1

Đặt Filter lọc máu tĩnh mạch chủ - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG 

Huyết khối tĩnh mạch (TM) sâu chi dưới có thể lan rộng tới tĩnh mạch chậu và cao  hơn. Một biến chứng rất nguy hiểm của huyết khối tĩnh mạch đó là tắc động mạch phổi  làm tăng nguy cơ tử vong. Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới đòi hỏi phải điều trị thuốc  chống đông kháng vitamin K đường uống kéo dài, tuy nhiên có tới 33% số người bệnh  huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới vẫn bị tắc động mạch phổi thứ phát mặc dù đã được  dùng chống đông đủ liều, hơn nữa khi dùng thuốc chống đông làm tăng nguy cơ chảy  máu đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao. Biện pháp đặt Filter tĩnh mạch chủ giúp dự phòng tắc  động mạch phổi. 

II. CHỈ ĐỊNH 

  •  Người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới hoặc nhồi máu phổi nhưng có  chống chỉ định dùng thuốc chống đông: xuất huyết não, phẫu thuật lớn, phẫu thuật thần  kinh, xuất huyết tiêu hóa. 
  •  Người bệnh thất bại với biện pháp dùng thuốc chống đông: người bệnh dùng  đủ liều chất chống đông nhưng xuất hiện triệu chứng huyết khối mới, huyết khối tĩnh  mạch sâu chi dưới hoặc nhồi máu phổi. 
  •  Huyết khối tĩnh mạch chậu đùi, tĩnh mạch chủ dưới di động. 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 

  •  Hẹp tắc tĩnh mạch chủ dưới do huyết khối, do bị xâm lấn, chèn ép.
  •  Thiểu sản, bất sản tĩnh mạch chủ dưới. 
  •  Tĩnh mạch chủ dưới có đường kính > 40 mm. 
  •  Tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch đùi bị tắc, hoặc:
  •  Tổ chức phần mềm quanh các tĩnh mạch này đang bị viêm nhiễm.
  •  Xuất huyết giảm tiểu cầu. 
  •  Hemophilia. 
  •  Thiểu yếu tố đông máu. 
  •  Nhiễm khuẩn huyết. 

IV. CHUẨN BỊ 

1. Người thực hiện 

02 bác sĩ và 02 kỹ thuật viên được đào tạo thành thạo về tim mạch can thiệp.

2. Phương tiện 

  •  Tiến hành tại phòng tim mạch can thiệp (máy chụp mạch kỹ thuật số, monitor  theo dõi điện tim, monitor theo dõi áp lực). 
  •  Bàn để dụng cụ: bao gồm bộ bát vô khuẩn, áo phẫu thuật, găng tay.
  •  Gạc vô khuẩn; bơm 5 ml, 10 ml, 20 ml; dụng cụ ba chạc. 
  •  Bộ dụng cụ mở đường vào tĩnh mạch: 01 bộ sheath, 01 kim chọc mạch, thuốc  gây tê tại chỗ (lidocain hoặc novocain) 
  •  Thuốc sử dụng trong thủ thuật (heparin, iodin, lidocain). 
  •  Catheter pigtail chụp tĩnh mạch chủ.  
  •  Bộ Filter tĩnh mạch chủ. 
  •  Kim chỉ khâu vị trí tĩnh mạch đường vào. 

3. Người bệnh 

  •  Được giải thích rõ về phương pháp đặt filter tĩnh mạch chủ, các tai biến, nguy  cơ và rủi ro trong thủ thuật. 
  •  Ký cam đoan trước thủ thuật. 

4. Hồ sơ bệnh án 

Được hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế. 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH  

  •  Sát khuẩn vị trí đường vào tĩnh mạch: thường dùng từ đường tĩnh mạch dưới đòn  bên phải hoặc đường tĩnh mạch đùi đối bên với tĩnh mạch có huyết khối tĩnh mạch sâu.  
  •  Mở đường vào tĩnh mạch (kỹ thuật Seldinger). 
  •  Chụp tĩnh mạch chủ xác định vị trí tĩnh mạch thận hai bên: đưa pigtail catheter  vào tĩnh mạch chủ vị trí xuất phát tĩnh mạch thận hai bên, chụp mạch xác định vị trí  xuất phát tĩnh mạch thận hai bên và đánh giá đường kính tĩnh mạch chậu. 
  •  Đặt filter: đưa ống thông đến vị trí cần đặt filter sau đó đẩy filter đã được thu  gọn trong ống đến sát đầu ống thông, tại vị trí đã xác định dưới tĩnh mạch thận; một tay  giữ chặt que đẩy, một tay kéo ống thông về làm filter trồi ra và tự nở ra và cố định vào  thành tĩnh mạch chủ. 
  •  Tháo dụng cụ, khâu vị trí đường vào tĩnh mạch. 

VI. THEO DÕI, TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ 

− Biến chứng: 

  •  Liên quan chọc tĩnh mạch dưới đòn gây tràn khí màng phổi, chảy máu trong,  chọc vào động mạch,…
  •  Filter bị di lệch: có thể dùng snare kéo chỉnh lại dưới khống chế của ống thông. + Filter bị gãy (thường xuất hiện muộn) gây thủng, tách thành tĩnh mạch. + Co thắt tĩnh mạch chủ (rất ít gặp). 
  •  Biến chứng tắc mạch…  

− Theo dõi các chức năng sống còn. 

− Theo dõi phát hiện sớm các biến chứng sau đặt filter tĩnh mạch chủ như dị ứng  thuốc cản quang. 

− Theo dõi vị trí đường vào tĩnh mạch: chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng, thông  động tĩnh mạch...

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Đóng các lỗ rò động mạch, tĩnh mạch - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Điều trj tiêu sợi huyết cấp cứu đường tĩnh mạch trong kẹt van cơ học - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Điều trị suy tĩnh mạch bằng laser nội mạch - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Điều trị suy tĩnh mạch bằng năng lượng sóng tần số Radio - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Gây xơ tĩnh mạch điều trị suy, giãn tĩnh mạch mạn tính - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ

Giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch trong thai kỳ? Có thể ngăn ngừa giãn tĩnh mạch trong thai kỳ bằng cách nào? Suckhoe123.vn sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề thắc mắc trên!

Tăng áp tĩnh mạch cửa là bệnh gì?
Tăng áp tĩnh mạch cửa là bệnh gì?

Động mạch mang máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan, cơ bắp và các mô khác trong khi tĩnh mạch mang máu trở lại trái tim, ngoại trừ tĩnh mạch cửa mang máu đến gan.

Khi Nào Cần Truyền Sắt Qua Tĩnh Mạch?
Khi Nào Cần Truyền Sắt Qua Tĩnh Mạch?

Truyền sắt qua tĩnh mạch là một biện pháp để tăng lượng sắt trong cơ thể một cách nhanh chóng. Phương pháp truyền sắt mang lại hiệu quả tức thì thay vì tăng lượng sắt từ từ như khi dùng các chế phẩm bổ sung dạng uống hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống.

Huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân và cách điều trị
Huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân và cách điều trị

Huyết khối tĩnh mạch thận là một tình trạng nghiêm trọng trong đó cục máu đông hình thành ở một hoặc cả hai tĩnh mạch thận.

Methotrexate dạng truyền tĩnh mạch: Tác dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Methotrexate dạng truyền tĩnh mạch: Tác dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Methotrexate có 4 dạng bào chế là dung dịch truyền tĩnh mạch, dung dịch tự tiêm, viên nén và dung dịch uống. Methotrexate dạng dung dịch truyền tĩnh mạch được sử dụng để điều trị một số loại ung thư, bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mẹ bầu 26 tuần bị suy giãn tĩnh mạch có đáng lo?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  459 lượt xem

Em mang thai bé thứ hai được 26 tuần. Gần đây, em chợt thấy xuất hiện 1 mảng tím bầm gần đầu gối. thỉnh thoảng hơi nóng trong da và đau nhức. Có phải em bị suy giãn tĩnh mạch rồi, phải không bác sĩ?

Vì sao tĩnh mạch rốn lại nằm bên phải (P)?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1381 lượt xem

Năm nay em 26 tuổi, mang thai lần đầu. Khi thai được 32 tuần, em đi khám và siêu âm, kết quả như sau: Tĩnh mạch rốn nằm bên phải (P) - Bể thận (P) ĐKTS: 7,8mm, dãn đài bể thận, niệu quản không dãn, phân biệt tủy vỏ rõ - Cân bằng ở vị bách phân thứ 8 so với tuổi thai. Vậy, vì sao tĩnh mạch rốn lại nằm bên phải (P) ạ?

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1129 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1036 lượt xem

Thưa bác sĩ, đối với nam giới đang muốn sinh con, liệu thuốc lá có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1185 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây