1

Ứng dụng của chụp cộng hưởng từ (MRI) trong lĩnh vực tim mạch

Chụp cộng hưởng từ (MRI) tim mạch có thể coi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tim mạch hiện đại nhất, không xâm nhập, không sử dụng tia X. Chụp MRI tim ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý tim mạch tại nước ta.

1. Giải phẫu tim người

Tim gồm 4 buồng: 2 tâm nhĩ trên và 2 tâm thất ở dưới. Vách liên thất và vách liên nhĩ sẽ phân quả tim ra theo trục dọc. Tim nằm ở trung thất giữa, nằm trên cơ hoành. Bên ngoài cơ tim được bao bọc bởi màng ngoài tim và bên trong được lót bởi màng trong tim. Tim được nuôi dưỡng bởi hệ động mạch vành, xuất phát từ gốc động mạch chủ.

Tâm nhĩ của tim có thành mỏng hơn tâm thất, nằm ở đáy tim. Trong đó, tâm nhĩ phải có tĩnh mạch chủ trên và dưới đổ về, còn tâm nhĩ trái có 4 tĩnh mạch phổi đổ vào.

Tâm thất, đặc biệt là thất trái có lớp cơ dày hơn tâm nhĩ. Thất trái ngăn cách với nhĩ trái bằng van 2 lá và có nhiệm vụ tống máu vào hệ động mạch chủ đi nuôi cơ thể. Thất phải và nhĩ phải ngăn cách bằng van 3 lá, thất phải tống máu vào động mạch phổi để trao đổi khí tại phổi, sau đó máu theo các tĩnh mạch phổi đổ vào nhĩ trái.

Ứng dụng của chụp cộng hưởng từ (MRI) trong lĩnh vực tim mạch
Tim gồm 4 buồng, trong đó 2 tâm nhĩ trên và 2 tâm thất ở dưới

2. Chụp MRI tim là gì?

 

Chụp cộng hưởng từ tim mạch là kỹ thuật dùng từ trường và sóng vô tuyến radio. Nguyên lý của kỹ thuật này dựa trên tác động của các sóng do máy MRI sản sinh ra khiến cho các mô trong cơ thể hấp thụ và phóng thích năng lượng. Sau đó máy chụp MRI tim sẽ thu lại năng lượng, xử lý và chuyển thành các tín hiệu hình ảnh. Hình ảnh từ máy MRI có khả năng tái tạo không gian 3 chiều nên hỗ trợ rất tốt cho chẩn đoán bệnh và điều trị hiệu quả.

Chụp cộng hưởng từ tim mạch có các ưu điểm so với các kỹ thuật khác như: độ phân giải hình ảnh cao, tương phản mô mềm cao, nhiều mặt cắt khác nhau, không dùng tia xạ và không xâm lấn. Do đó, kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh tim mạch này ngày càng được ứng dụng rộng rãi.

3. Chỉ định chụp MRI tim mạch cho những trường hợp nào?

 

Hiện nay, chụp cộng hưởng từ tim mạch được chỉ định trong các trường hợp:

  • Bệnh tim bẩm sinh để đánh giá bất thường về luồng thông, giải phẫu...
  • Bệnh lý cơ tim như: Viêm cơ tim, cơ tim giãn nở hoặc cơ tim phì đại, lắng đọng sắt trong cơ tim, cơ tim kết bè...
  • Bệnh lý mạch vành: Đánh giá chức năng và khả năng vận động của thất trái, đặc biệt đánh giá tính sống còn của cơ tim trong nhồi máu cấp và mãn tính mà các phương pháp khảo sát khác còn hạn chế;
  • Khảo sát các vùng nhồi máu và xơ hóa của cơ tim.
  • Bệnh lý màng ngoài tim, mạch máu;
  • Bệnh lý ở van tim;
  • U tim nguyên phát hoặc thứ phát: MRI cung cấp các hình ảnh về tính chất khối u, nhờ đó mà bác sĩ chẩn đoán, xác định và đánh giá được mức độ xâm lấn của khối u;
  • Bệnh chuyển hóa cơ tim - Spectroscopy.
Ứng dụng của chụp cộng hưởng từ (MRI) trong lĩnh vực tim mạch
Chụp cộng hưởng từ tim mạch giúp phát hiện nhiều bệnh lý ở tim

4. Ưu điểm của chụp MRI so với các kỹ thuật khác

  • Quá trình chụp MRI tim mạch không gây các tác dụng phụ như khi chụp CT - scan hay X-quang mà vẫn cho phép phát hiện ra các bất thường - điều mà phương pháp tạo ảnh khác khó có thể làm được.
  • Cho hình ảnh nhanh và chính xác hơn nhiều so với tia X trong việc chẩn đoán các bệnh về tim mạch;
  • Không xâm lấn và gây hại như tia X.

5. Lưu ý về chụp cộng hưởng từ tim mạch

Do khả năng đem lại hình ảnh rõ nét và chính xác mà hiện nay có rất nhiều người lạm dụng chụp cộng hưởng từ tim mạch, yêu cầu bác sĩ cho mình thực hiện phương pháp này.

Đây là một suy nghĩ rất sai lầm. MRI tim mạch chỉ nên chụp khi đã được bác sĩ khám cẩn thận, đã siêu âm và làm một số chẩn đoán hình ảnh khác nhưng thấy cần thiết nên bác sĩ chỉ định chụp thêm. Không nên dùng MRI để tầm soát ung thư vì không cần thiết và chi phí khá đắt. Mặt khác, MRI cũng chỉ là phương pháp chẩn đoán bằng máy móc, không thể khám bệnh thay bác sĩ. Kết quả thu được sau khi chụp cần có sự hội chẩn giữa bác sĩ khám bệnh và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thì mới thu được kết quả chính xác.

6. Lưu ý với bệnh nhân khi chụp MRI

  • Nếu cơ thể có cấy các thiết bị bằng kim loại thì cần báo trước với bác sĩ vì từ trường của máy chụp có thể làm hư hỏng những thiết bị này;
  • Nên chụp khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch;
  • Hội chứng sợ nơi chật hẹp, đóng kín cũng không nên chụp MRI;
  • Không mang điện thoại, dụng cụ hoặc các thiết bị y tế bằng kim loại nào vào phòng chụp;
  • Thuốc cản quang khi chụp MRI không gây độc cho cơ thể nhưng có thể gây dị ứng ở mức độ nhẹ với các biểu hiện: nổi mẩn ngứa, tê chân tay, buồn nôn, nhức đầu...

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 692 Lượt xem
Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC
Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC

Có lẽ bạn đã được bác sĩ thông báo cần kiểm soát mức cholesterol. Nhưng liệu bạn có nhầm lẫn về những thức ăn tốt nên ăn và những món không nên ăn? Bạn có tự hỏi xem liệu mình đã vận động đủ chưa và liệu đã ở mức cân nặng phù hợp hay chưa.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây