1

Dừng đổ lỗi cho bản thân khi có thai kỳ nguy cơ cao

Phụ nữ thường tự đổi lỗi cho chính mình trong và sau khi có thai kỳ nguy cơ cao. Donna Rothert, người chuyên thai kỳ nguy cơ cao và mất mát về sinh sản, nói rằng cô đã nghe nhiều khách hàng làm đi làm lại điều này. “Chúng ta mang đứa trẻ này đến. Chúng ta nghĩ mình có thể bảo vệ nó, vì vậy chúng ta đổi lỗi cho chính mình”, cô nói. Nhiều phụ nữ cảm thấy không chỉ lo lắng mà còn có tội nếu có vấn đề với thai kỳ của họ.
Dừng đổ lỗi cho bản thân khi có thai kỳ nguy cơ cao Dừng đổ lỗi cho bản thân khi có thai kỳ nguy cơ cao

Sảy thai: Câu chuyện của hai người phụ nữ

Khi Pamela Wright mất đứa con sau 18 tuần, cô đổ lỗi cho chính mình. Có lẽ cô ấy đã bế đứa con trai lớn của mình quá nhiều trong thời gian mang thai. Có lẽ cô chơi đùa, đuổi theo bé vòng quanh sân chơi quá nhiều lần. Thật ra, cổ tử cung của cô đã khiến cô không thể giữ được thai nhi trong bụng. Cuối cùng, Wright cũng đã trấn an được bản thân về sự mất mát này. "Tôi đã mất một thời gian để hiểu rằng tôi chẳng thể làm gì để ngăn chặn được điều này", cô nói.

Bác sĩ tâm lý Rothert nói rằng tuổi tác có thể là căn nguyên của tội lỗi. Bạn có thể nghĩ rằng mọi thứ đã sai bởi vì bạn đã sinh con quá muộn trong cuộc sống. Nhưng tuổi tác của bạn có thể không liên quan gì đến vấn đề mang thai của bạn. Meredith Langston mất đi cặp song thai ở tuần thứ 21. Lúc đó cô 39 tuổi. Cô và chồng đã mất đi 2 người con trước đây và lo sợ rằng không còn thời gian để cô có thể thụ thai và họ đã gửi ngân hàng một số phôi đông lạnh.

Khi sẵn sàng có thai trở lại, họ đã chọn chuyển 2 phôi vào với hi vọng 1 trong số chúng sống sót. Thay vào đó, Langston đã phát triển chứng tiền sản giật và cả hai bào thai đều không sống nổi. Langston nói: "Tôi tự trách mình. Tôi cảm thấy rằng những đứa trẻ của tôi chết vì tôi đã chọn hai, tôi sợ nó không hiệu quả, tôi muốn có một cơ hội cao hơn, tôi nghĩ rằng sẽ chỉ có một phôi sống sót, mỗi ngày tôi đều dằn vặt mình." Liệu pháp tâm lý cho Langston là cơ hội được nói ra và khóc. Bởi vì chồng cô không thể nói về điều đó và ghét phải nhìn thấy cô ấy khóc, cô nói. Cô cần điều trị như phương tiện để thỏa mãn và một nơi để có thể vực mình lên.

Cô đã hỏi ý kiến của Quỹ về Tiền sản giật và kết nối trực tuyến với các nhóm phụ nữ khác đã trải qua những tổn thương tương tự. Cô ấy nói: "Điều đó đã giúp tôi vực dậy được tinh thần để quyết định xem liệu có muốn thụ thai lại một lần nữa không”. Kết quả là Langston đã thụ thai một cách tực nhiên 9 tháng sau đó và sinh được một cô con gái hoàn toàn khỏe mạnh.

Làm thế nào để dừng đổ lỗi cho chính mình?

Trước tiên, hãy cân nhắc xem bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu mình có một tình trạng khác. Nhà tâm lý trị liệu Gina Hassan đưa ra câu hỏi này: "Nếu bạn bị bệnh cường giáp, bạn có đổ thừa cho mình bị bệnh này không?"

Anna Glezer, bác sĩ tâm thần tại Đại học Y khoa San Francisco, nói rằng, cảm giác tội lỗi và đổ lỗi thường là triệu chứng chính của chứng trầm cảm. Bà nói: "Với những người đã có nhiều lần mất con, có thể tự trách mình. Những tổn thương trước đây có thể được khơi dậy và gắn liền với thai kỳ kế tiếp". 

Nếu bạn đang đổ lỗi cho chính mình, dưới đây là một số bước để giúp bạn chăm sóc sức khoẻ tâm thần trong thời kỳ mang thai nguy cơ cao:

  • Cứ cho phép cảm giác của mình. “Thật không bình thường khi phải cảm nhận về cảm giác của mình nhưng giống như người ta vẫn thường nói ‘Đừng tin vào mọi thứ bạn nghĩ’”, Hassan nói. Cần phải nhận ra rằng, việc đổ lỗi cho chính mình có thể là bước đầu tiên, nhưng sau đó bạn vẫn phải tiếp tục những việc để làm cho mình có cảm giác tốt hơn
  • Nói chuyện với ai đó. Nhiều phụ nữ cảm thấy khó nói chuyện với gia đình, bạn bè hoặc thậm chí những người bạn tình đang trải qua giai đoạn này với họ. May mắn thay, bạn có thể tìm các bác sĩ tâm thần như Glezer và các nhà tâm lý trị liệu như Rothert và Hassan chuyên về các vấn đề sinh sản của phụ nữ. Hoặc tìm kiếm một chuyên gia trị liệu trong khu vực của bạn.
  • Hãy rộng lượng với chính mình. Rothert gọi nó là "tự thoại với lòng trắc ẩn", ví dụ như thừa nhận rằng những khó khăn trong thai kỳ của bạn là do bạn không thể kiểm soát được.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: thai ky nguy co cao
Tin liên quan
Dùng thuốc chống trầm cảm khi mang thai
Dùng thuốc chống trầm cảm khi mang thai

Tất cả các thuốc điều trị trầm cảm đều đi qua nhau thai và được tìm thấy trong cả dịch màng ối và sữa mẹ. Một số loại thuốc trầm cảm được coi là có nguy cơ, và các vấn đề có thể xảy ra, mặc dù khá hiếm.

Cách đối phó với thai kỳ nguy cơ cao
Cách đối phó với thai kỳ nguy cơ cao

Bất kỳ thai kỳ nào cũng cần lo lắng quan tâm đến từ việc ăn uống lành mạnh đến nghỉ ngơi đầy đủ. Và nếu bạn có thai kỳ nguy cơ cao, có thể bạn sẽ cảm thấy đặc biệt lo lắng. Chỉ cần nghe đến từ “nguy cơ cao” cũng đủ cảm thấy đáng lo ngại rồi. Hãy đọc về cách đối phó với chúng.

Mang thai nguy cơ cao: Làm gì để người khác hiểu?
Mang thai nguy cơ cao: Làm gì để người khác hiểu?

Thai kỳ nguy cơ cao có thể là một trải nghiệm đơn độc khi những người xung quanh bạn không thể hiểu được những gì bạn đang trải qua.

Mang thai nguy cơ cao: đối phó với các cuộc hẹn thăm khám và xét nghiệm bổ sung
Mang thai nguy cơ cao: đối phó với các cuộc hẹn thăm khám và xét nghiệm bổ sung

Khi bạn có thai kỳ nguy cơ cao, bạn sẽ cần thêm các cuộc thăm khám thai để kiểm soát tình trạng. Và càng nhiều xét nghiệm, càng nhiều cuộc hẹn càng có nghĩa là bạn phải đối mặt với nhiều căng thằng.

Thai kỳ có nguy cơ cao: Đối phó sự oán giận với những người phụ nữ khác
Thai kỳ có nguy cơ cao: Đối phó sự oán giận với những người phụ nữ khác

Bạn không cô đơn nếu bạn có thai kỳ có nguy cơ cao và cảm thấy bất mãn đối với phụ nữ không bị như vậy.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Nguy cơ của việc dùng thuốc, khi không biết đã mang thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  479 lượt xem

Đầu tháng trước, thấy mệt, em đi khám, bs chẩn đoán bị rối loạn kinh nguyệt, viêm cổ tử cung, kê cho thuốc: Imedoxim (cefpodoxim 200mg): 20 viên, Seromin (Selenium500mg, Vitamin A 5000iu, Ascorbic Acid 500mg, Tocopherol Aceta) và thuốc đặt Metromizol (Metronidazol, neomycine). Sau thời gian dùng thuốc, em thấy mệt và nôn ói nhiều hơn. Trung tuần tháng này, em mua que về thử thấy lên 2 vạch. Đi khám, siêu âm, bs chẩn đoán thai em được gần 4 tuần. Vậy, nguy cơ của việc dùng các thuốc trên là sao ạ?

Dùng thuốc an thần, khi không biết đã mang thai 4 tuần?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  632 lượt xem

Vợ em đang điều trị thuốc an thần thì phát hiện có thai 4 tuần. Trong 4 tuần này, vợ em có dùng thuốc Stresam 50g (Etifoxine chlorhydrate). Sau đó cô ấy đã ngừng thuốc. Em vẫn đưa vợ đi khám thai đều đặn tại Bệnh viện, bs siêu âm thai 4D bào kết quả vẫn bình thường. Nhưng em và vợ đều rất lo lắng - Mong được bs tư vấn?

Có nên dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau trong thai kỳ?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  690 lượt xem

- Bác sĩ ơi, dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong thai kỳ không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  944 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dùng thuốc đau nửa đầu trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  810 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh đau nửa đầu. Thời gian này tôi đang mang thai bé thứ hai, việc dùng thuốc đau nửa đầu trong thai kỳ có an toàn cho thai nhi không, thưa bác sĩ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây