1

Nghiệm pháp bàn nghiêng - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Nghiệm pháp bàn nghiêng được sử dụng để phát hiện những trường hợp ngất chưa rõ nguyên nhân. Nghiệm pháp sẽ xác định những trường hợp bị ngất liên quan đến hệ thần kinh thực vật, như ngất do phản xạ quá nhạy cảm của hệ tim mạch. Nghiệm pháp đòi hỏi người bệnh phải thay đổi tư thế trong một khoảng thời gian nhất định được theo dõi liên tục nếu tư thế đó tạo ra những triệu chứng của ngất.

II. CHỈ ĐỊNH

Nghiệm pháp bàn nghiêng được sử dụng để đánh giá ngất và giúp xác định nguyên nhân của nó như hội chứng xoang cảnh, ngất do phản xạ giao cảm và hạ huyết áp tư thế. Nghiệm pháp bàn nghiêng được khuyến cáo chỉ định cho người bệnh bị ngã thường xuyên không giải thích được, chóng mặt hoặc ngất xỉu mà không có nguyên nhân rõ ràng.

  •  Người bệnh có nguy cơ cao và có một lần ngất không giải thích được và ngất tái phát ở người bệnh không có bệnh lý tim mạch.
  •  Người bệnh thường xuyên choáng ngất, chóng mặt hay bị ngã mà không giải thích được.
  •  Người bệnh bị ít nhất một lần ngất mà không rõ sang chấn hoặc những người bệnh có triệu chứng do phản xạ giao cảm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Nghiệm pháp bàn nghiêng nói chung an toàn và hiếm khi xảy ra tai biến nhưng có một số chống chỉ định:

  •  Xơ vữa hẹp động mạch cảnh.
  •  Bệnh lý động mạch vành.
  •  Hẹp chủ khít.
  •  Bệnh cơ tim phì đại có hẹp tắc nghẽn đường ra thất trái.
  •  Suy tim.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  01 bác sĩ chuyên khoa nội tim mạch.
  •  01 kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng nội khoa.

2. Phương tiện

  •  Hệ thống bàn có thể thay đổi tư thế nghiêng 60- 900.
  •  Bộ truyền dịch và dung dịch: Natriclorua 0,9%, Glucose 5%.
  •  Thuốc: glycerin nitrat xịt dưới lưỡi (Nitromint, Nati spray).
  •  Thuốc: isoprenalin 2 mg/2 ml (Isuprel).
  •  Máy theo dõi nhịp tim, huyết áp, SpO2 (Monitor).
  •  Điện cực dán theo dõi.
  •  Bình oxy cao áp cấp cứu.
  •  Tủ thuốc cấp cứu.
  •  Máy sốc điện ngoài.
  •  Giường bệnh: 01 chiếc.

3. Người bệnh

  •  Giải thích cho người bệnh mục đích của nghiệm pháp và người bệnh đồng ý thực hiện nghiệm pháp.
  •  Không được ăn hoặc uống > 2 giờ trước khi làm nghiệm pháp.
  •  Người bệnh vẫn có thể sử dụng thuốc điều trị bệnh và chỉ ngừng thuốc khi có yêu cầu của bác sĩ.

4. Hồ sơ bệnh án

Hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  •  Người bệnh được mắc các điện cực trước tim và điện cực ngoại biên ở tay và chân.
  •  Lắp băng cuốn huyết áp ở cánh tay.
  •  Đặt đường truyền tĩnh mạch.
  •  Người bệnh nằm ngửa được cố định bằng hệ thống đai bảo vệ chắc chắn vào bàn.
  •  Ghi lại các thông số theo dõi: nhịp tim, huyết áp, SpO2.
  •  Bước 1: xoa xoang cảnh bên phải trước rồi bên trái trong 5-10 giây.
  •  Bước 2: nghiêng bàn một góc 60-700 so với mặt phẳng ngang trong 10 đến 45 phút tùy thuộc vào từng người bệnh và nghi ngờ chẩn đoán. Tiếp tục xoa xoang cảnh lặp lại lần lượt ở bên phải, bên trái. Điện tâm đồ, nhịp tim và huyết áp được theo dõi liên tục và được đo ghi lại mỗi 5 phút.
  •  Bước 3: sau khi kết thúc bước 2, xịt Glycerin trinitrate dưới lưỡi hoặc truyền isoprenalin qua đường tĩnh mạch 5 mcg/phút, theo dõi 15 phút.
  •  Nghiệm pháp sẽ dừng lại ngay khi người bệnh chóng mặt, tụt huyết áp hoặc choáng ngất bất kỳ ở giai đoạn nào. Nếu không có triệu chứng gì, nghiệm pháp sẽ kết thúc sau 45 phút.

VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

  •  Nghiệm pháp bàn nghiêng dương tính khi người bệnh có triệu chứng như choáng, chóng mặt, hoa mắt kèm theo tụt huyết áp, nhịp tim chậm hoặc cả hai.
  •  Nghiệm pháp âm tính khi người bệnh kết thúc nghiệm pháp không có triệu chứng gì.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Tai biến

Nghiệm pháp bàn nghiêng nói chung tương đối an toàn và hiếm khi xảy ra biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, trong quá trình làm nghiệm pháp có thể gây ra một số biến chứng như: tụt huyết áp kéo dài, hoặc nhịp tim quá chậm, vô tâm thu, rung thất hoặc nhịp nhanh thất.

2. Xử trí tai biến

  • Nhanh chóng đưa ngay bàn về chế độ an toàn ban đầu.
  • Truyền dịch nhanh, sử dụng thuốc cấp cứu như atropin, isoprenalin.
  • Sốc điện trong trường hợp rung thất.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Nghiệm pháp atropin - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Nghiệm pháp đánh giá rối loạn nuốt tại giường cho người bệnh tai biến mạch máu não - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Xét nghiệm AFB nhuộm soi trực tiếp phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao - Bộ y tế 2015

Xét nghiệm AFB nhuộm soi trực tiếp phương pháp nhuộm huỳnh quang đèn LED - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiền mãn kinh
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiền mãn kinh

Mãn kinh là một quá trình sinh lý tự nhiên ở phụ nữ, xảy ra khi buồng trứng ngừng phóng trứng trưởng thành vào mỗi tháng và cơ thể tạo ra ít horTronmone estrogen, progesterone hơn.

Độ chính xác của các phương pháp xét nghiệm HIV
Độ chính xác của các phương pháp xét nghiệm HIV

Với các phương pháp xét nghiệm HIV hiện nay thì việc chẩn đoán sai là điều rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được thực hiện khi nào?
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được thực hiện khi nào?

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể. Phương pháp này thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường, bao gồm cả tiểu đường thai kỳ.

Mòn men răng và các biện pháp phục hồi
Mòn men răng và các biện pháp phục hồi

Nguyên nhân và cách điều trị mòn men răng

Các Phương Pháp Tăng Kích Thước Dương Vật Có Thực Sự hiệu quả?
Các Phương Pháp Tăng Kích Thước Dương Vật Có Thực Sự hiệu quả?

Đã bao giờ bạn cảm thấy tự ti về kích thước “cậu nhỏ” của mình và nghĩ đến chuyện thử một biện pháp tăng kích thước vẫn thường được quảng cáo trên mạng hay chưa?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  995 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

Thử nghiệm về độ an toàn của vắc xin đã đủ nghiêm ngặt chưa?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  686 lượt xem

- Bác sĩ cho hỏi những thử nghiệm về độ an toàn của vắc xin đã đủ nghiêm ngặt chưa ạ? Các quy trình để đo độ an toàn của vắc xin là gì ạ?

Phiếu xét nghiệm máu của bà bầu như này có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2270 lượt xem

Em mới làm xét nghiệm, và nhận được kết quả như thế này. Em thai 20 tuần. Bác sĩ xem giúp em có ảnh hưởng gì nhiều không ạ? Và em cần làm gì để cải thiện vấn đề này! Và nếu phải xét nghiệm thì bao lâu em xét nghiệm lại được?

Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2604 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Xét nghiệm Down cần xin tư vấn
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  481 lượt xem

Bác sĩ cho em hỏi làm xét nghiệm dowtes cặp gen 21 có kết quả là 179/1 và độ mờ da gáy là 1.2 mm thì nguy cơ bé bị dow có cao không, còn 2 cặp 18 và 13 là bình thường xin tư vấn của bác sĩ ạ.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây