1

Tại sao máu kinh lại có màu nâu?

Hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều hiểu rõ các đặc điểm về kỳ kinh nguyệt của mình, ví dụ như kéo dài bao lâu, khoảng thời gian bị ra máu nhiều nhất hay có những triệu chứng nào. Vì vậy, khi phát hiện ra có điều bất thường, chẳng hạn như dịch tiết hoặc máu màu nâu sẫm thì lo lắng là điều dễ hiểu.
Tại sao máu kinh lại có màu nâu? Tại sao máu kinh lại có màu nâu?

Nội dung chính của bài viết:

  • Trong hầu hết các trường hợp, máu kinh màu nâu là điều bình thường. Máu nâu thường xuất hiện vào những ngày cuối của kỳ kinh.  
  • Đôi khi, hiện tượng ra máu nhỏ giọt hoặc máu màu nâu còn xảy ra ở giữa chu kỳ kinh nguyệt, trong giai đoạn rụng trứng. 
  • Cần đi khám ngay lập tức nếu bạn đang mang thai và phát hiện chảy máu âm đạo màu nâu. Điều này có thể báo hiệu có vấn đề không ổn đang xảy ra trong thai kỳ và cần có các biện pháp can thiệp.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang, nhiễm trùng nấm men, các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo hay ung thư cũng có thể gây ra hiện tượng tiết dịch màu nâu trong kỳ kinh.
  • Khi gần bước sang tuổi mãn kinh, kinh nguyệt sẽ có sự thay đổi. Dịch tiết màu nâu là điều bình thường trong giai đoạn này, miễn là không gặp phải các triệu chứng bất thường khác.
  • Máu kinh màu nâu thường không có gì đáng lo ngại cả nhưng nên đi khám nếu bạn cảm thấy hiện tượng ra máu không bình thường. Ngoài ra, cũng nên đến gặp bác sĩ nếu còn có các triệu chứng bất thường khác.

Kinh nguyệt của mỗi phụ nữ là khác nhau. Với một số người thì kinh nguyệt đến và đi rất nhẹ nhàng, chỉ kéo dài vài ngày và hầu như không đau đớn nhưng cũng có những người mỗi khi đến kỳ là lại đau đớn đến mức không thể đứng hay ngồi dậy được trong vài ngày đầu tiên, ra máu rất nhiều và còn lâu hết. Ngay cả khi vẫn diễn ra đều đặn hàng tháng thì đôi khi sẽ có tháng mà kinh nguyệt đột nhiên có sự thay đổi.

Máu kinh màu nâu có bình thường không?

Trong hầu hết các trường hợp, máu kinh màu nâu là điều bình thường.

Màu sắc và kết cấu của máu sẽ thay đổi trong suốt kỳ kinh nguyệt. Trong những ngày đầu, máu thường loãng và sang những ngày sau thì đặc hơn. Máu kinh có thể có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc nâu, ra nhiều hoặc ra ít. Kinh nguyệt thay đổi về độ dài, mức độ ra máu và các triệu chứng gặp phải là điều bình thường.

Máu nâu thường xuất hiện vào những ngày cuối của kỳ kinh. Khi diễn ra hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung trong vài ngày đầu, lượng máu sẽ nhiều, dòng chảy nhanh nên thường có màu đỏ. Khi đến gần cuối chu kỳ, do lượng máu giảm đi, dòng chảy chậm hơn nên bị oxy hóa và chuyển sang màu tối.

Đôi khi, hiện tượng ra máu nhỏ giọt hoặc máu màu nâu còn xảy ra ở giữa chu kỳ kinh nguyệt, trong giai đoạn rụng trứng. Điều này thường phổ biến hơn ở những bé gái mới có kinh nguyệt, phụ nữ bắt đầu dùng các biện pháp ngừa thai hoặc phụ nữ sắp mãn kinh. Khi bị ra máu giữa chu kỳ kinh thì nên đi khám bác sĩ để đảm bảo đó không phải là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe.

Một số biện pháp kiểm soát sinh sản có thể gây ra hiện tượng máu màu nâu trong thời gian có kinh nguyệt hoặc thậm chí ngoài thời gian có kinh nguyệt. Các biện pháp kiểm soát sinh sản này ảnh hưởng đến nồng độ hormone nên trong nhiều trường hợp, máu màu nâu là điều bình thường, ngay cả khi đã bắt đầu hành kinh.

Khi nào thì không bình thường?

Đôi khi, máu màu nâu là dấu hiệu chỉ ra một vấn đề bất thường.

Cần đi khám ngay lập tức nếu bạn đang mang thai và phát hiện chảy máu âm đạo màu nâu. Điều này có thể báo hiệu có vấn đề không ổn đang xảy ra trong thai kỳ và cần có các biện pháp can thiệp

Ngoài ra, nên đi khám nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào sau đây:

  • Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
  • Thời gian giữa các lần có kinh ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày
  • Không có kinh nguyệt trong từ 3 đến 6 tháng
  • Ra máu ngoài thời gian có kinh nguyệt
  • Chảy máu sau khi quan hệ
  • Chảy máu âm đạo sau mãn kinh
  • Đau ở âm đạo hoặc bụng dưới
  • Sốt - đây có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng
  • Mệt mỏi
  • Ra nhiều máu kinh hơn bình thường
  • Có dịch màu nâu sau khi đặt vòng tránh thai
  • Thấy dịch tiết màu nâu khi dùng tamoxifen - một phương pháp điều trị ung thư vú

Hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể gây ra hiện tượng tiết dịch màu nâu trong kỳ kinh. Các triệu chứng khác của hội chứng buồng trứng đa nang còn có:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Mọc lông bất thường trên mặt và cơ thể
  • Tăng cân không kiểm soát
  • Nổi mụn trứng cá
  • Khó thụ thai
  • Xuất hiện các mảng da dày, tối màu và mịn như nhung ở những khu vực có nếp gấp như cổ hay bẹn
  • Buồng trứng hình thành nhiều nang

Nguyên nhân gây hội chứng buồng trứng đa nang hiện vẫn chưa được xác định rõ nhưng có thể là do di truyền. Nếu có hiện tượng dịch tiết màu nâu kèm theo các triệu chứng khác thì cần đi khám càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị thì hội chứng buồng trứng đa nang có thể dẫn các bệnh như tiểu đường tuýp 2, vô sinh và bệnh tim mạch. Khi được phát hiện và điều trị sớm thì có thể ngăn ngừa được những vấn đề này.

Một số nguyên nhân gây ra dịch tiết màu nâu, ví dụ như mãn kinh, không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, màu dịch tiết âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm men hoặc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) chẳng hạn như lậu hoặc chlamydia và cần phải điều trị. Dịch tiết màu nâu cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý viêm như viêm cổ tử cung hoặc viêm âm đạo. Trong một số ít trường hợp, dịch tiết màu nâu còn có thể là dấu hiệu ung thư ví dụ như ung thư cổ tử cung. Cần đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ mình đang gặp phải một trong những vấn đề này. Bên cạnh đó, bạn nên đi khám tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ và tiêm vắc-xin phòng HPV.

Dịch tiết màu nâu trong thai kỳ

Hiện tượng ra máu nhẹ hoặc dịch tiết màu nâu là điều bình thường trong thời kỳ đầu mang thai, nhưng bất cứ khi nào phát hiện thấy bị chảy máu âm đạo trong thai kỳ thì đều phải đi khám bác sĩ.

Dịch tiết màu nâu khi mang thai có thể là dấu hiệu của sảy thai sớm. Nếu có hiện tượng này thì hãy chú ý xem có các triệu chứng bất thường khác, chẳng hạn như có mảnh mô chảy ra từ âm đạo hay không. Các dấu hiệu cảnh báo sảy thai sớm còn có:

  • Đau bụng
  • Đau thắt lưng
  • Đau vai
  • Cảm thấy chóng mặt, choáng váng, người lâng lâng hoặc ngất xỉu
  • Không còn buồn nôn hoặc các dấu hiệu mang thai khác

Nếu có các dấu hiệu này thì cần đến bệnh viện ngay để kiểm tra xem có phải sảy thai hay thai ngoài tử cung hay không.

Một số tác nhân, gồm có thuốc lá, rượu và các loại chất kích thích như cần sa hoặc cocaine, có thể gây sảy thai. Do đó, nếu đã mang bầu thì phải tránh xa tất cả các chất này.

Dịch màu nâu cũng có thể xuất hiện sau khi phá thai. Nếu gần đây bạn mới đi phá thai thì cần làm theo đúng các hướng dẫn mà bác sĩ đưa ra và khi có triệu chứng bất thường thì phải đến bệnh viện ngay.

Dịch tiết màu nâu khi mãn kinh

Khi gần bước sang tuổi mãn kinh, kinh nguyệt sẽ có sự thay đổi. Giai đoạn trước khi mãn kinh được gọi là tiền mãn kinh. Dịch tiết màu nâu là điều bình thường trong giai đoạn này, miễn là không gặp phải các triệu chứng bất thường khác. Một phụ nữ được coi là chính thức mãn kinh khi 12 tháng liên tiếp không có kinh nguyệt. Trong giai đoạn hậu mãn kinh, có nghĩa sau khi đã trải qua một năm không có kinh nguyệt thì sẽ không còn hiện tượng ra máu hay dịch tiết màu nâu nữa.

Đa phần, ra máu hoặc xuất hiện dịch tiết âm đạo trong giai đoạn tiền mãn kinh không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu viêm niêm mạc âm đạo (viêm teo âm đạo), polyp cổ tử cung và các vấn đề khác trong tử cung hoặc cổ tử cung, bao gồm cả ung thư.

Nếu đã hơn một năm kể từ lần có kinh nguyệt cuối cùng mà lại bị ra máu hoặc có dịch tiết âm đạo thì cần đi khám để xác định nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân gây ra máu sau mãn kinh, nhiều nguyên nhân trong đó có thể dễ dàng điều trị được, đặc biệt là khi được phát hiện sớm.

Khi nào nên đi khám?

Máu kinh màu nâu thường không có gì đáng lo ngại cả nhưng nên đi khám nếu bạn cảm thấy hiện tượng ra máu không bình thường. Ngoài ra, cũng nên đến gặp bác sĩ nếu còn có các triệu chứng bất thường khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: kinh nguyệt
Tin liên quan
Đau bụng kinh dữ dội là do đâu và điều trị bằng cách nào?
Đau bụng kinh dữ dội là do đâu và điều trị bằng cách nào?

Đau bụng kinh hay thống kinh là vấn đề mà rất nhiều phụ nữ gặp phải trong những ngày “đèn đỏ”. Mức độ của cơn đau ở mỗi người là khác nhau, có người chỉ thấy hơi đau và sau 1 - 2 ngày là hết nhưng cũng có người đau đớn dữ dội đến mức không thể chịu được trong suốt nhiều ngày và cơn đau còn can thiệp vào các hoạt động sống thường nhật.

Kinh nguyệt ra nhiều là vì sao?
Kinh nguyệt ra nhiều là vì sao?

Ra máu nhiều và đau bụng kinh là những vấn đề phổ biến ở nhiều phụ nữ khi có kinh nguyệt. Mặc dù lượng máu kinh và chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau nhưng ra nhiều máu đến mức làm gián đoạn việc sinh hoạt thường ngày thì lại là điều không bình thường.

Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt
Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là điều bình thường trong giai đoạn dậy thì cũng như là quanh thời kỳ mãn kinh và không cần điều trị nhưng nếu tình trạng kinh nguyệt không đều xảy ra trong khoảng thời gian giữa hai giai đoạn này thì sẽ cần đến các phương pháp can thiệp.

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một vấn đề rất phổ biến. Theo thống kê, có đến 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều đã và đang gặp phải các triệu chứng của hội chứng này.

Nguyên nhân nào gây đau bụng trong kỳ kinh nguyệt và cách điều trị
Nguyên nhân nào gây đau bụng trong kỳ kinh nguyệt và cách điều trị

Trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng, nhiều phụ nữ phải trải qua những cơn đau đớn và cảm giác khó chịu. Đây đều là những hiện tượng bình thường, tuy nhiên nếu đau đớn dữ dội đến mức phải nghỉ học, nghỉ làm thì lại là điều không bình thường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây