1

Viêm niêm mạc tử cung rất thường gặp sau sinh con

Viêm niêm mạc tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Nếu không thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ sau này.

1. Viêm niêm mạc tử cung thường gặp sau sinh sản

Niêm mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung. Lớp niêm mạc sẽ bong ra và tiếp tục chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo nếu trứng không gặp được tinh trùng. Trong trường hợp trứng và tinh trùng gặp nhau, thụ thai, lớp niêm mạc trở thành vị trí để thai nhi làm tổ.

Viêm niêm mạc tử cung là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở lớp nội mạc trong buồng tử cung do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập, phát triển gây nên. Bất kỳ phụ nữ nào trong độ tuổi sinh sản đều có nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, phụ nữ sau sinh, bị sảy thai hoặc đã làm các thủ thuật nạo hút thai có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn.

Bệnh viêm niêm mạc tử cung thường không đe dọa tính mạng nhưng cần phải được điều trị sớm. Nếu không được điều trị, tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Vô sinh, viêm phúc mạc vùng chậu, mủ hoặc áp xe trong xương chậu hoặc tử cung, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu quá mức dẫn tới huyết áp thấp) - tình trạng cấp tính có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.

2. Nguyên nhân viêm niêm mạc tử cung

2.1 Nguyên nhân viêm niêm mạc tử cung ở phụ nữ sau sinh

  • Sau sinh, sản phụ mắc phải một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, lậu, chlamydia,... nhưng không được điều trị kịp thời, khiến vi khuẩn lây lan sang tử cung gây viêm niêm mạc tử cung sau sinh;
  • Sau khi sinh có nhiều trường hợp sản dịch ứ đọng trong tử cung, không thể thoát ra ngoài được, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và từ đó gây viêm nhiễm nội mạc tử cung;
  • Sau khi sinh con, sản phụ không chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, kết hợp với tình trạng sản dịch ra nhiều, tạo điều kiện để các tác nhân có hại xâm nhập vào âm đạo và cổ tử cung, gây viêm nội mạc tử cung;
  • Tình trạng tổn thương vùng kín trong khi sinh con khiến sản phụ dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn tới viêm nhiễm nội mạc tử cung;
  • Vấn đề khác: Sót nhau, sót màng, nhiễm khuẩn ối, thủ thuật kiểm soát tử cung, bóc rau nhân tạo không vô khuẩn.

2.2 Nguyên nhân viêm niêm mạc tử cung ở các nhóm phụ nữ khác

  • Quan hệ tình dục không an toàn, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu;
Viêm niêm mạc tử cung rất thường gặp sau sinh con
Quan hệ tình dục không an toàn, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

 

  • Mắc bệnh lao;
  • Xáo trộn sự cân bằng của vi khuẩn âm đạo;
  • Sau sảy thai;
  • Do các kỹ thuật y tế: Soi tử cung, đặt vòng tránh thai (IUD), nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung;
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ
  • Xảy ra cùng lúc với các vấn đề khác ở vùng xương chậu như viêm cổ tử cung.

3. Triệu chứng viêm niêm mạc tử cung

Bệnh chia thành 2 giai đoạn: Viêm niêm mạc tử cung cấp tính và viêm niêm mạc tử cung mãn tính.

3.1 Viêm niêm mạc tử cung cấp tính gây ra các triệu chứng sau:

  • Chảy máu âm đạo bất thường;
  • Tiết dịch âm đạo bất thường: Có màu xanh, vàng, nâu, có mủ, mùi hôi hoặc có lẫn nhiều máu (thường gặp trong trường hợp sót rau);
  • Sốt, thân nhiệt thường không tăng quá nhiều, không quá 38°C, người khó chịu, nhức đầu, chóng mặt. Khi viêm nhiễm lan rộng đến lớp cơ tử cung thì thân nhiệt của người bệnh sẽ tăng cao, triệu chứng toàn thân cũng nặng hơn.
  • Khó chịu khi đi đại tiện;
  • Đau xương chậu, vùng bụng dưới hoặc vùng trực tràng, lúc đầu đau âm ỉ, sau đau tăng dần.

3.2 Viêm niêm mạc tử cung mãn tính có các triệu chứng sau:

  • Trướng bụng;
  • Dịch âm đạo có lẫn máu, có sự thay đổi về chất và mùi;
  • Táo bón, có cảm giác khó chịu, đau bụng dưới.

4. Chẩn đoán và điều trị viêm niêm mạc tử cung

Khi có triệu chứng cảnh báo viêm niêm mạc tử cung, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Để chẩn đoán bệnh viêm niêm mạc tử cung, trước tiên bác sĩ sẽ khám lâm sàng, quan sát bụng, tử cung và cổ tử cung của người bệnh. Sau đó, bác sĩ có thể lựa chọn các xét nghiệm chẩn đoán như: Lấy mẫu hoặc nuôi cấy mô tử cung để xét nghiệm vi khuẩn gây nhiễm trùng, sinh thiết nội mạc tử cung, nội soi, xét nghiệm dưới kính hiển vi, xét nghiệm máu (đo số lượng bạch cầu và tỷ lệ lắng đọng hồng cầu).

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh và thể trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị riêng. Bệnh nhân viêm nội mạc tử cung sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đối với các trường hợp bệnh nặng hoặc phức tạp, người bệnh có thể cần truyền tĩnh mạch và điều trị nội trú tại bệnh viện. Những phụ nữ bị viêm niêm mạc cổ tử cung sau sinh thường được điều trị theo liệu trình này.

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể phải dùng đến phương pháp nạo buồng tử cung. Tuy nhiên, phương pháp này thường gây nguy hiểm và có nhiều biến chứng liên quan đến vô sinh.

5. Biện pháp phòng ngừa viêm niêm mạc tử cung

  • Giảm nguy cơ viêm niêm mạc tử cung sau khi sinh con hoặc sau khi thực hiện thủ thuật phụ khoa bằng cách đảm bảo bác sĩ sử dụng thiết bị và dụng cụ vô trùng trong khi đỡ sinh hoặc phẫu thuật. Muốn vậy, cần lựa chọn bệnh viện uy tín với đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm;
  • Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh cho sản phụ để phòng ngừa viêm nhiễm trong khi sinh mổ hoặc trước khi bắt đầu phẫu thuật;
  • Quan hệ tình dục an toàn (sử dụng bao cao su), kiểm tra thường xuyên và chẩn đoán sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tuân thủ liệu trình điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo chỉ dẫn của bác sĩ;
Viêm niêm mạc tử cung rất thường gặp sau sinh con
Quan hệ tình dục an toàn (sử dụng bao cao su)
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày đúng cách;
  • Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,...

Viêm niêm mạc tử cung thường gặp sau sinh con, tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị thì có thể khiến phụ nữ sảy thai, khó thụ thai, thậm chí dẫn tới vô sinh. Vì vậy, khi có dấu hiệu mắc bệnh, chị em nên đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Tin liên quan
Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Sau Sinh Thường Có Thể Bạn Chưa Biết
Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Sau Sinh Thường Có Thể Bạn Chưa Biết

Để bắt đầu quan hệ tình dục sau sinh thường bạn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe của người mẹ, quá trình hồi phục sau sinh và tâm lý của cả hai vợ chồng. Điều quan trọng nữa là hai vợ chồng cần chủ động sử dụng biện pháp tránh thai trong khoảng thời gian đầu khi quan hệ tình dục sau sinh con.

Sắt, folate và các chất dinh dưỡng khác mà phụ nữ thường bị thiếu hụt
Sắt, folate và các chất dinh dưỡng khác mà phụ nữ thường bị thiếu hụt

Những hiện tượng mà đa số mọi người đều từng gặp phải và vẫn nghĩ là bình thường như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu hay hụt hơi… rất có thể là triệu chứng của thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng vì một vài lý do mà phụ nữ có nguy cơ thiếu một số vitamin và khoáng nhất cao hơn so với nam giới.

Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất

Chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Các vấn đề xảy ra với âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và độ pH âm đạo là yếu tố rất quan trọng. Đo độ pH có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị viêm âm đạo

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây