1

Hướng dẫn xem TV cho trẻ mới biết đi

Ngày nay, có rất nhiều chương trình trên tivi dành cho trẻ em, vì vậy không khó để có thể lựa chọn một chương trình, một bộ phim hoạt hình cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trẻ em đang lớn lên trong một thế giới bão hòa về phương tiện truyền thông từ tivi, điện thoại, máy tính bảng,....

Đã đến lúc bạn cần dạy cho trẻ thói quen dạy cho trẻ em những thói quen lành mạnh, để trẻ biết cách quản lý thời gian xem TV cũng như sử dụng các thiết bị công nghệ khác.

1. Trẻ xem TV có hại không?

 

Có rất nhiều bậc phụ huynh nói rằng “Con tôi thích xem TV!”. Trẻ sơ sinh cho đến những đứa trẻ mới biết đi có thể nhìn chằm chằm vào màu sắc tươi sáng và những chuyển động trên màn hình, nhưng bộ não của trẻ chưa có khả năng nhận ra hoặc hiểu ý nghĩa của tất cả những hình ảnh kỳ lạ đó.

Thông thường, bộ não của trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên mới phát triển đến mức để hiểu được các biểu tượng trên màn hình và có thể hình dung được những đồ vật tương đương trong thế giới thực.

Thứ mà trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần học nhất đó là sự tương tác với những người xung quanh. Điều đó không có nghĩa là trẻ em không nên trò chuyện qua video với ông bà hay cha mẹ ở xa. Nhưng khi nói đến việc học hàng ngày, trẻ cần chạm vào mọi thứ, cầm nắm chúng và hơn hết là để nhìn thấy khuôn mặt và nghe giọng nói của những người trẻ yêu thương nhất.

Các ứng dụng trên điện thoại, máy tính có thể dạy trẻ mới biết đi chạm và vuốt trên màn hình, nhưng các nghiên cứu cho chúng ta biết rằng những kỹ năng này không giúp ích cho việc học của trẻ trong thế giới thực.

Hướng dẫn xem TV cho trẻ mới biết đi
Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ xem tivi quá sớm

 

Việc lạm dụng phương tiện kỹ thuật số có thể khiến trẻ có nguy cơ gặp phải các vấn đề sau:

  • Ngủ không đủ giấc: Trẻ nhỏ tiếp xúc với phương tiện truyền thông nhiều hơn hoặc có TV, máy tính hoặc thiết bị di động trong phòng ngủ sẽ ngủ ít hơn và ngủ muộn hơn vào ban đêm. Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bị màn hình TV kích thích quá mức và bỏ lỡ giấc ngủ cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
  • Sự chậm trễ trong học tập và các kỹ năng xã hội: Trẻ em xem quá nhiều TV trong những khoảng thời gian từ lúc sơ sinh cho đến khi đi mẫu giáo có thể bị chậm phát triển về khả năng chú ý, tư duy, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Một trong những lý do của sự chậm trễ có thể là do trẻ ít tương tác với cha mẹ và gia đình. Các bậc phụ huynh luôn bật TV hoặc tập trung vào phương tiện kỹ thuật số của riêng họ và bỏ lỡ những cơ hội quý giá để tương tác với con cái và giúp bé học hỏi.
  • Béo phì: Việc trẻ em sử dụng nhiều phương tiện truyền thông trong những năm học mẫu giáo có liên quan đến tăng cân và nguy cơ béo phì ở trẻ em. Các quảng cáo thực phẩm và đồ ăn vặt trong khi xem TV có thể thúc đẩy trẻ ăn nhiều hơn dẫn tới béo phì. Ngoài ra, trẻ em lạm dụng phương tiện truyền thông ít có xu hướng vận động với các trò chơi lành mạnh về thể chất, do đó tích trữ nhiều mỡ dư thừa trong cơ thể hơn.
  • Các vấn đề về hành vi: Nội dung bạo lực trên TV và màn hình có thể góp phần gây ra các vấn đề về hành vi ở trẻ em. Vì chúng sợ hãi và bối rối trước những gì chúng nhìn thấy hoặc chúng sẽ cố gắng bắt chước hành động của các nhân vật trên màn hình.

2. Cho trẻ xem TV thế nào cho tốt?

 

Trẻ cũng có thể dành một chút thời gian trong ngày để xem TV hoặc sử dụng thiết bị điện tử khác khác miễn là trẻ xem các chương trình phù hợp với lứa tuổi, có chất lượng cao và phải xem cùng với một người lớn.

Nhưng trên TV có quá nhiều chương trình không phù hợp với trẻ, có thể cản trở sự phát triển lành mạnh về tinh thần và thể chất của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài cho trẻ. Dưới đây là các mẹo để quản lý thời gian xem TV của trẻ mới biết đi.

2.1. Đặt ra giới hạn khi cho trẻ xem TV

  • Giới hạn thời gian xem TV: Hầu hết các bậc phụ huynh nói rằng con cái của họ xem TV từ hai giờ trở lên mỗi ngày. Trong khi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng trẻ em từ 2 đến 5 tuổi không dành quá một giờ mỗi ngày để sử dụng bất kỳ một phương tiện kỹ thuật nào bao gồm cả TV, máy tính bảng, điện thoại hoặc máy tính. Đặc biệt không nên cho trẻ em dưới 18 tháng tuổi sử dụng các phương tiện kỹ thuật số.

Để não của trẻ không hoạt động một cách thụ động khi trẻ xem TV. Bạn hãy chia nhỏ thời gian trẻ xem TV thành các khoảng nhỏ, tăng dần từ 10 đến 15 phút. Đồng thời cần để TV ngoài phòng ngủ và tắt TV trong bữa ăn.

Hướng dẫn xem TV cho trẻ mới biết đi
Cha mẹ nên đặt ra giới hạn khi cho trẻ xem TV

 

  • Đặt ra các quy tắc ngay từ đầu: Bạn cần thiết lập các quy tắc xem TV cho trẻ ngay từ ngày đầu tiên. Việc này giúp bạn kiểm soát thời gian trẻ xem TV dễ dàng hơn khi trẻ lớn hơn. Sau này, việc nới lỏng các tiêu chuẩn của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc bạn để cho trẻ xem TV bất cứ khi nào trẻ thích.
  • Biến việc xem TV thành một đặc quyền: Bạn không nên để thời gian sử dụng TV trở thành một kỳ vọng của trẻ. Tuy nhiên, bạn có thể đưa ra những yêu cầu cho trẻ cần thực hiện để được xem TV trong một khoảng thời gian bao lâu, điều này sẽ mang đến hiệu quả đáng ngạc nhiên.
  • Làm cho màn hình TV trở nên bất tiện: Bạn nên cân nhắc để TV và các thiết bị điện tử khác trong một căn phòng nhỏ, khuất trong nhà hoặc trong tủ vẫn đóng khi tắt. Tắt TV khi không có ai xem. Bởi việc bật màn hình TV ở chế độ nền vẫn làm mất tập trung và làm giảm sự tương tác giữa cha mẹ và trẻ nhỏ.

2.2. Chọn các chương trình chất lượng cao dành cho trẻ em

  • Lựa chọn các chương trình đơn giản: Các chương trình có nhịp độ chậm cho trẻ nhỏ thời gian để suy nghĩ và tiếp thu. Chọn các chương trình đơn giản, phù hợp với lứa tuổi, nhấn mạnh tính tương tác. Các chương trình truyền cảm hứng cho trẻ tạo ra âm thanh, nói chuyện, hát và nhảy.

Nhiều hoạt động ngẫu nhiên trong phim hoạt hình hành động/phiêu lưu có thể khiến trẻ em bối rối và các chương trình rùng rợn sẽ gây căng thẳng, sợ hãi cho trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ xem các chương trình bạo lực trên TV có nhiều khả năng thể hiện hành vi hung hăng hơn.

  • Xem các chương trình cụ thể: Thay vì cho phép con bạn xem bất cứ chương trình gì trên TV, hãy chọn lọc các chương trình một cách cẩn thận. Kiểm tra các bài đánh giá từ các nguồn đáng tin cậy như người thân, bạn bè và xem trước các chương trình trước khi cho trẻ xem với bạn.

Khi chương trình kết thúc, hãy tắt màn hình. Thông báo trước hai phút, sau đó là 10 giây đếm ngược rằng thời gian sử dụng thiết bị sắp kết thúc sẽ giúp trẻ dễ dàng chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2.3. Hãy là người hướng dẫn và làm gương cho trẻ xem TV

  • Xem TV cùng trẻ: Bạn cần xem TV cùng với trẻ em. Không nên sử dụng TV, điện thoại, máy tính bảng như một người trông trẻ. Nghiên cứu cho thấy trẻ em học tốt hơn nếu có người lớn ở bên cạnh để củng cố việc học khi xem TV cũng như khi sử dụng các thiết bị điện tử khác.
  • Giúp trẻ xem TV một cách nghiêm túc: Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể học cách xem TV mà bạn không cần "điều chỉnh" sau này. Nếu bạn đang xem truyền hình có quảng cáo, hãy nói về những gì đang diễn ra trong chương trình và trong quảng cáo, đồng thời giải thích sự khác biệt giữa hai điều này.

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và liên hệ những gì đang xảy ra trong chương trình với cuộc sống của hàng ngày của trẻ. Nếu bạn đang xem video hoặc chương trình đã ghi lại, hãy tạm dừng chương trình để thảo luận với trẻ về những gì đang diễn ra trong chương trình đó.

  • Kết nối chương trình TV với thế giới thực: Bằng cách tham gia cùng trẻ trong thời gian xem TV, bạn có thể giúp trẻ tạo mối liên hệ giữa những gì trẻ đã xem và thế giới thực xung quanh trẻ.
Hướng dẫn xem TV cho trẻ mới biết đi
Cha mẹ có thể giúp trẻ xem TV một cách nghiêm túc

 

Nếu bạn và bé vừa xem xong một chương trình mà trong đó có giới thiệu một con số, hãy nói về số đó và tìm ví dụ về số đó để cho trẻ xem. Ví dụ: khi bạn sắp đặt bàn ăn, bạn có thể nói, "Con số hôm nay được nhắc đến trong trương trình là số ba, và có ba chỗ để đặt!". Sau đó, bạn cùng trẻ đọc và thảo luận về một cuốn sách khám phá các con số.

Nếu trẻ thích một chương trình về động vật hoang dã, bạn có thể cùng nhau đến thư viện để chọn sách về động vật. Hoặc nếu các nhân vật trong một chương trình yêu thích nướng bánh hoặc thực hiện một dự án nghệ thuật, bạn và bé có thể thử làm một hoạt động tương tự.

  • Hãy là một hình mẫu cho trẻ học tập: Trẻ em bị ảnh hưởng nhiều nhất từ cha mẹ, trẻ sẽ quan sát cách bạn sử dụng TV và học theo. Chính vì vậy đừng lướt kênh hoặc để TV gây ồn cho những người xung quanh. Nếu trẻ thấy bạn thường xuyên háo hức ngồi xuống để xem một chương trình cụ thể và tập trung vào những gì bạn đang xem, trẻ sẽ nhận ra tiềm năng thích thú mà các bộ phim và chương trình khác hứa hẹn.
  • Lập kế hoạch xem TV cho cả gia đình: Ngoài việc suy nghĩ về thời gian xem TV của trẻ, bạn hãy xem xét thời điểm và cách thức những người khác trong gia đình bạn sử dụng TV. Nói chuyện với các thành viên trong gia đình về các quy tắc cơ bản cho việc sử dụng TV và các thiết bị điện tử khác. Đồng thời cam kết thực hiện đúng theo kế hoạch.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không?

Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  759 lượt xem

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  737 lượt xem

Phân biệt thuốc dạng hỗn dịch và dạng dung dịch

Bác sĩ có thể phân biệt giúp tôi thuốc dạng hỗn dịch và thuốc dạng dung dịch được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2697 lượt xem

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm

Bác sĩ có thể cho biết các dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ nhỏ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  643 lượt xem

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  790 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 765 Lượt xem
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH 06:10
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH
Thông qua phương pháp xoa bóp này, bé được nhận những lợi ích:
 3 năm trước
 916 Lượt xem
Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ? Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ? 10:56
Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ?
Gen di truyền ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ, điều này ĐÚNG nhưng CHƯA ĐỦ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng gen di truyền chỉ tác...
 3 năm trước
 648 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 3 năm trước
 879 Lượt xem
Tin liên quan
Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé
Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé

Những loại thuốc này giúp hạ sốt cho bé, giảm các triệu chứng khó chịu khác nhưng không cải thiện các triệu chứng cảm lạnh khác. Kiểm tra nhãn dán sản phẩm khi bé lớn hơn vì liều lượng công thức an toàn có thay đổi theo từng độ tuổi.

Viêm phế quản ở trẻ mới biết đi
Viêm phế quản ở trẻ mới biết đi

Trẻ chập chững, trẻ lớn hơn và người lớn thường bị viêm phế quản. Trẻ sơ sinh thường không bị viêm phế quản, mà bị viêm tiểu phế quản (thường do nhiễm virus hợp bào hô hấp).

Trẻ mới biết đi bị đau ngực. Chuyện gì đang xảy ra?
Trẻ mới biết đi bị đau ngực. Chuyện gì đang xảy ra?

May mắn thay, một cơn đau tim sẽ không xảy ra ở độ tuổi này! Nhưng có một số nguyên nhân khác có thể gây đau ngực ở trẻ em.

Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

7 điều có thể bạn chưa biết về sốt ở trẻ sơ sinh
7 điều có thể bạn chưa biết về sốt ở trẻ sơ sinh

Tyeese Gaines, một bác sĩ phòng cấp cứu tại New Jersey nói: "Chỉ có nhiệt kế trực tràng mới đo chính xác được nhiệt độ cơ thể. Các chỉ số nhiệt kế đo ở bụng, trán và thậm chí cả ở tai cũng gần như không chính xác."

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây