1

Khi con trai bạn 15 tuổi: Những điều bạn và bé cần biết

Bước sang tuổi thứ 15, con trai bạn có thể đang học năm nhất hoặc năm hai trung học. Đây là giai đoạn tuổi vị thành niên, không còn là trẻ con, nhưng cũng chưa phải là người lớn.

Ở thời điểm này, bạn sẽ thấy rõ những thay đổi về thể chất, sự phát triển lớn về trí tuệ, xã hội và tình cảm. Mặc dù nó không hoàn toàn giống nhau ở tất cả các đứa trẻ ở tuổi này, nhưng chúng cũng có những mốc quan trọng chung.

1. Những thay đổi về thể chất

 

Ở độ tuổi này, các bé trai 15 tuổi vẫn tiếp tục phát triển. Chúng có những biểu hiện để phát triển thể chất như:

  • Ăn nhiều và hầu như lúc nào cũng đói;
  • Cao hơn và cơ bắp hơn;
  • Cần ngủ nhiều hơn;
  • Có thể vụng về vì chúng đang phát triển;
  • Có những thay đổi giới tính bao gồm;
  • Dương vật lớn hơn và tinh hoàn bắt đầu tạo ra tinh trùng;
  • Xuất hiện lông mu, sau đó đến lông dưới cánh tay và lông mặt;
  • Giọng trầm hơn đôi khi vỡ vụn;
  • Lồi thanh quản lớn hơn.

2. Phát triển hơn về nhận thức

 

Trước đó, con trai bạn thường chỉ nghĩ về những gì đang diễn ra. Nhưng đến năm 15 tuổi, một cậu bé có thể suy nghĩ theo những cách phức tạp hơn. Vì vậy, đã đến lúc bạn nói chuyện với con của mình về các vấn đề như:

  • Bắt đầu đặt mục tiêu cho tương lai;
  • Lập kế hoạch cho các tình huống có thể xảy ra;
  • Cho trẻ được tự quyết định nhiều hơn;
  • Trẻ đã phát triển ý thức về đúng và sai;
  • Trẻ đã có thể hiểu tác động của hành vi của mình.
Khi con trai bạn 15 tuổi: Những điều bạn và bé cần biết
Đến năm 15 tuổi, một cậu bé có thể suy nghĩ theo những cách phức tạp hơn

3.Phát triển hơn về tình cảm và xã hội

 

Thanh thiếu niên ở tuổi này thường có ý niệm về sự tìm kiếm bản sắc và ý thức về bản thân. Chúng muốn dành thế kiểm soát nhiều hơn và độc lập hơn. Đến độ tuổi 15 này, con trai của bạn cũng có thể:

  • Nghĩ rằng bạn bè quan trọng hơn gia đình;
  • Dành ít thời gian hơn cho cha mẹ và dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè hoặc thích một mình hơn;
  • Muốn tranh luận nhiều hơn và nói ít hơn;
  • Bắt đầu hẹn hò;
  • Nhận thức rõ hơn về xu hướng tình dục;
  • Cảm nhận mọi thứ một cách sâu sắc hơn
  • Cố gắng hiểu cảm xúc của chính bản thân mình
  • Buồn bã hoặc chán nản. Những điều này có thể dẫn đến các vấn đề ở trường học, sử dụng ma túy hoặc rượu, tình dục có nguy cơ và các hành vi khác.

4. Giải pháp để con trai của bạn được an toàn ở tuổi 15

 

Thanh thiếu niên ở độ tuổi 15-19 có tỷ lệ tử vong cao hơn trẻ nhỏ hơn. Nguyên nhân hàng đầu là tai nạn xe cộ, giết người và tự tử. Khoảng 1/4 trẻ em từ 12-17 tuổi có sử dụng ma túy.

Bạn nên cân nhắc những quy tắc cơ bản dưới đây để có thể giúp con trai bạn an toàn:

  • Luôn thắt dây an toàn khi ngồi trên xe và không bao giờ sử dụng điện thoại di động khi lái xe;
  • Hãy cẩn thận khi trẻ sử dụng mạng trực tuyến và khi sử dụng mạng xã hội;
  • Củng cố các quy tắc xung quanh việc sử dụng phương tiện và trò chơi bao gồm cả việc chia sẻ thông tin cá nhân;
  • Mang thiết bị bảo vệ an toàn khi đi xe đạp, trượt patin hoặc ván trượt;
  • Tuân thủ các quy tắc của gia đình và luật pháp xung quanh việc sử dụng rượu và ma túy;
  • Tránh xa súng trừ khi bạn được huấn luyện và đi cùng người lớn biết an toàn súng;
  • Hướng dẫn cho con của bạn hiểu điều gì có thể xảy ra nếu chúng có quan hệ tình dục bằng cách nói chuyện với con trai của bạn về các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, việc mang thai, tránh thai, sự tôn trọng dành cho con gái và cách tình dục có thể thay đổi cách chúng cảm nhận về bản thân.
Khi con trai bạn 15 tuổi: Những điều bạn và bé cần biết
Thanh thiếu niên ở tuổi này thường có ý niệm về sự tìm kiếm bản sắc và ý thức về bản thân

5.Cách bạn có thể giúp con trai mình

 

Là cha mẹ, bạn có thể làm rất nhiều điều để giúp đỡ con trai ở tuổi vị thành niên. Hãy sẵn sàng nói chuyện khi chúng có mặt mà không bị phân tâm bởi điện thoại,TV mà chỉ có bạn và con mình. Lắng nghe và cố gắng hiểu quan điểm của chúng. Sau đó đưa ra ý kiến ​​của riêng bạn. Đừng cười nhạo hoặc chế nhạo những gì con trai bạn nói.

Các cách khác để trợ giúp bao gồm:

  • Hãy cho con trai bạn biết khi chúng làm tốt điều gì đó;
  • Khuyến khích con trai bạn tham gia vào quá trình ra quyết định của gia đình;
  • Thể hiện sự quan tâm đến bạn bè, trường học và các hoạt động của con trai bạn;
  • Đặt quy tắc sử dụng điện thoại, thiết bị và mạng xã hội;
  • Giúp con trai bạn hiểu áp lực của bạn bè, nó có thể tốt hoặc xấu;
  • Đảm bảo rằng con trai bạn biết phải làm gì nếu chúng được cung cấp ma túy hoặc bị ép buộc phải quan hệ tình dục;
  • Khuyến khích con trai bạn tình nguyện và quan tâm đến người khác;
  • Tôn trọng quyền riêng tư của con trai bạn;
  • Hãy là một tấm gương tốt cho các lựa chọn về giấc ngủ, thức ăn và tập thể dục.

Chú ý đến các dấu hiệu tự tử. Con trai bạn có thể gặp rủi ro nếu chúng:

  • Nói về tự tử hoặc cái chết;
  • Nói về việc không tồn tại trong tương lai;
  • Cho đi những thứ mà con trai bạn yêu thích;
  • Tăng việc sử dụng ma túy hoặc rượu;
  • Đã cố gắng tự tử trước đây;
  • Đừng để con trai bạn một mình nếu bạn nghĩ rằng có khả năng tự tử.

Ở tuổi 15, con trai bạn không cần bạn giúp chúng qua đường. Nhưng chúng cần bạn hướng dẫn khi chúng đến tuổi trưởng thành. Nếu bạn lo lắng về chúng, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc cố vấn học đường để có được sự hỗ trợ thích hợp nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ 2 tuổi ngày 4 bữa cháo, 3 bữa sữa vẫn bú mẹ nhưng chỉ nặng 11kg thì có bị suy dinh dưỡng không?

Bé gái nhà em hiện được 2 tuổi, bé nặng 11kg. Bữa ăn hàng ngày của bé là: 4 bữa cháo, mỗi bữa 1 bát con + 3 bữa sữa similac, mỗi bữa 180ml + 1 hộp probi hoặc 1 quả chuối hoặc 1 hộp sữa tươi. Em vẫn cho bé bú mẹ, đêm ngủ có hiện tượng sôi bụng. Bé đi ị đều ngày 1 lần. Bé nhà em như vậy có bị suy dinh dưỡng không bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  991 lượt xem

Làm cách nào để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, xì hơi nhưng không đi cầu được của trẻ 20 ngày tuổi?

Bé nhà em đến nay đã được 20 ngày tuổi. Từ hôm qua đến nay em thấy bé có hiện tượng ngủ không sâu giấc và hay giật mình rồi khóc. Bé dậy bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa bình. Sau khi bú xong thì xì hơi và rặn è è nhưng vẫn không đi cầu được. Em phải làm cách gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  701 lượt xem

Nên cho bé 6 tháng tuổi ăn những thực phẩm gì?

Em cho bé nhà em ăn dặm từ lúc bé 5,5 tháng, vì em thấy bé như bị đói, đòi bú mẹ liên tục. Giờ bé được 6 tháng, em muốn nấu cháo cho bé. Xin hỏi bác sĩ em nên cho bé ăn những thực phẩm gì ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  528 lượt xem

Làm gì để khắc phục tình trạng bé 3 tháng tuổi bị lép đầu bên trái?

Con em đang được 3 tháng tuổi. Khi bé nằm em thường xuyên xoay đầu cho bé, nhưng chỉ được một lúc bé loại quay về bên trái, khiến bé bị lép đầu bên trái ạ! Em có thử kê chiếc khăn nhỏ về phía bị lép nhưng vẫn không cải thiện được tình tình. Có cách nào để khắc phục tình trạng này không, bác sĩ? Bé nhà em vừa bú sữa mẹ, vừa bú sữa công thức. Sữa mẹ em hút ngày 5 lần rồi trữ vào tủ lạnh. Sữa mẹ cho vào tủ lạnh vẫn còn dinh dưỡng chứ ạ? Ngoài ra, sữa công thức bé thường bú không hết, em có thể cho vào tủ lạnh rồi khi nào bé uống thì pha cùng với sữa mới không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1147 lượt xem

Bé trai 7 tháng phát triển bình thường nhưng nước tiểu có màu vàng sậm là bị làm sao?

Em sinh bé trai đã được 7 tháng. Bé cao 70,5cm, nặng 8,5kg. Hàng tháng bé tăng cân đều đặn và ăn ngủ bình thường. Tuy nhiên, dạo gần đây em thấy nước tiểu của bé có chút bất thường, đó là có màu vàng sậm. Bé bú sữa khoảng 800-900ml/ ngày. Nước tiểu vàng sậm như thế thì bé có bị làm sao không ạ? Và em muốn bổ sung nước lọc thì cần bổ sung bao nhiêu ml/ ngày ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  626 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ 04:04
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ
"Con rất vui vì con có một đôi mắt mới và con có Mẹ rất yêu thương con
 3 năm trước
 804 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 674 Lượt xem
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 611 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 625 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!
Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!

Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây