1

Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Hội chứng chân không yên!

Nếu bạn cảm thấy một sự thôi thúc không thể kiểm soát muốn di chuyển chân để giảm cảm giác kiến bò, ngứa ran hoặc đốt cháy, bạn có thể đã gặp phải hội chứng chân không yên (RLS).
Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Hội chứng chân không yên! Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Hội chứng chân không yên!

Đây là hội chứng gì?

Một nghiên cứu được thực hiện với hơn 600 phụ nữ mang thai cho thấy rằng trên 16% cho biết gặp phải các triệu chứng RLS. Các triệu chứng thường xuất hiện khi bạn nghỉ ngơi, đặc biệt là ngay trước khi bạn ngủ thiếp đi hoặc khi bạn ngồi yên trong thời gian dài, chẳng hạn như khi xem phim hoặc trong một chuyến đi xe đường dài.

Hầu hết thời gian, bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng của RLS ở chân dưới của bạn, nhưng một số phụ nữ cảm thấy nó ở bàn chân, đùi, cánh tay, hoặc bàn tay của họ. Di chuyển chân tay của bạn giúp ích ngay lập tức, nhưng cảm giác đó lại quay trở lại khi bạn ngừng di chuyển. Không cần phải nói, điều này có thể rất khó chịu và bực bội, đặc biệt là khi bạn đang cố gắng ngủ. Nếu RLS khiến bạn không thể ngủ vào ban đêm, bạn sẽ rất mệt mỏi.

May mắn thay cho những bà bầu bị RLS trong thai kỳ, đây chỉ là tạm thời. Các triệu chứng thường đến mức cao điểm khi bạn mang thai được 7 hoặc 8 tháng và biến mất hoàn toàn vào lúc bạn sinh con hoặc trong vòng một tháng sau đó.

Nguyên nhân gây hội chứng chân không yên

Không có nguyên nhân nào được xác định, nhưng các nghiên cứu đang được tiến hành. Ngoài việc ảnh hưởng đến một số lượng lớn phụ nữ mang thai, RLS còn ảnh hưởng đến nam giới, trẻ em và phụ nữ không mang thai. Và nó dường như di truyền trong các gia đình.

Đối với phụ nữ đã bị RLS, nó thường trầm trọng hơn trong thai kỳ. Không ai biết tại sao phụ nữ chưa từng bị RLS lại gặp phải nó trong khi mang thai, nhưng có một số giả thuyết. Thiếu sắt, thiếu folate, thay đổi hormone (đặc biệt là tăng estrogen) và thay đổi tuần hoàn là tất cả những thủ phạm có thể gây ra tình trạng này.

Những gì bạn có thể làm đối với hội chứng chân không yên

Những điều cần tránh

Hầu hết các loại thuốc được sử dụng để điều trị RLS không được khuyến nghị trong thời kỳ mang thai.

Quinine (được tìm thấy trong nước khoáng) đôi khi được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của RLS, nhưng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nó. Sự an toàn của nó đối với phụ nữ mang thai chưa được xác nhận.

Ngay cả một lượng nhỏ chất caffein cũng có thể khiến các triệu chứng RLS tồi tệ hơn. Nếu các triệu chứng RLS đang làm phiền bạn, bạn có thể thử loại bỏ hoàn toàn chất caffein khỏi chế độ ăn uống của bạn, nếu bạn chưa thực hiện điều này.

Một số loại thuốc, như kháng histamine trong các thuốc điều trị dị ứng và cảm lạnh, khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn đối với một số người. (Vì vậy, trong khi Benadryl có xu hướng làm cho người dùng buồn ngủ, nó thực sự có thể làm tăng các triệu chứng RLS của bạn và khiến bạn khó ngủ hơn.)

Nằm trên giường đọc sách hoặc xem truyền hình trước khi đi ngủ có thể làm mọi thứ trở nên tệ hơn. Bạn càng nằm càng lâu thì càng có nhiều khả năng RLS sẽ xảy ra. Thay vào đó, hãy nằm trên giường chỉ khi bạn đã sẵn sàng đi ngủ.

Những điều có thể hữu ích

Hỏi bác sĩ của bạn về các chất bổ sung như sắt, magiê, vitamin B12 hoặc folate. Tùy theo số lượng trong vitamin bà bầu, bác sĩ của bạn có thể hoặc không muốn bạn uống thêm.

Một số phụ nữ cảm thấy rất hữu ích khi duỗi căng chân, massage, sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh, tắm nước ấm hoặc thực hiện các kỹ thuật thư giãn. Có lẽ chồng bạn sẽ giúp massage hoặc xoa chân cho bạn cho đến khi bạn ngủ.

Để đọc thêm nhiều mẹo khác từ các bà bầu, hãy đọc bài viết của chúng tôi về cách đối phó với hội chứng chân không yên.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đối phó với hội chứng chân không yên: Lời khuyên các bà bầu
Đối phó với hội chứng chân không yên: Lời khuyên các bà bầu

Hội chứng chân không yên (RLS) có thể khiến bạn rất đau khổ. Như một bà mẹ đã nói, “Cuộc sống với một đứa trẻ mới sinh sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn khi mang thai và bị RLS. Ít nhất bạn cũng biết rằng khi bạn nằm xuống, bạn sẽ thực sự ngủ!”

Điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không?
Điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng khi mang thai có nguy hiểm không?
Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng là tình trạng vi khuẩn hiện diện trong mẫu nước tiểu mà người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn niệu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu.

Tiêm phòng khi đang mang thai có an toàn không?
Tiêm phòng khi đang mang thai có an toàn không?

Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).

Nằm nghỉ trên giường khi mang thai: Có hữu ích hay không?
Nằm nghỉ trên giường khi mang thai: Có hữu ích hay không?

Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải nằm nghỉ trên giường trong phần thời gian còn lại của thai kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Đắp chăn điện ngủ khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  957 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  977 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  811 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Chẩn đoán đái tháo đường thai kì có đáng lo không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  442 lượt xem

Em mới đi xét nghiệm dung nạp đường huyết chỉ số lúc đói là 4.06, sau uống nước đường 1 giờ 9.62, sau uống 2 giờ là 10.3 - Bác sĩ kết luận: dương tính đái tháo đường thai kì. Vậy chỉ số đái tháo đường này của em có đáng lo lắm không ạ?

Bôi thuốc gì cho khỏi chân mà không ảnh hưởng đến thai nhi?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  317 lượt xem

Va quệt với xe máy đi ngược chiều, em bị xước nhẹ phần da cẳng chân nên có dùng oxy già và thuốc đỏ để thoa lên vết thương. Hai ngày sau, vết xước vẫn chưa lành mà chân thì đau và sưng vù. Em đang mang bầu gần 6 tháng, có nên dùng thêm thuốc gì cho mau khỏi mà vẫn an toàn đối với em bé không, thưa bs?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây