1

Vô cảm trên bệnh nhân rối loạn chức năng vận động - bệnh viện 103

1. Xem xét trước mổ

  • Rối loạn chức năng tự động có thể do bởi rối loạn toàn thể hoặc khoanh đoạn của hệ thần kinh ngoại vi hoặc trung ương. Triệu chứng có thể là toàn thân, khoanh đoạn hoặc ổ.
  • Các rối loạn này có thể là bẩm sinh, gia đình hoặc mắc phải. Biểu lộ thường gặp bao gồm liệt dương, rối loạn chức năng bàng quang và dạ dày ruột, bất thường điều hòa dịch thể, giảm tiết mồ hôi, nước bọt, nước mắt và hạ huyết áp tư thế đứng thường là biểu lộ nặng nhất của rối loạn này.
  • Rối loạn chức năng tự động mắc phải có thể là cô lập (đơn thuần), một phần của quá trình thoái hóa toàn thể (hội chứng Shy-Drager, bệnh Parkinson, teo trám cầu tiểu não), một phần của quá trình thần kinh khoanh đoạn (bệnh xơ cứng rải rác, bệnh rỗng tủy sống, loạn dưỡng giao cảm phản xạ, hoặc tổn thương tủy sống) hoặc biểu lộ rối loạn ảnh hưởng thần kinh ngoại vi (hội chứng Guillain-Barre’, đái tháo đường, nghiện rượu, thoái hóa dạng tinh bột, hoặc rối loạn chuyển hóa porphyrin).
  • Điều trị bao gồm tăng lượng muối ăn vào, ngủ ở tư thế Trendelenburg ngược (giảm thiểu lợi niệu đêm và cao huyết áp nằm ngửa) và các liệu pháp điều trị thuốc khác nhau có lẽ bao gồm corticoid khoáng (fludrocortison-Florinef), thuốc ức chế prostaglandin (ibuprofen), thuốc phong bế β-adrenergic, thuốc giống giao cảm hoặc thuốc kháng chủ vận dopamin (metoclopramid). Vasopressin analog desmopressin (DDAVP)  hoặc somatostatin analog octreotide (Sandostatin) có lẽ cũng được thử dùng.
  • Rối loạn tự động bẩm sinh hoặc gia đình thường xảy ra nhất ở trẻ em Do thái Ashkenazi và thường được xếp vào hội chứng Riley-Day. Rối loạn chức năng tự động là dễ thấy và kết hợp với không ổn định cảm xúc và giảm cảm giác toàn thân.
  • Hơn nữa bệnh nhân dễ mắc phải cơn rối loạn tự động khởi phát bởi stress và điển hình bởi cao huyết áp đáng kể, nhịp tim nhanh, đau bụng, toát mồ hôi và nôn. Tiêm diazepam tĩnh mạch là hiệu quả để điều trị các cơn này. Người ta đã mô tả rối loạn tự động di truyền kết hợp với thiếu hụt dopamin β-hydroxylase. Sử dụng α-dihydroxyphenylserine (α-DOPS) giúp cải thiện triệu chứng ở các bệnh nhân này.

2. Xem xét vô cảm

  • Nguy cơ chính ở các bệnh nhân này là hạ huyết áp đáng kể, suy giảm dòng máu não và vành. Tăng huyết áp đáng kể có thể gây ảnh hưởng có hại tương đương như hạ huyết áp.
  • Phần lớn bệnh nhân có giảm khối lượng máu lưu hành mãn tính. Bệnh nhân kém chịu đựng ảnh hưởng giãn mạch của tê tủy sống và tê ngoài màng cứng. Tương tự, các ảnh hưởng ức chế tim và giãn mạch của phần lớn các thuốc mê phối hợp với áp lực dương tính đường khí đạo có thể gây ảnh hưởng có hại tương đương.
  • Nên theo dõi liên tục huyết áp động mạch xâm lấn. Hạ huyết áp nên được điều trị bằng truyền dịch và thuốc vận mạch tác động gián tiếp. Có thể nhận thấy các bệnh nhân này tăng nhạy cảm với thuốc vận mạch.
  • Các bệnh nhân này cũng thường chịu đựng kém mất máu. Catheter tĩnh mạch trung ương hoặc động mạch phổi có giá trị khi nghi ngờ xảy ra sự chuyển dịch dịch thể lớn. Nên theo dõi chặt chẽ thân nhiệt. Bệnh nhân giảm tiết mồ hôi đặc biệt nhạy cảm với sốt cao.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây