1

Đặt máy tạo nhịp tạm thời với điện cực trong buồng tim - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Tạo nhịp tạm thời nhằm điều trị, dự phòng các rối loạn nhịp chậm và một số rối loạn nhịp nhanh.

II. CHỈ ĐỊNH

1. Nhịp chậm trong nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp

  •  Hội chứng suy nút xoang có triệu chứng, trơ với thuốc.
  •  Block nhĩ thất cấp II, III ở NMCT trước vách.
  •  Block hai phân nhánh mới xuất hiện.
  •  Block nhánh luân phiên.
  •  Block nhánh mới xuất hiện ở NMCT trước vách.
  •  Block nhĩ thất các mức độ mà tần số thất chậm có triệu chứng.

2. Nhịp chậm không có NMCT cấp

  •  Các trường hợp suy nút xoang, block nhĩ thất cấp II, III có triệu chứng trơ với thuốc.
  •  Block nhĩ thất cấp III có QRS giãn rộng hoặc tần số thất < 50 ck/ph.

3. Dự phòng nhịp chậm

  •  Thông tim hoặc sinh thiết cơ tim ở người bệnh có block nhánh trái.
  •  Sốc điện chuyển nhịp ở người bệnh mới xuất hiện hội chứng suy nút xoang.
  •  Block nhĩ thất hoặc block nhánh ở người bệnh viêm nội tâm mạc cấp.
  •  Trước khi mổ người bệnh block 2 phân nhánh có tiền sử ngất.
  •  Điều trị bằng thuốc làm nhịp tim chậm nhiều hơn.

4. Trong điều trị một số rối loạn nhịp nhanh

  •  Cắt cơn nhịp nhanh thất hay nhịp nhanh trên thất tái phát nhiều lần.
  •  Ngăn ngừa các rối loạn nhịp thất do nhịp chậm gây nên bao gồm cả xoắn đỉnh.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 bác sĩ và 01 kỹ thuật viên thành thạo về tim mạch can thiệp.

2. Phương tiện

  •  Máy chụp mạch.
  •  Máy điện tim có màn hình theo dõi liên tục.
  •  Máy sốc điện.
  •  Máy tạo nhịp tạm thời.
  •  Introducer.
  •  Dây điện cực kèm dây cáp nối với máy tạo nhịp.
  •  Kim chọc mạch, kim gây tê.
  •  Bộ dụng cụ tiểu phẫu vô khuẩn.
  •  Chỉ khâu.
  •  Bộ áo phẫu thuật, khăn mổ, gạc vô khuẩn, găng phẫu thuật.
  •  Cồn sát khuẩn: cồn Betadine, cồn 900,...
  •  Thuốc: thuốc gây tê, các thuốc cấp cứu trong tim mạch,...

3. Người bệnh

  •  Có chỉ định đặt máy tạo nhịp tạm thời.
  •  Được giải thích kỹ lưỡng về mục đích, hiệu quả cũng như là các biến chứng có thể của thủ thuật.
  •  Người bệnh hoặc gia đình viết giấy cam đoan làm thủ thuật.
  •  Được làm các xét nghiệm cơ bản: đông máu cơ bản,...

4. Hồ sơ bệnh án

Hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  •  Sát trùng rộng tại vị trí chọc mạch.
  •  Gây tê và chọc mạch theo phương pháp Seldinger. Vị trí chọc mạch trong đặt máy tạo nhịp tạm thời có thể là: tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cảnh trong hay tĩnh mạch đùi.
  •  Luồn guidewire qua kim chọc mạch, đặt Introducer.
  •  Đưa dây điện cực qua Introducer, dưới màn huỳnh quang tăng sáng hoặc máy chụp mạch, đẩy dây điện cực tới các vị trí cần thiết trong buồng nhĩ phải hoặc thất phải.
  •  Tìm ngưỡng tạo nhịp. Đặt các thông số cho máy tạo nhịp.
  •  Cố định dây điện cực.
  •  Sát trùng lại và băng kín vị trí đặt.

VI. THEO DÕI

  •  Các chỉ số sống: nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.
  •  Khám tim mạch, làm điện tâm đồ, làm siêu âm tim nếu cần thiết.
  •  Khám phổi, chụp X quang tim phổi nếu cần thiết.
  •  Tại vị trí chọc mạch.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Chảy máu

Do chọc vào động mạch dưới đòn, do dùng thuốc chống đông: ép mạch tại vị trí chọc 5-10 phút. Dùng các thuốc cầm máu nếu cần.

2. Tràn khí màng phổi

Chọc hút và dẫn lưu nếu tràn khí nhiều.

3. Tràn máu màng phổi

Chọc hút và dẫn lưu.

4. Tràn máu màng tim

  •  Theo dõi nếu số lượng ít.
  •  Chọc hút và dẫn lưu nếu tràn máu nhiều.

5. Phản ứng cường phế vị

  •  Nâng cao hai chân.
  •  Truyền dịch nhanh.
  •  Atropin.

6. Rối loạn nhịp tim

Thường do dây điện cực gây ra. Vì vậy, phải thao tác nhẹ nhàng, tránh thô bạo; chuyển vị trí khác hoặc dùng thuốc chống loạn nhịp hay sốc điện nếu cần.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Sốc điện điều trị các rối loạn nhịp nhanh - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Sử dụng thuốc kháng Histamin H1 trong một số bệnh dị ứng - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Cách sử dụng Glucocorticoid trong điều trị một số bệnh dị ứng - tự miễn - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Thuốc ức chế miễn dịch trong bệnh dị ứng và tự miễn - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai
Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai

Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.

Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai
Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai

Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không...

Cách kiểm soát HIV trong thời kỳ mang thai
Cách kiểm soát HIV trong thời kỳ mang thai

Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xác định lượng virus (lượng virus trong máu) và số lượng tế bào CD4 (số lượng tế bào miễn dịch CD4 bạn có).

Chứng lo âu trong thời kỳ mang thai
Chứng lo âu trong thời kỳ mang thai

Sự lo lắng trở thành vấn đề khi cảm xúc mạnh mẽ đến nỗi không biến mất hoặc bắt đầu can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu những suy nghĩ của bạn ngăn cản bạn làm những việc mà bạn thường làm, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc chứng rối loạn lo âu.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có thể mang thai trong suốt thời gian bị kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1752 lượt xem

- Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể mang thai nếu quan hệ trong thời gian đang ra hành kinh không? Cảm ơn bác sĩ!

Vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có sao không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  910 lượt xem

- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Phải làm sao khi bị cám dỗ bởi các loại thuốc ngủ trong thời kỳ mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  860 lượt xem

- Thưa bác sĩ, từ khi mang thai, mỗi khi đi ngủ tôi lại có cảm giác vô cùng khó chịu. Lúc ấy, tôi chỉ muốn uống thuốc ngủ có được một giấc ngủ thật ngon. Bác sĩ bảo tôi phải làm thế nào bây giờ?

Có nên uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4005 lượt xem

- Bác sĩ ơi, uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai có an toàn không ạ? Theo bác sĩ tôi có nên uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai không?

Làm gì để ngủ ngon trong suốt thời gian chỉ nằm nghỉ trên giường?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  719 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi thường mất ngủ khi phải nằm nghỉ rất nhiều trên giường để giữ thai nhi được khỏe mạnh. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên giúp tôi có một giấc ngủ ngon hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây