nào đó gây thiếu kẽm thì cần đi làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác. 
  • Kẽm phân bố khắp cơ thể, vì vậy nên rất khó để chẩn đoán thiếu kẽm nếu chỉ làm xét nghiệm máu. Nếu bạn có dấu hiệu bị rối loạn chức năng cương dương hoặc nghi ngờ mình bị thiếu kẽm thì hãy đi khám với bác sĩ.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ kẽm, testosterone và xác định có cần bổ sung kẽm để điều trị rối loạn cương dương hay không.

Rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn chức năng cương dương hay rối loạn cương dương là một trong những vấn đề về chức năng tình dục phổ biến nhất ở nam giới. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây rối loạn cương dương, từ thiếu hụt chất dinh dưỡng cho đến trầm cảm. Khi có dấu hiệu rối loạn cương dương thì cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân của vấn đề và có biện pháp điều trị. Nhiều nguyên cứu gần đây đã chỉ ra rối loạn chức năng cương dương có thể là một triệu chứng của tình trạng thiếu kẽm.

Hàm lượng kẽm thấp trong cơ thể còn là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe khác nhau. Kẽm là một khoáng chất thiết yếu mà các tế bào sử dụng để chuyển hóa chất dinh dưỡng. Chức năng miễn dịch, sự sản xuất DNA và protein cũng như là sự phân chia tế bào đều phụ thuộc vào nồng độ kẽm trong cơ thể. Kẽm còn tham gia vào quá trình sản xuất hormone sinh dục nam testosterone. Bởi vậy nên sự thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến rối loạn cương dương.

Triệu chứng và nguyên nhân thiếu hụt kẽm

Kẽm là một nguyên tố kim loại vi lượng tự nhiên trong Trái đất. Đây là chất có trong nhiều loại rau quả, thịt và hải sản với hàm lượng khác nhau. Do đó, chúng ta có thể dễ dàng bổ sung kẽm bằng một chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó mà hàm lượng kẽm giảm xuống dưới mức bình thường thì nhiều vấn đề sẽ xảy ra.

Triệu chứng

Một số triệu chứng thường gặp của tình trạnng thiếu kẽm gồm có:

  • Chậm tăng trưởng ở trẻ em
  • Sức đề kháng kém
  • Sụt cân
  • Chán ăn
  • Giảm vị giác/khứu giác
  • Đi loạng choạng
  • Không tỉnh táo
  • Tiêu chảy

Nếu không được khắc phục, tình trạng thiếu kẽm còn có thể dẫn đến rụng tóc, tổn thương mắt và da, vết thương lâu lành... Hàm lượng kẽm thấp cũng là thủ phạm trong một số trường hợp suy sinh dục và rối loạn cương dương.

Các yếu tố nguy cơ

Một số người có nguy cơ thiếu hụt kẽm cao hơn bình thường. Các vấn đề, bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ thiếu kẽm gồm có:

  • Bệnh về đường tiêu hóa
  • Rối loạn ăn uống
  • Chế độ ăn thuần chay hoặc ít protein

Ngoài ra, uống quá nhiều rượu sẽ làm giảm khả năng hấp thu kẽm của cơ thể và dẫn đến thiếu kẽm. Một số loại thuốc cũng có thể làm giảm lượng kẽm trong cơ thể, ví dụ như thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu thiazide và thuốc giảm axit dạ dày.

Thiếu kẽm và rối loạn cương dương

Một nghiên cứu vào năm 1996 đã cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa hàm lượng kẽm và mức hormone testosterone. Trong nghiên cứu này, những nam giới trẻ tuổi được ăn một chế độ ăn có chứa rất ít kẽm để cơ thể thiếu kẽm. Sau 20 tuần theo chế độ ăn này thì mức testosterone đã sụt giảm mạnh (gần 75%).

Nghiên cứu này cũng đánh giá tác dụng của việc bổ sung kẽm ở người cao tuổi và nhận thấy rằng khi hàm lượng kẽm tăng lên thì nồng độ testosterone cũng tăng gần gấp đôi. Đây là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng kẽm có tác động lớn đến sự sản sinh testosterone.

Một nghiên cứu khác đã được tiến hành vào năm 2009 để tìm ra mối liên hệ giữa kẽm và chức năng tình dục. Những người tham gia được dùng viên uống bổ sung kẽm mỗi ngày và sau một thời gian, chức năng tình dục đã tăng lên. Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận rằng ở nam giới, kẽm có tác động tích cực đến sự kích thích và khả năng duy trì sự cương cứng.

Một nghiên cứu vào năm 2013 đã chỉ ra rằng khứu giác thực sự có vai trò quan trọng đối với ham muốn tình dục, đặc biệt là ở những nam giới trẻ tuổi. Khi thiếu kẽm, khứu giác sẽ suy giảm và điều này sẽ làm giảm ham muốn. Kẽm không chỉ tác động đến nồng độ testosterone mà còn có thể làm mất khả năng phát hiện các chất tạo cảm giác kích thích, hưng phấn trong cơ thể.

Điều trị rối loạn cương dương

Không phải ai bị rối loạn cương dương cũng có mức testosterone thấp. Bệnh tim, tiểu đường, vấn đề ở hệ thần kinh, chấn thương và căng thẳng đều là những nguyên nhân gây ra vấn đề này. Tuy nhiên, suy sinh dục hay mức testosterone thấp sẽ gây rối loạn cương dương. Cả hai vấn đề này đều có liên quan đến tình trạng thiếu hụt kẽm.

Ở nam giới, nồng độ testosterone giảm tự nhiên theo tuổi tác. Ngoài ra, một số loại thuốc và bệnh lý cũng có thể làm thay đổi nồng độ testosterone, ví dụ như cường giáp hay suy giáp. Kẽm có tác động mạnh đến mức testosterone nên ở những người bị thiếu kẽm, mức testosterone thường ở mức thấp.

Dùng viên uống bổ sung kẽm là một trong các phương pháp điều trị cho những người bị rối loạn cương dương. Có thể dùng viên uống bổ sung để thay thế cho các loại thuốc điều trị rối loạn cương dương kê đơn như Viagra và Cialis hoặc cũng có thể dùng kết hợp với nhau để tăng hiệu quả. Ngoài kẽm ra thì còn có một số loại viên uống bổ sung nguồn gốc tự nhiên và thảo dược khác cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng rối loạn cương dương ví dụ như hồng sâm, L-arginine, carnitine hay DHEA.

Việc bổ sung kẽm đã được chứng minh là giúp cải thiện mức testosterone tự nhiên trong cơ thể cho những trường hợp mà nguyên nhân là do thiếu hụt kẽm. Trong khi đó, tác dụng này của các loại viên uống bổ sung tự nhiên khác hiện vẫn còn đang được nghiên cứu.

Phương pháp bổ sung kẽm

Đối với nam giới trưởng thành, 11mg kẽm mỗi ngày là mức liều lượng lý tưởng. Với phụ nữ thì nên hạn chế lượng kẽm bổ sung ở mức 8mg mỗi ngày.

Một chế độ ăn giàu protein thường sẽ cung cấp đủ lượng kẽm cho cơ thể. Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà hay trứng đều là những nguồn kẽm dồi dào. Ngoài ra, cũng có thể bổ sung kẽm từ các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và sản phẩm tử sữa.

Các sản phẩm viên uống bổ sung kẽm thường có dưới dạng vitamin tổng hợp hoặc dưới dạng kẽm gluconate (zinc gluconate), kẽm sulfate (zinc sulfate) hoặc kẽm acetate (zinc acetate). Kẽm orotate là loại kẽm đã được chưng cất thành axit và được coi là dạng kẽm dễ tiếp cận nhất đối với cơ thể con người.

Cảnh báo khi bổ sung kẽm

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC, việc bổ sung lượng kẽm vượt quá mức khuyến nghị sẽ dẫn đến các vấn đề không mong muốn như tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, mất cảm giác ngon miệng, đau đầu và đau bụng. Mức bổ sung kẽm tối đa được đề nghị là 40mg/ngày. Nếu bạn có các dấu hiệu của thừa kẽm thì hãy giảm bớt hàm lượng kẽm trong chế độ ăn và liên hệ với bác sĩ.

Cơ thể mỗi người chỉ chứa khoảng từ 2 - 3 gram kẽm. Kẽm được phân bố đều khắp cơ thể trong các cơ quan, máu và xương. Do đó mà việc phát hiện tình trạng thiếu kẽm thường khá khó khăn. Mặc dù nồng độ kẽm trong máu thấp là dấu hiệu chỉ ra sự thiếu hụt nhưng kể cả khi mức kẽm trong máu ở mức bình thường thì cũng chưa chắc cơ thể đã có đủ kẽm. Vì thế nên ngoài xét nghiệm máu thì sẽ còn phải xét nghiệm tóc để đo nồng độ kẽm hoặc kiểm tra vị giác để xác nhận chẩn đoán thiếu kẽm.

Một điều quan trọng cần lưu ý là lượng kẽm cao có thể làm giảm lượng đồng trong cơ thể và ảnh hưởng đến lượng sắt. Lượng kẽm cao còn ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc. Mặc dù 40miligam kẽm hàng ngày là liều lượng an toàn cho nam giới nhưng cũng không nên dùng trong thời gian dài. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn liệu lượng và thời gian sử dụng phù hợp.

Xem thêm: Xuất tinh sớm: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thay đổi lối sống có thể điều trị rối loạn cương dương?
Thay đổi lối sống có thể điều trị rối loạn cương dương?

Các vấn đề về sức khỏe là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn cương dương nhưng đôi khi, nguyên nhân có thể đến từ các thói quen, lối sống hàng ngày.

Đạp xe có thể gây rối loạn cương dương?
Đạp xe có thể gây rối loạn cương dương?

Đạp xe là một môn thể thao được nhiều người lựa chọn để nâng cao sức khỏe, giảm mỡ và đồng thời tăng cường cơ bắp chân. Tuy nhiên, bạn có biết đạp xe có thể gây ảnh hưởng đến chức năng cương dương?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương

Ở những nam giới từ 45 tuổi trở xuống thì rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Giảm cân có thể điều trị rối loạn cương dương?
Giảm cân có thể điều trị rối loạn cương dương?

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý và vấn đề sức khỏe, gồm có cả rối loạn cương dương.

Mối liên hệ giữa cholesterol cao và rối loạn cương dương
Mối liên hệ giữa cholesterol cao và rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có cả sức khỏe tim mạch kém mà nồng độ cholesterol cao chính là một thủ phạm làm suy giảm sức khỏe tim mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây