1

Bệnh Basedow –vCác nguy cơ và biểu hiện bệnh - Bệnh viện Nội Tiết Trung ương

Gần đây, nhiều tác giả phát hiện 9,7% bệnh nhân Basedow có các rối loạn tự miễn khác đi kèm như viêm khớp dạng thấp, thiếu máu ác tính, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Addison, bạch biến, celiac, đái tháo đường type I.

Nguyên nhân

  • Độc tố từ môi trường
  • Thu nhận I-ốt quá mức
  • Nữ giới
  • Tiền sử gia đình bị bệnh
  • Nhiễm trùng
  • Sau đẻ
  • Hút thuốc lá
  • Stress
  • Tổn thương tuyến giáp

Biểu hiện của bệnh

Bệnh thường xuất hiện ở nữ, chiếm 80% các trường hợp, tuổi từ 20 – 50 tuổi, các biểu hiện chính của bệnh tại các tổ chức như sau:

  • Hệ tuần hoàn: nhịp tim tăng thường xuyên là dấu hiệu sớm, có thể nhịp xoang hoặc loạn nhịp. Huyết áp bệnh nhân không ổn định, các mạch máu lớn đập mạnh. Tình trạng tim tăng hoạt động làm bệnh nhân không thể duy trì được các hoạt động gắng sức vì vậy dễ trở thành suy tim ở bệnh nhân có tuổi. Bệnh nhân có thể có những cơn đau thắt ngực thậm chí ở cả những bệnh nhân trước đó chưa hề có bệnh mạch vành, cơn đau sẽ mất đi nếu bệnh nhân trở lại tình trạng bình giáp.
  • Tuyến giáp: tuyến giáp to ra gặp ở hầu hết bệnh nhân, sự phì đại ở nhều mức độ khác nhau.
  • Mắt: dấu hiệu về mắt có thể thấy ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh nhân có thể phàn nàn về cảm giác như có sạn trong mắt, hoặc có cảm giác nhức sau nhãn cầu, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, nhìn mờ hoặc nhìn đôi thường xuất hiện. Biểu hiện phổ biến nhất về mắt là lồi mắt và nhìn chằm chằm. Mắt lồi có nhiều mức độ, đối xứng hoặc không đối xứng và ít liên quan đến tình trạng nhiễm độc giáp.
  • Hệ thống tiêu hóa: bệnh nhân thường tăng cảm giác ăn ngon miệng trừ khi bệnh nhân có bệnh khác đi kèm hoặc dấu hiệu sớm của cơn nhiễm độc giáp kích phát. Thường thức ăn đi qua hệ thuống tiêu hóa rất nhanh, bệnh nhân thường đi phân nát, phân sống. Chức năng gan của bệnh nhân giảm, viêm teo dạ dày giảm tiết acid, đi ngoài phân mỡ và giảm hấp thu.
  • Hệ thống sinh dục: phụ nữ có thể bị mất kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường khi bệnh nhân bình giáp, lãnh đạm tình dục. Trẻ em gái thường dậy thì muộn, nam giới có thể bị chứng vú to, giảm tinh trùng và liệt dương.
  • Hệ thần kinh giao cảm: bệnh nhân tăng kích thích, bồn chồn, lo lắng, vã mồ hôi, mạch nhanh, run.
  • Hệ tinh thần kinh trung ương: biểu hiện thay đổi ở các mức độ khác nhau từ tinh thần không ổn định, căng thẳng dễ kích thích, mất ngủ đến rối loạn định hướng, rối loạn tinh thần, liệt chi dưới do giảm kali.
  • Dấu hiệu phù niêm trước xương chày, ngón tay dùi trống: phù niêm biểu hiện ở mặt trước hoặc trước ngoài hai cảng chân, ở 1/3 dưới, có khi ở toàn cẳng chan lan lên đầu gối như chân voi.
  • Các cơ quan khác: da nóng ẩm có biểu hiện rối loạn sắc tố. Tóc rụng, lông mọc ít, yếu cơ, có thể đau xương khớp.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Nội Tiết Trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Uống dầu cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Uống dầu cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Một nghiên cứu lâm sàng gần đây cho thấy rằng uống dầu cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và vitamin D làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong do ung thư.

Bệnh còi xương: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách điều trị
Bệnh còi xương: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách điều trị

Bệnh còi xương chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Trẻ em có nguy cơ bị còi xương cao nhất vì vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Trẻ sẽ dễ bị thiếu vitamin D nếu sống ở vùng có ít ánh nắng mặt trời, chế độ ăn quá ít thịt, cá, trứng hoặc không uống sữa. Đôi khi, tình trạng thiếu vitamin D là do di truyền.

Xét Nghiệm Canxi Ion Hóa Giúp Phát Hiện Bệnh Gì?
Xét Nghiệm Canxi Ion Hóa Giúp Phát Hiện Bệnh Gì?

Xét nghiệm canxi ion hóa trong máu xác định tổng lượng canxi trong máu, bao gồm cả canxi ion hóa, canxi liên kết với protein và anion. Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm canxi trong máu trong những trường hợp có dấu hiệu của bệnh thận, một số loại ung thư hoặc các vấn đề với tuyến cận giáp.

Bị bệnh gút có được ăn trứng không?
Bị bệnh gút có được ăn trứng không?

Những người bị bệnh gút cần kiêng một số loại thực phẩm để tránh làm tăng axit uric trong máu và gây ra cơn gút cấp. Vậy trứng có nằm trong danh sách những thực phẩm cần kiêng hay không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây