1

Vắc-xin phòng Covid-19 Moderna: Những điều cần biết

Virus SARS-C0V-2 đã gây ra một đại dịch lớn trên toàn cầu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như nền kinh tế của nhiều quốc gia. Hiện nay, đã có một số loại vắc-xin được tiêm chủng để phòng chống căn bệnh này, trong đó có vắc-xin phòng Covid-19 Moderna.

1. Cơ chế tác dụng của bệnh viêm đường hô hấp cấp

Bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng virus SARS-C0V-2 đã và đang gây ra đại dịch trên toàn thế giới. Vắc-xin được coi là một trong những vũ khí hữu hiệu nhất giúp loài người chống lại các dịch bệnh truyền nhiễm từ trước đến nay. Lần này, vắc-xin COVID-19 sẽ được kỳ vọng đưa thế giới bước qua đại dịch này một cách nhanh chóng nhất. Hiện nay, đã có một số vắc-xin COVID-19 đã được nghiên cứu, thử nghiệm thành công và đưa vào tiêm chủng ở một số nước trên thế giới. Sau đây là một số thông tin cần biết về vắc-xin Covid-19 Moderna – một trong các loại vắc-xin có hiệu quả cao nhất hiện nay.

Vắc-xin Covid-19 Moderna (mRNA-1273) do công ty Moderna (Mỹ) nghiên cứu và phát triển, sử dụng công nghệ mRNA để tạo ra miễn dịch với virus SARS – CoV-2. Cụ thể, đoạn mRNA mã hóa cho protein gai (spike protein) đặc hiệu của virus được bao bọc bởi một lớp vỏ lipid để tránh bị phân hủy bởi các enzym trong cơ thể sau khi tiêm. Tiếp đó, đoạn mRNA sẽ được nhận diện bởi các tế bào sao (dendritic cells) và đại thực bào là kháng nguyên lạ, từ đó kích hoạt đáp ứng miễn dịch của cơ thể sản xuất ra các tế bào miễn dịch lympho T và lympho B đặc hiệu với virus SARS – CoV-2. Đoạn mRNA của vắc-xin không gây tác động, ảnh hưởng nào đến hệ gen của người được tiêm vắc-xin.

2. Hiệu quả của vắc-xin Moderna

Hiệu quả của vắc-xin trong nghiên cứu được đánh giá bằng tiêu chí giảm tỷ lệ bệnh nhân mắc Covid-19 có triệu chứng (tính từ thời điểm 14 ngày sau khi hoàn thành liều tiêm thứ 2). Nghiên cứu trên 28207 bệnh nhân (độ tuổi: 18 – 94) cho thấy vắc-xin Moderna có hiệu quả giảm 94.1% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng.

Hiện chưa có nghiên cứu dữ liệu về hiệu quả lâm sàng của vắc-xin Moderna trên các biến chủng virus SARS – CoV-2 khác như chủng B.1.1.7 (phát hiện đầu tiên tại Anh), chủng B.1.351 (phát hiện đầu tiên tại Nam Phi), hay chủng P.1 (phát hiện ở Brazil),... Một nghiên cứu in vitro cho thấy hiệu lực sinh kháng thể của vắc-xin Moderna không bị ảnh hưởng bởi chủng B.1.1.7 (Anh), tuy nhiên có bị giảm sút với chủng B.1.351 (Nam Phi) và một số biến chủng khác.

Vắc-xin phòng Covid-19 Moderna: Những điều cần biết
Hiệu quả của vắc-xin Moderna cần thêm nhiều nghiên cứu hơn

3. Độ an toàn của vắc-xin Moderna

Các tác dụng không mong muốn thường hay xuất hiện hơn sau liều tiêm thứ 2. Theo đó, các phản ứng phụ này thường có mức độ từ nhẹ đến trung bình và các triệu chứng thường cải thiện sau khoảng 2 - 3 ngày sau tiêm vắc-xin. Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất bao gồm:

  • Đau vị trí tiêm (92.0%)
  • Mệt mỏi (70.0%)
  • Đau đầu (64.7%)
  • Đau cơ, khớp (~ 50%)
  • Nôn, buồn nôn (23.0%)
  • Sốt (15.5%)

Tỷ lệ xảy ra phản ứng sốc phản vệ (nguy cơ đe dọa tính mạng) sau tiêm vắc-xin được ghi nhận là 2.8 ca/1 triệu liều.

4. Đối tượng cần thận trọng khi tiêm vắc-xin Moderna

KHÔNG tiêm vắc-xin Moderna nếu bệnh nhân:

  • Có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng (như phản vệ) với liều vaccin mRNA Covid-19 trước đó.
  • Có tiền sử phản ứng quá mẫn (bao gồm các triệu chứng mày đay cấp tính, phù mạch, suy hô hấp, phản vệ trong vòng 4 giờ sau tiêm) với polyethylene glycol (PEG) hoặc polysorbate

Ngoài ra, cần chú ý thận trọng khi tiêm vắc-xin Moderna nếu bệnh nhân đang có các bệnh lý cấp tính mức độ trung bình đến nặng hoặc có tiền sử quá mẫn với các vắc-xin khác hoặc các thuốc khác. Các trường hợp này nếu cần tiêm vắc-xin cần xin ý kiến của chuyên gia miễn dịch – dị ứng.

Vắc-xin Moderna được chỉ định tiêm bắp liều 0.5 ml (chứa 100 μg of mRNA-1273). Tiêm tổng cộng 2 liều, mỗi liều tiêm cách nhau tối thiểu 28 ngày.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây