1

Ý nghĩa của việc xét nghiệm đo hoạt độ ALP

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP là xét nghiệm kiểm tra nồng độ enzyme phosphatase kiềm trong máu, từ đó giúp bác sĩ đánh giá chức năng gan hoặc xương. Ngoài ra, chỉ số hoạt độ ALP máu còn cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ em, khối u ở thận hoặc nhiễm trùng nặng.

1. Hoạt độ ALP máu là gì?

ALP máu (phosphatase kiềm) là một loại enzyme tồn tại trong máu, có chức năng tiêu hủy các protein trong cơ thể. ALP tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và phụ thuộc vào cơ quan nơi mà chúng được sản sinh ra. Phần lớn ALP được sinh ra ở gan, số còn lại được sản xuất tại tủy xương, ruột và thận. Ở phụ nữ mang thai, ALP còn được tổng hợp ở nhau thai.

Hoạt độ ALP máu là chỉ số nồng độ enzyme phosphatase kiềm trong máu, được xác định bằng các xét nghiệm chuyên biệt.

Ý nghĩa của việc xét nghiệm đo hoạt độ ALP
Ở người bình thường ALP chủ yếu được sinh ra từ gan

2. Xét nghiệm đo hoạt độ ALP

 

Xét nghiệm đo nồng độ phosphatase kiềm là xét nghiệm được chỉ định thực hiện để xác định nồng độ enzym ALP trong máu. Qua đó, bác sĩ có thể đánh giá chức năng gan và kiểm tra xem liệu có vấn đề nào xảy ra với xương của bệnh nhân hay không.

  • Đối với gan, xét nghiệm đo hoạt độ ALP là một phần trong xét nghiệm chức năng gan cơ bản. Theo đó, khi gan bị tổn thương hay mắc phải rối loạn nào đó liên quan đến gan với các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, đau bụng, buồn nôn và nôn thì xét nghiệm ALP đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Kết quả đo hoạt độ ALP là thông tin cần thiết để bác sĩ chẩn đoán các bệnh như viêm gan, xơ gan, viêm túi mật, tắc ống dẫn mật;
  • Đối với xương, xét nghiệm ALP đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện các bệnh lý liên quan đến nồng độ phosphatase kiềm ở trẻ em như còi xương, nhuyễn xương và bệnh Paget.

Bên cạnh đó, chỉ số phosphatase kiềm trong máu còn có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá sự thiếu hụt vitamin D của cơ thể, sự có mặt của khối u hay bất thường trong quá trình phát triển xương.

3. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm đo ALP?

 

ALP được dùng để sàng lọc và chẩn đoán các bệnh lý ở gan và xương. Do đó, những bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ tại 2 cơ quan này là đối tượng nên thực hiện xét nghiệm đo hoạt độ ALP.

Đối với gan, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm ALP nếu nhận thấy một số triệu chứng liên quan đến gan như:

  • Vàng da;
  • Đau bụng;
  • Nôn mửa.

Đối với xương, xét nghiệm này được chỉ định để chẩn đoán những bệnh lý như:

  • Còi xương;
  • Nhuyễn xương;
  • Bệnh Paget;
  • Tình trạng thiếu hụt vitamin D;
  • U xương;
  • Bất thường trong sự phát triển xương.

4. Xét nghiệm đo hoạt độ ALP máu được thực hiện ra sao?

 

Trước khi lấy máu để tiến hành xét nghiệm ALP, bệnh nhân không cần phải nhịn ăn hay kiêng bất kỳ thứ gì. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn quá nhiều trước khi lấy máu, bởi điều này có khả năng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng vì một số dược chất có thể làm thay đổi hàm lượng ALP trong máu.

Khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ thông báo cho bệnh nhân và cho biết có cần làm thêm xét nghiệm nào nữa không.

Ý nghĩa của việc xét nghiệm đo hoạt độ ALP
Bác sĩ sẽ thông báo kết quả xét nghiệm và tư vấn điều trị cho bệnh nhân

5. Ý nghĩa lâm sàng của giá trị kết quả

 

5.1. Bình thường

Các giá trị bình thường được liệt kê dưới đây, được gọi là phạm vi tham chiếu đối với hoạt độ ALP máu. Các phạm vi này thường khác nhau tùy theo phòng xét nghiệm. Hơn nữa, bác sĩ khi đánh giá kết quả sẽ dựa trên cả tình trạng sức khỏe và nhiều yếu tố khác. Điều này có nghĩa là, nếu một giá trị nằm ngoài các giới hạn bình thường dưới đây thì vẫn có thể được xem là bình thường.

  • Người lớn: Trong khoảng 25 - 100 đơn vị mỗi lít (U / L) hoặc 0,43 - 1,70 microkatals mỗi lít (mckat / L);
  • Trẻ em: Dưới 350 U / L hoặc dưới 5,95 mckat / L.

5.2. Giá trị cao

Nồng độ ALP tăng cao có thể là do các vấn đề về gan, chẳng hạn như bệnh viêm gan, tắc nghẽn ống mật (vàng da), sỏi mật, xơ gan, thậm chí ung thư gan hoặc ung thư đã di căn từ một bộ phận khác trên cơ thể sang gan.

Bên cạnh đó, nồng độ phosphatase kiềm cao cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh về xương, chẳng hạn như bệnh Paget, nhuyễn xương, còi xương ở trẻ em, khối u ở xương hoặc ung thư đã di căn từ một bộ phận khác của cơ thể đến xương hoặc cũng có trường hợp là do tuyến cận giáp hoạt động quá mức (cường tuyến cận giáp). Quá trình phục hồi sau gãy xương cũng là nguyên nhân làm tăng hoạt độ ALP máu.

Ngoài ra, bệnh nhân suy tim, đau tim, bạch cầu đơn nhân hoặc ung thư thận cũng là những đối tượng có nồng độ ALP tăng cao. Nhiễm trùng nghiêm trọng lây lan khắp cơ thể (nhiễm trùng huyết) cũng làm tăng hoạt độ ALP máu. Phụ nữ mang thai có nồng độ ALP cao vì nhau thai là cơ quan góp phần sản sinh ra ALP.

5.3. Giá trị thấp

Hoạt độ ALP thấp có thể gây ra bởi:

  • Các vấn đề dẫn đến suy dinh dưỡng, chẳng hạn như bệnh celiac;
  • Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng;
  • Một loại bệnh di truyền liên quan đến xương, gọi là hypophosphatasia.

Ngoài xét nghiệm đo hoạt độ ALP, các xét nghiệm khác có thể được chỉ định để bệnh nhân thực hiện bổ sung nhằm xác định xem thật sự có bệnh lý hay không.

Xét nghiệm sinh hóa máu gồm nhiều công đoạn tiến hành phức tạp, đòi hỏi tay nghề chuyên môn cao và sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại. Vì vậy chúng ta nên chọn thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu tại các bệnh viện uy tín.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Tin liên quan
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?

Ferritin là một loại protein dự trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần. Ferritin tập trung chủ yếu trong các tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu.

Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?
Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây