1

Viêm tuyến nước bọt mang tai cấp - bệnh viện 103

 Bệnh căn

Viêm tuyến nước bọt mang tai cấp có thể do các yếu tố toàn thân và tại chỗ:

– Các yếu tố toàn thân: Gồm các trạng thái bệnh lý toàn thân gây suy dinh dưỡng làm suy kiệt cơ thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến.

– Các bệnh truyền nhiễm: Cúm, sởi, ỉa chảy, lỵ, thương hàn…

– Các thuốc nhóm bệnh thần kinh: Hội chứng suy nhược thần kinh, Sau rối loạn tuần hoàn não, sau chấn thương sọ não và rối lợn thần kinh thực vật gây rối loạn tiết nước bọt.

Viêm tuyến nước bọt cấp sau phẫu thuật bụng hay gặp hơn cả (0,2 – 4%), sau mổ chấn thương gẫy xương ít hơn, chỉ thấy ở một số bệnh nhân suy mòn nằm bất động lâu ngày.

Viêm tuyến nước bọt còn gặp ở những ngày thay đổi thời tiết, những tiếp xúc nóng lạnh đột ngột ở bệnh nhân có cơ địa phản ứng dị ứng khu vực tuyến.

– Các yếu tố tại chỗ: Chủ yếu là bệnh lý viêm nhiễm ở vùng xung quanh tuyến lan vào như cốt tuỷ viêm xương hàm dưới ở vùng góc hàm hay ngành lên, viêm tai xương chũm cấp hoặc mạn, viêm khớp hàm có mủ, sỏi ống tuyến hoặc sau chấn thương tuyến.

Các bệnh răng miệng là yếu tố quan trọng và thường xuyên gây viêm tuyến nước bọt.

Những đường nhiễm trùng vào ống tuyến gồm:

– Thâm nhập qua đường miệng, vào ống tuyến rồi vào nhu mô tuyến.

– Theo đường máu vào tuyến xảy ra sau một số bệnh viêm nhiễm khu trú hoặc sau  phẫu thuật vết thương.

– Nhiễm trùng tuyến theo đường tiếp cận lan tràn xung quanh, phá vỡ vỏ xơ bao quanh tuyến vào nhu mô tuyến.

Hình ảnh thương tổn giải phẫu bệnh

– Trong giai đoạn đầu của viêm tuyến nước bọt cấp thấy hình ảnh xung huyết phù nề và thâm nhiễm bạch cầu của tổ chức tuyến. Ống tuyến tổ chức biểu mô trương lên, có ít tế bào nong ra, dịch quánh có nhiều chất hữu cơ dễ gây tắc nghẽn từng đoạn ống.

– Giai đoạn viêm cấp: Trong tổ chức tuyến thâm nhiễm nhiều bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính. Trong tổ chức rải rác có những ổ xuất huyết, một số nơi đọng mủ tạo thành những ổ áp xe nhỏ, nòng ống tuyến chứa nhiều mủ, bạch cầu, tế bào biểu mô thoái hoá.

– Giai đoạn lui bệnh: Trong tổ chức được thay thế bằng bạch cầu đơn nhân và lymphocyt. Tổ chức xơ hơi tăng, các ổ mủ xuất huyết giảm dần, nhu mô tuyến dần dần hồi phục. Trong lòng ống tuyến nước bọt loãng hơn, chỉ có ít dịch mủ lẫn nước bọt.

Lâm sàng viêm tuyến nước bọt mang tai cấp

Theo tiến triển lâm sàng, viêm tuyến mang tai cấp được chia thành 3 loại, thực chất là 3 giai đoạn:

– Viêm tuyến thanh dịch (giai đoạn đâù): Các triệu chứng chức năng có thể thấy đau tức nhẹ vùng tuyến, đau tăng nhanh căng tức buốt như bị đâm, đau tăng hơn khi ăn uống, toàn thân có sốt, có khi sốt cao. Bệnh nhân có cảm giác khô miệng (do phản xạ giảm tiết cả hệ thống tuyến giai đoạn đầu).

Khám thấy hai bên má lệch (do viêm tuyến cấp chỉ ở một bên), dái tai bị đẩy lệch, da che phủ vùng tuyến có có phản ứng giãn mạch hơi đỏ, tăng cảm ngoài ra và nóng. Khi há miệng, vận động hàm dưới có bị đau vùng tuyến. Khám quanh miệng ống tuyến thấy phù nề đỏ, ít tiết dịch nước bọt, dịch quánh đặc nhầy lẫn với tổ chức niêm mạc bong ra.

Nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời và tốt, các triệu chứng cơ năng và thực thể giẩm dần, nước bọt loãng dần và số lượng tăng, bệnh thuyên giảm và ổn định.

Giai đoạn viêm tuyến mang tai cấp thanh dịch không có chỉ định chụp cản quang tuyến mang tai.

–  Viêm tuyến nước bọt mang tai hoá mủ: (giai đoạn 2).

Nếu giai đoạn viêm tuyến thanh dịch không được điều trị, hoặc điều trị không tích cực, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn viêm mủ. Đây là giai đoạn phát triển nhanh cấp tính do vỏ bọc xung quanh tuyến dầy và dai nên mủ khó thoát ra ngoài tổ chức xung quanh tuyến và tổ chức dưới da nên tổ chức tuyến bị căng và chèn ép làm bệnh nhân rất đau (đau như xé, như dao đâm), thậm chí phản ứng quanh tuyến tăng lên lan tràn ra xung quanh, màu sắc da hơi đỏ hoặc tím xẫm, toàn thân sốt cao, có khi rét run. Danh giới vùng tuyến không rõ, có khi thâm nhiễm cả xuống vùng góc hàm làm cho bệnh nhân hạn chế há miệng.

Miệng ống tuyến viêm đỏ, vuốt dọc ống có nhiều mủ trắng chảy ra, hầu như rất ít nước bọt. Sau khi vuốt mủ ở ống ra có thể thấy nước bọt tiết ra ít lẫn mủ trắng đục.

Bệnh có thể tiến triển theo hai hướng:

– Nếu được điều trị thích hợp: Bệnh thuyên giảm dần cả toàn thân và tại chỗ, có thể hồi phục dần, giảm sốt, vận động xương hàm dễ hơn, ăn uống ngon miệng dần, đỡ xưng nề hơn, nước bọt tiết nhiều hơn, có khi hơi tăng tiết nhưng sau đó có thể lại bình thường.

– Nhưng nếu bệnh nhân tiến triển xấu: Sẽ dẫn đến viêm tuyến hoại tử lớn. Toàn trạng suy sụp, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, nếu cơ thể còn sức đề kháng tốt sẽ có sốt cao, khi cơ thể đã suy sụp có thể chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt. Tại chỗ nhu mô tuyến bị phá huỷ tạo thành ổ mủ, vỏ tuyến bị phá vỡ, ổ mủ bị lan tràn ra tổ chức xung quanh tạo ra bệnh cảnh viêm lan toả rộng. Bệnh nhân đến vào giai đoạn này rất khó xác định viêm tổ chức liên kết hay do viêm tuyến hoại tử lan tràn.

Những biến chứng của viêm tuyến nước bọt mang tai cấp:

Tiên lượng của viêm tuyến nước bọt không đặc hiệu thường là tốt. Trong trường hợp sức chống đỡ của cơ thể yếu như trên một cơ thể mắc những bệnh toàn thân như đái tháo đường, sau bệnh truyền nhiễm và một số bệnh mạn tính khác sẽ dễ dẫn đến một số biến chứng sớm hoặc muộn:

Lan tràn mủ xuống vùng thấp ở cổ hoặc dọc máng cảnh, dưới hàm vào trung thất, nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Dò tuyến nước bọt là hậu quả của hoại tử tổ chức tuyến, có thể thấy liệt bại các nhánh thần kinh VII do hoại tử hoặc sẹo dính co kéo.

Chẩn đoán phân biệt:

Cần chẩn đoán phân biệt với viêm tấy lan toả vùng má thái dương cơ cắn. Trong trường hợp này cần kiểm tra số lượng và chất lượng nước bọt tiết ra và miệng ống tuyến.

Cũng cần phân biệt với bệnh quai bị: Viêm tuyến không đặc hiệu thường ở một bên tuyến và thường gặp ở người lớn. Cần căn cứ vào yếu tố dịch tễ, các xét nghiệm máu thường quy và men amylasa.

Điều trị viêm tuyến mang tai cấp

Các biện pháp điều trị cần căn cứ vào từng giai đoạn và mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Ở giai đoạn viêm tuyến thanh dịch có thể áp dụng các biện pháp sau:

– Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng toàn thân và tại chỗ, có thể kết hợp kháng sinh chống nhiễm trùng Gram (-) và Gram (+), chọn loại kháng sinh thải trừ qua tuyến nước bọt, trong đó có Erythromycine.

– Cho thuốc kích thích nước bọt Pilocarpin 1%: Cho uống 6 – 10 giọt trước bữa ăn, ngày uống 2 làn, mỗi đợt dùng 5 – 7 ngày. Ngậm chanh thái lát hàng ngày.

– Dùng các thuốc chống viêm, giảm đau, chống phù nề do viêm nhiễm.

– Kết hợp với lý liệu pháp bằng cách xoa nhẹ trên tuyến với dầu long não 1%.

Điều trị một đợt 7 – 10 ngày tia hồng ngoại và sóng ngắn.

Bơm rửa tuyến qua ống Sténone sau 2 – 3 ngày dùng thuốc làm tăng tiết nước bọt. Rửa hàng ngày hệ thống tuyến bằng dung dịch Novocain 0.25 – 0,5% hâm ấm 37 – 45%. Sau khi bơm rửa 2 lần, bơm vào tuyến 2ml kháng sinh để chống nhiễm trùng tại chỗ. Hiện nay ít dùng vì mỗi lần chọc như vậy sẽ làm chấn thương, xây xát ống tuyến. Bên cạnh đó còn có nguy cơ đẩy vi khuẩn vào sâu thêm. Tốt nhất vẫn là dùng các biện pháp tăng cường tiết và đẩy nước bọt từ trong tuyến ra.

– Trong giai đoạn viêm tuyến hoá mủ hoặc viêm hoại tử tuyến áp dụng các phương pháp điều trị sau:

Dùng thuốc kháng sinh liều cao kết hợp, nếu cần cấy trùng làm kháng sinh đồ và dùng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.

Điều trị triệu chứng: Chống viêm, giảm đau, dùng các thuốc và truyền dịch nâng đỡ cở thể. Trong những trường hợp nhiễm rùng nhiễm độc nặng, cơ thể yếu, có thể dùng  γ globulin để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trích rạch tháo mủ được chỉ định trong những trường hợp viêm tuyến hoại tử đã thấy dấu hiệu có ổ mủ rõ. Chỉ định trích tháo mủ vào tuyến cần thận trọng cân nhắc kỹ vì dễ bị dò tuyến. Tuy nhiên trong trường hợp có mủ kết hợp với trường hợp nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân thì chỉ định trích tháo mủ dẫn lưu là tuyệt đối. Sau trích tháo mủ ổn định, bơm rửa loại hết mủ khoảng 3 – 4 ngày mới chỉ định điều trị lý liệu kết hợp.

Nếu có biến chứng bất thường, tuỳ theo trường hợp cụ thể mà xử lý cho phù hợp và hiệu quả.

Phòng bệnh

Biện pháp dự phòng đầu tiên đối với viêm tuyến không đặc hiệu là thường xuyên về sinh răng miệng, lấy cao răng, loại trừ ổ nhiễm trùng tiềm tàng, điều trị viêm quanh răng và các bệnh mũi họng khác.

Đối với những bệnh nhân sau mổ đường tiêu hoá, đặc biệt những bệnh nhân suy mòn, chú trọng vệ sinh răng miệng kết hợp xoa bóp tuyến, dùng các quả chua kích thích tăng tiết nước bọt nhẹ.

Cần tránh những yếu tố kích thích nóng lạnh đột ngột, khi thay đổi thời tiết cần giữ ấm mặt và vùng tuyến đối với những người có mẫn cảm.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng 01:43
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng
Cảnh ba mẹ “tay xách, nách mang” đưa con đi khám sớm sẽ không còn nữa với 5 phút đặt lịch tại nhà️
 3 năm trước
 733 Lượt xem
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN 03:00
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, cho hiệu quả phòng bệnh lên đến...
 3 năm trước
 661 Lượt xem
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI
Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách...
 3 năm trước
 974 Lượt xem
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ 01:16
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ
- Giảm tới 2 triệu các gói khám định kì- Tặng Voucher nhà hàng 5* trị giá 500K cho nhóm 4 người>> Đăng ký tại hotline: 093 223 2016 -...
 3 năm trước
 612 Lượt xem
Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây