1

Xuất huyết não, màng não ở trẻ em: Những điều cần biết

Xuất huyết não, màng não ở trẻ em hoàn toàn khác với ở người lớn và người cao tuổi về nguyên nhân, biểu hiện bệnh, điều trị và dự phòng. Bệnh khá phổ biến ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta. Đây là một bệnh rất nặng, tỷ lệ tử vong cao, từ 25-40% trẻ mắc bệnh, tỷ lệ để lại di chứng tới 40-50%.

1. Vì sao trẻ bị xuất huyết não?

 

Xuất huyết não, màng não là tình trạng chảy máu não, màng não do vỡ bất kì một mạch máu nào trong não. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề.

Xuất huyết não ở trẻ em là một bệnh cảnh nặng cấp tính do nhiều nguyên nhân như chấn thương sọ não do tai nạn sinh hoạt, các bệnh lý huyết học gây rối loạn đông máu khác... Trong đó, rối loạn đông máu do thiếu vitamin K là nguyên nhân chính.

Theo nghiên cứu, Vitamin K tham gia vào quá trình tổng hợp một số yếu tố đông máu ở gan. Thiếu các yếu tố này cơ thể dễ bị chảy máu. 90% trẻ xuất huyết não do thiếu vitamin K thường xảy ra vào lúc 30-40 ngày tuổi, trên độ tuổi này.

Nguyên nhân thiếu vitamin K ở trẻ nhỏ là do:

  • Vitamin K được cung cấp từ mẹ sang thai nhi qua rau thai, lượng này rất nhỏ, và phần chính vitamin K mà trẻ nhỏ nhận được qua sữa mẹ. Tuy nhiên vitamin K trong sữa mẹ thấp hơn sữa bò, sữa bột nhân tạo. Lượng vitamin K trong sữa mẹ thay đổi từ khoảng 20-30 microgam/lít; trong khi ở sữa bột nhân tạo, lượng vitamin K có trên 50 microgam/lít.
  • Sữa của người mẹ không được ăn bồi dưỡng trong những tháng cuối của thời kỳ thai, ở những người mẹ ăn kiêng khem sau sinh như kiêng ăn mỡ, dầu, lượng vitamin K trong sữa mẹ càng ít.
  • Ở trẻ nhỏ sau khi sinh, lúc một tháng tuổi, vi khuẩn có khả năng tổng hợp vitamin K ở ruột chưa đủ, do đó trẻ nhỏ càng dễ bị thiếu vitamin K dẫn đến xuất huyết não, màng não hơn trẻ lớn.
  • Những trẻ nhỏ phải dùng kháng sinh sớm, bị rối loạn tiêu hóa cũng làm cho nguồn vitamin K tổng hợp ở ruột ít.
  • Những bà mẹ có dùng các thuốc như rifamycin, isoniazid, bacbiturat hoặc bị nhiễm dioxin trong thời kỳ mang thai cũng dễ bị xuất huyết hơn con của các bà mẹ không dùng thuốc trong thời kỳ mang thai.
Xuất huyết não, màng não ở trẻ em: Những điều cần biết
Rối loạn đông máu do thiếu vitamin K là nguyên nhân chính gây xuất huyết não ở trẻ

2. Biến chứng nguy hiểm xuất huyết não, màng não ở trẻ

 

Trẻ bị xuất huyết não, màng não dù được điều trị tích cực nhưng tỉ lệ tử vong rất cao từ 25 – 40%, hoặc để lại di chứng 40-50%.

Các di chứng hay gặp nhất ở trẻ bị xuất huyết não gồm có:

  • Động kinh;
  • Liệt vận động;
  • Chậm phát triển tinh thần;
  • Ứ nước não thất, khiến trẻ bị tàn tật suốt đời.

Bệnh xuất huyết não ở trẻ em nguy hiểm như vậy song lại hoàn toàn có thể dự phòng được và chữa khỏi, ít di chứng nếu như phát hiện được bệnh sớm.

3. Dấu hiệu nhận biết xuất huyết não, màng não ở trẻ

 

Xuất huyết não, màng não ở trẻ chủ yếu là do thiếu vitamin K. Bệnh xảy ra rất nhanh và có các dấu hiệu sau:

  • Đột nhiên thấy da trẻ xanh tái đi, bỏ bú, nôn trớ rồi trẻ khóc thét, rên rỉ.
  • Trẻ bị co giật, mất ý thức và hôn mê.
  • Trẻ tiếp tục co giật toàn thân hoặc co giật cục bộ ở một chi, ở mặt hay nửa người, sụp mí mắt.
  • Nhiều trẻ có biểu hiện thở không đều hoặc có từng lúc ngừng thở. Tình trạng bệnh nhi lúc này rất nguy kịch.
  • Nếu để ý kỹ, người mẹ có thể phát hiện thấy thóp của trẻ phồng, căng.
  • Trên da trẻ có một số biểu hiện xuất huyết như có chỗ bầm tím, với trẻ trong tuần đầu sau sinh có biểu hiện chảy máu rốn kéo dài và nếu trẻ có tiêm chích thì chỗ tiêm chích bầm tím.
  • Khi có biểu hiện xuất huyết ở da, ở rốn, ở chỗ tiêm chích nên đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện tình trạng dễ chảy máu và được điều trị sớm, không để xảy ra xuất huyết não, màng não.

Nếu biểu hiện bệnh như trên xảy ra vào khoảng 30-60 ngày tuổi có thể nghi ngờ ngay là xuất huyết não, màng não. Xét nghiệm thấy có thiếu máu, chọc dò nước não tủy thấy dịch chảy ra màu hồng có máu.

4. Điều trị và dự phòng xuất huyết não, màng não ở trẻ

Xuất huyết não, màng não ở trẻ em: Những điều cần biết
Xuất huyết não, màng não ở trẻ nhỏ là một bệnh nặng phải được đưa đi điều trị cấp cứu tại bệnh viện

 

4.1. Điều trị xuất huyết não, màng não

Xuất huyết não, màng não ở trẻ nhỏ là một bệnh nặng phải được điều trị cấp cứu tại bệnh viện, không thể chữa tại nhà hoặc ở các phòng mạch, do đó khi có các biểu hiện nghi ngờ là xuất huyết não, màng não như đã nói đến ở trên thì người nhà phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán xác định.

Nếu là do thiếu vitamin K thì trẻ phải được điều trị tích cực bằng việc tiêm vitamin K, truyền máu và chăm sóc, theo dõi đặc biệt, chống co giật, hỗ trợ thở và cung cấp dinh dưỡng vì trẻ bị hôn mê, không bú được.

Sau khi cầm máu, chảy máu màng não ổn định, nếu có ổ máu tụ có thể phải can thiệp phẫu thuật lấy máu tụ. Bằng phương pháp điều trị khẩn trương, tốn kém như trên, nhưng tỷ lệ tử vong, di chứng vẫn còn cao, vì thế nên việc dự phòng xuất huyết não, màng não cho trẻ nhỏ là rất quan trọng.

4.2. Các biện pháp dự phòng xuất huyết não, màng não

Bệnh xuất huyết não, màng não ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể dự phòng được bằng việc các bà mẹ ngay từ trong thời kỳ còn mang thai nên chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe cho mình như bổ sung thêm vitamin K qua các loại thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc, sữa, trứng gà, đậu phụ, thịt lợn nạc, thịt bò... và tiêm vitamin K 5mg tiêm bắp cho mẹ có thai vào 2 tuần cuối trước sinh.

Sau khi sinh, nên cung cấp vitamin K cho tất cả trẻ mới sinh theo 2 phương pháp sau:

  • Tiêm cho tất cả các trẻ mới sinh một mũi vitamin K1 1mg, hoặc vitamin K3 2mg.
  • Cho tất cả trẻ mới sinh uống vitamin K1 2mg, 3 lần, lần một sau khi sinh, lần hai lúc 7 ngày tuổi và lần ba lúc 1 tháng tuổi.

Cách tốt nhất là dùng phương pháp tiêm một lần cho trẻ ngay sau sinh. Tiêm cho tất cả trẻ ngay sau sinh không kể trẻ đó đủ tháng hay thiếu tháng, trẻ khỏe hay yếu. Hiệu quả của sử dụng vitamin K1 và K3 là như nhau.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 687 Lượt xem
Tin liên quan
Cholesterol Là Gì? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết
Cholesterol Là Gì? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết

Cholesterol là một loại chất béo có trong máu của bạn. Các tế bào cơ thể cần cholesterol, nó giúp cho màng ngoài của các tế bào ổn định.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu
Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu

Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có hàng chục loại chất béo khác nhau, và mỗi loại lại có một vai trò và tác động không giống nhau bên trong cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây