1

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới: Những điều cần biết

Viêm khớp cùng chậu là một bệnh khớp thường có tiến triển mạn tính, kéo dài, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Đối với nam giới, những người mắc những người hoạt động thể lực mạnh dễ mắc viêm khớp cùng chậu hơn.

1. Viêm khớp cùng chậu là gì?

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm xuất hiện tại 2 khớp cùng chậu, các khớp này nối liền giữa xương cùng cụt dưới cột sống thắt lưng và phía sau 2 xương cánh chậu. Khi bị viêm khớp cùng chậu, người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ vùng cột sống thắt lưng lan dần xuống vùng giữa 2 mông, đùi.

Nếu như ở nữ giới, viêm khớp cùng chậu xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ mang thai và sau sinh với nguyên nhân chính liên quan đến đường tiết niệu thì ở nam giới lại có nhiều điểm khác biệt. Ngày nay tỷ lệ bệnh nhân viêm khớp cùng chậu ở nam giới đang tăng nhanh, ẩn giấu sau đó là hàng loạt căn bệnh nguy hiểm.

2. Biểu hiện của bệnh viêm khớp cùng chậu ở nam giới

Đau tại khớp cùng chậu

Đau nhức xuất hiện tại vùng lưng dưới, sau đó cơn đau lan dần xuống cả vùng mông, đùi. Tuy nhiên đau nhức do viêm khớp cùng chậu không lan xuống quá đầu gối như những bệnh xương khớp khác.

Cơ cứng khớp

Vùng khớp cùng chậu khó cử động, cơ cứng sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Bệnh nhân mất khoảng 15 phút xoa bóp thì vận động vùng chi dưới mới trở lại bình thường.

Bỏng rát vùng khớp viêm nhiễm

Phần da bên ngoài khớp cùng chậu ửng đỏ, cảm giác bỏng rát, khó chịu.

Hạn chế vận động

Người bệnh không thể gập, co, duỗi, khoanh chân như bình thường, dáng đi cũng bị thay đổi.

Triệu chứng toàn thân

Bệnh nhân viêm khớp cùng chậu sẽ thấy sốt, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn, rét run người về đêm...

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới: Những điều cần biết
Bệnh nhân viêm khớp cùng chậu sẽ thấy sốt, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn, rét run người về đêm...

3. Nguyên nhân do đâu nam giới mắc bệnh

Viêm khớp cùng chậu tưởng chừng sẽ mắc nhiều hơn ở phụ nữ, nhưng vẫn xảy ra ở khá nhiều nam giới. Bệnh này là bệnh lý thực chất về khớp, nguyên nhân có thể là do một số tác động sau:

Do tiền sử viêm khớp

Ở những nam giới đã từng mắc các bệnh lý về khớp như viêm khớp gây hao mòn, viêm khớp xuất hiện vảy nến... đều có nguy cơ dẫn đến viêm khớp cùng chậu.

Do tiền sử bệnh lý cột sống

Viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến, cột sống dính khớp...

  • Viêm cột sống dính khớp: Bệnh lý gây ra các tổn thương ngoại vi tại khớp cùng chậu và dẫn đến viêm khớp cùng chậu.
  • Viêm xương khớp cột sống: Các tổn thương tại cột sống nếu diễn ra thường xuyên sẽ gây viêm nhiễm khớp cùng chậu và gây đau đớn cho bệnh nhân.

Do chấn thương

Thường thì nam giới có chế độ sinh hoạt và hoạt động mạnh hơn, nặng hơn, nên khi vận động cơ thể quá sức sẽ dễ gây tổn thương cơ khớp xương. Không những thế một số động tác mạnh, hay bị phản ứng đột ngột tác động lên vùng khớp cùng chậu như tai nạn, ngã xe, ngã cầu thang..., gây tác động mạnh tổn thương các khớp cùng chậu.

Do nhiễm trùng khớp cùng chậu

  • Bị viêm và không được vệ sinh sạch sẽ. Một số trường hợp xuất hiện do vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và gây ra.

Do bệnh lý đường ruột

  • Viêm đại trực tràng, viêm ruột thừa,...

Do bệnh nam khoa gây biến chứng

  • Như bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu...

Sinh hoạt, làm việc không khoa học

Nhiều người mắc viêm khớp cùng chậu do ngồi làm việc sai tư thế, thường xuyên khuân vác nặng nhọc, ngủ nghỉ không đúng,... sẽ tác động tiêu cực đến khớp cùng chậu.

Do bệnh đường tình dục khởi phát

Do cơ địa (đa số người bệnh mang kháng nguyên HLA B27)

Do di truyền

Do một số yếu tố khác

Béo phì, loãng xương...

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới: Những điều cần biết
Béo phì cũng là yếu tố gây viêm khớp cùng chậu ở nam giới

4. Chẩn đoán bệnh viêm khớp cùng chậu ở nam giới

Để chẩn đoán căn bệnh này một cách chính xác, các bác sĩ cần tiến hành:

  • Kiểm tra các triệu chứng đang mắc phải và làm các xét nghiệm lâm sàng. Bác sĩ sẽ tiến hành ấn vào những điểm ở vùng mông, hông đồng thời di chuyển hai chân để xem phản ứng của cơ thể.
  • Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp một loại thuốc tê vào khớp để xác định chính xác được cơn đau tại khớp cùng chậu ở thắt lưng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bằng cách này thường sẽ cho kết quả với độ chính xác không cao vì thuốc tiêm có thể lây lan sang một khu vực khác.
  • Chụp X-quang để kiểm tra chính xác những tổn thương ở khớp cùng chậu.
  • Nếu nghi ngờ viêm cột sống dính khớp thì cần thực hiện thêm chụp cộng hưởng từ MRI.

5. Tiến hành điều trị khắc phục kịp thời

5.1. Sử dụng thuốc theo chỉ định

Người bệnh cần đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để được đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Căn cứ vào đó, bác sĩ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân.

Các thuốc dùng trong điều trị viêm khớp cùng chậu 2 bên ở nam giới gồm: Giảm đau, kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ, tiêm ngoài màng cứng corticoid...

Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng mà chưa có kê đơn của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc, ngưng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị nếu thấy có gì bất thường cần báo ngay cho bác sĩ biết để có biện pháp xử trí kịp thời.

5.2. Luyện tập kết hợp thường xuyên

  • Vật lý trị liệu hỗ trợ và duy trì chức năng của khớp

Chườm lạnh và nóng là một phương giảm giảm đau viêm khớp cùng chậu tức thì, bệnh nhân nên kết hợp xen kẽ giữ lạnh và nóng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Người bệnh được yêu cầu nghỉ ngơi nhiều. Đối với những trường hợp bị đau cấp, đau nhiều cần phải được nghỉ ngơi tuyệt đối.

Sau khi những cơn đau thuyên giảm, người bệnh sẽ được thực hiện các bài tập thể dục để khung chậu co giãn linh hoạt, duy trì chức năng vận động của cột sống, tránh tình trạng co cơ.

Chiếu tia hồng ngoại và sóng ngắn cho vùng khớp cùng chậu phối hợp với massage, chườm ấm hoặc chườm lạnh theo chỉ định bác sĩ mỗi ngày 2 lần.

  • Luyện tập thể dục thể thao bằng những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp thường xuyên: Thực hiện các bài tập trong và sau quá trình điều trị có vai trò thúc đẩy khả năng hồi phục của cơ thể và phòng tránh bệnh tái phát.

Căng cơ khép háng: Đầu tiên bạn nằm ngửa đặt hai chân trên sàn nhà và gập gối, dạng rộng cho hai đầu gối xa nhau và giữ khoảng 15 – 30 giây sau đó lại lặp lại 3 lần tiếp theo. Động tác này sẽ giúp cho cơ trong đùi căng.

Tập cơ mông: Tư thế nằm sấp, duỗi thẳng hai chân, gồng cơ mông cả hai bên và giữ trong khoảng 15 giây sau đó từ từ thả lỏng cơ thể. Tiếp tục lặp lại 2 lần, mỗi lần 15 nhịp.

Duỗi háng có đối kháng: Buộc một dây chun vào cổ chân của chân đau đứng hướng về phía cửa, dây chun móc vào cánh cửa và đóng lại. Tiếp tục kéo chân được buộc dây về phía sau rồi lại đưa chân về vị trí cũ, vừa làm vừa hóp bụng lại giúp căng cơ bụng. Thực hiện 2 lần, mỗi lần 15 nhịp.

Xoay nửa dưới chân mình: Tư thế nằm ngửa, đặt hai chân và hai vai sát sàn nhà, lưng sát sàn nhà gập gối và xoay hai chân về một phía, tiếp tục xoay về phía ngược lại. Cứ như thế lặp lại khoảng 20 lần.

Kết hợp thực hiện các bài tập tăng cường khả năng dẻo dai cho khớp cùng chậu.

5.3. Cải thiện chế độ dinh dưỡng khoa học hàng ngày

Ngoài việc uống thuốc, tập cá bài tập viêm khớp cùng chậu, bệnh nhân cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.

  • Bổ sung các đầy đủ chất dinh dưỡng có chứa nhiều canxi, đặc biệt các loại thực phẩm tươi giàu vitamin D, B12, kali, chất béo omega 3... có nguồn gốc từ thực vật sẽ rất tốt cho người bệnh.
  • Tuyệt đối không uống bia rượu, hay đồ uống có cồn khác, hút thuốc lá,...
  • Thực hiện các bài tập thể dục thể thao đều đặn bằng những bài tập nhẹ nhàng, kiên trì thường xuyên mỗi ngày.
Viêm khớp cùng chậu ở nam giới: Những điều cần biết
Tuyệt đối không uống bia rượu hay hút thuốc lá

6. Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp cùng chậu

Để phòng bệnh, bạn cần thực hiện kết hợp các biện pháp như sau: Điều trị tích cực các bệnh viêm đại trực tràng. Tương tự cũng phải chữa khỏi hẳn các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu như: Viêm niệu đạo, bàng quang, niệu quản, viêm nhiễm đài, bể thận.

  • Nếu bị các bệnh về viêm đại trực tràng hay viêm nhiễm đường tiết niệu thì nên tích cực điều trị triệt để, tránh các biến chứng về sau.
  • Cần uống nước đầy đủ, nhất là mùa nắng nóng để phòng bệnh sỏi tiết niệu vì dễ gây viêm đường tiết niệu do sỏi.
  • Phòng tránh và xử lý tốt các chấn thương vùng đáy chậu, dập đứt niệu đạo...

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới là một dạng rối loạn chức năng khớp cùng chậu. Đa số bệnh nhân bị chẩn đoán viêm khớp cùng chậu khi còn trẻ không điều trị hiệu quả về già sẽ gặp nhiều biến chứng do lão hóa sụn khớp. Chính vì vậy, khi gặp những triệu chứng bất thường vùng khớp cùng chậu, bạn nên tới gặp bác sĩ để tìm phương pháp khắc phục hiệu quả.

XEM THÊM:

  • Chụp X quang cột sống có thể cho biết điều gì?
  • Vai trò của chụp cộng hưởng từ (MRI) trong chẩn đoán các bệnh cột sống, thắt lưng
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) có ích lợi gì?

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân

Tổn thương dây chằng chéo trước là thương tổn thường gặp nhất trong nhóm chấn thương khớp gối. Hàng năm, tại Mỹ khoảng 200.000 bị tổn thương dây chằng chéo trước và hơn nửa số đó phải điều trị bằng phấu thuật.

Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết
Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết

Xương quai xanh có tác dụng rất quan trọng, là nơi treo xương cánh tay vào thân. Gãy xương quai xanh là một chấn thương thường gặp ở vùng vai, trong trường hợp ngã hoặc chấn thương do tai nạn giao thông.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology, ARC) đã đưa ra một số tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp gối. Những biểu hiện của thoái hóa khớp gối bao gồm: xuất hiện gai xương dưới sụn, mất dần sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, cử động khớp đau, có tiếng lục khục, lệch trục khớp...

Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối
Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối

X-quang có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý khớp gối. Nó là một trong những xét nghiệm nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và dùng phân biệt giữa các bệnh lý khớp gối khác nhau.

Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí
Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí

Xương đùi là phần xương chắc khỏe nhất trong cơ thể vì thế phải có lực tác động rất mạnh mới có thể làm gãy thân xương đùi. Xương đùi cũng là xương dài nhất, mỗi vị trí gãy sẽ có đặc điểm và biện pháp xử trí khác nhau.

Video có thể bạn quan tâm
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG 01:31
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG
Chủ quan, xem nhẹ, phớt lờ những triệu chứng ban đầu, thường bị hiểu lầm với các bệnh lý cột sống thường gặp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa...
 3 năm trước
 794 Lượt xem
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1135 Lượt xem
CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN 02:41
CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN
Đứng hàng thứ 3 sau ung thư và bệnh tim mạch ở Mỹ, với khoảng 14-22 triệu người mắc, VIÊM KHỚP DO CÁC BỆNH TỰ MIỄN là nhóm bệnh phổ biến gây ra...
 3 năm trước
 639 Lượt xem
Điều trị thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật Điều trị thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật 02:34
Điều trị thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật
Phải chịu đựng căn bệnh thoái hóa khớp gối hơn 30 năm, cụ Rôm, 80 tuổi, gần như không còn hy vọng gì về việc có thể đi lạiCho đến khi được...
 3 năm trước
 786 Lượt xem
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 825 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 688 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis - PsA) là một tình trạng kết hợp các triệu chứng sưng, đau khớp của bệnh viêm khớp với bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến thường có các triệu chứng đặc trưng là các mảng đỏ, đóng vảy cứng, ngứa ở trên da và đầu.

Viêm khớp nhiễm khuẩn: triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp nhiễm khuẩn: triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng ở khớp, xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus lây lan sang khớp hoặc chất dịch bao quanh khớp.

Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp phản ứng là một loại viêm khớp do nhiễm trùng ở một cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể gây ra.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây