1

Thuốc Tenormin: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Cao huyết áp là một trong những nguy cơ hàng đầu góp phần gây ra các biến cố nghiêm trọng về tim mạch cho người bệnh. Việc điều trị tăng huyết áp hiệu quả sẽ làm giảm biến cố tim mạch cho bệnh nhân. Atenolol là một hoạt chất điều trị cao huyết áp được sử dụng rộng rãi, một trong những tên thương mại của atenolol là thuốc Tenormin.
 

1. Thuốc tenormin có tác dụng gì?

 

Thuốc tenormin có hoạt chất là atenolol, đây là thuốc được sử dụng cùng hoặc không cùng với các loại thuốc khác để điều trị cao huyết áp (tăng huyết áp). Việt kiểm soát tốt tình trạng huyết áp cao giúp bệnh nhân ngăn ngừa được chứng đột quỵ, đau tim và các vấn đề về thận khác.

Thuốc tenormin còn được dùng để điều trị đau thắt ngực và cải thiện các vấn đề tồn tại sau một cơn đau tim. Atenolol thuộc nhóm thuốc chẹn beta, thuốc cho tác dụng bằng cách ngăn chặn hoạt động của một số hóa chất tự nhiên trong cơ thể (như epinephrine) đến tim và máu. Tác dụng này của thuốc tenormin sẽ làm giảm nhịp tim, giảm cao huyết áp và giảm căng thẳng cho tim.

2. Cách sử dụng thuốc tenormin

 

Thuốc tenormin được dùng bằng đường uống, có hoặc không có thức ăn, theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là 1-2 lần mỗi ngày. Nước táo và nước cam có thể ngăn cơ thể hấp thụ đầy đủ atenolol, vì vậy tốt nhất là bệnh nhân nên tránh uống nước ép táo, ép cam trong vòng 4 giờ sau khi dùng atenolol, trừ khi bác sĩ hoặc dược sĩ hướng dẫn cách khác. Liều lượng thuốc tenormin dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng với điều trị của bệnh nhân.

Sử dụng thuốc tenormin thường xuyên để nhận được nhiều lợi ích nhất từ thuốc. Để dễ ghi nhớ, hãy dùng thuốc tenormin vào cùng thời điểm mỗi ngày. Tiếp tục dùng thuốc tenormin ngay cả khi đã cảm thấy khỏe vì hầu hết những người bị huyết áp cao không cảm thấy bị bệnh. Nếu thuốc tenormin này được sử dụng cho đau thắt ngực, thuốc phải được uống thường xuyên để có hiệu quả. Thuốc tenormin không được sử dụng để điều trị cắt cơn đau ngực khi nó xảy ra. Sử dụng các loại thuốc khác (như nitroglycerin đặt dưới lưỡi ) để cấp cứu giảm đau ngực theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Có thể mất 1 - 2 tuần trước khi người bệnh nhận được đầy đủ lợi ích của thuốc tenormin. Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của người bệnh không cải thiện hoặc xấu đi (ví dụ: các chỉ số huyết áp vẫn cao hoặc tăng lên, cơn đau ngực xảy ra thường xuyên hơn).

Thuốc Tenormin: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc tenormin cần được dùng theo đúng hướng dẫn

3. Phản ứng phụ của thuốc tenormin

 

Thuốc tenormin có thể gây ra chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi và buồn nôn, nếu bất kỳ tác dụng nào kéo dài hoặc trầm trọng hơn, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức. Để giảm nguy cơ chóng mặt và choáng váng do tác dụng phụ của thuốc tenormin, người bệnh hãy đứng dậy từ từ khi thay đổi từ tư thế ngồi hoặc nằm.

Thuốc tenormin có thể làm giảm lưu lượng máu đến bàn tay và bàn chân của bệnh nhân, khiến chúng cảm thấy lạnh. Hút thuốc có thể làm trầm trọng thêm tác dụng này, do đó người bệnh cần mặc ấm và tránh sử dụng thuốc lá. Hãy nhớ rằng bác sĩ kê đơn thuốc tenormin vì họ đã đánh giá rằng lợi ích mang lại cho người bệnh phải lớn hơn nguy cơ tác dụng phụ. Thực tế có rất nhiều người sử dụng thuốc tenormin mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra khi dùng thuốc tenormin cần báo ngay cho bác sĩ bao gồm: các triệu chứng mới hoặc trầm trọng hơn của suy tim (như khó thở, sưng mắt cá chân, sưng bàn chân, mệt mỏi bất thường, tăng cân bất thường và đột ngột), nhịp tim rất chậm, chóng mặt nghiêm trọng, ngất xỉu, khó thở, ngón tay hoặc ngón chân xanh xao, thay đổi tâm thần (như lú lẫn, thay đổi tâm trạng, trầm cảm).

Phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng với thuốc tenormin là rất hiếm. Tuy nhiên, hãy tìm trợ giúp y tế ngay lập tức nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng dị ứng thuốc tenormin nghiêm trọng như: phát ban, ngứa, sưng, chóng mặt, khó thở. Người bệnh không ngừng dùng thuốc tenormin mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Một số tình trạng bệnh lý có thể trở nên tồi tệ hơn khi bệnh nhân đột ngột ngừng thuốc. Một số bệnh nhân đột ngột ngừng các loại thuốc tương tự đã gặp phải tình trạng đau ngực, đau tim và nhịp tim không đều. Nếu bác sĩ quyết định không nên sử dụng thuốc tenormin nữa, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh giảm dần liều lượng trong vòng 1 - 2 tuần.

Khi ngừng dần thuốc tenormin, bệnh nhân nên tạm thời hạn chế hoạt động thể chất để giảm căng thẳng cho tim. Nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu xảy ra cơn đau tức ngực, đau ngực lan đến hàm/cổ/cánh tay, đổ mồ hôi bất thường, khó thở hoặc nhịp tim nhanh/không đều.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc tenormin

 

Trước khi dùng atenolol, cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu người bệnh bị dị ứng với hoạt chất này hoặc nếu có bất kỳ dị ứng nào khác. Bác sĩ hoặc dược sĩ cần nắm rõ tiền sử bệnh của người bệnh, đặc biệt là về: một số loại vấn đề về nhịp tim (như nhịp tim chậm, block nhĩ thất cấp độ 2 hoặc 3), các vấn đề về hô hấp hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng), các vấn đề về tuần hoàn máu (hội chứng Raynaud, bệnh mạch máu ngoại vi), bệnh thận, suy tim, các phản ứng dị ứng nghiêm trọng bao gồm những người cần điều trị bằng epinephrine, một bệnh cơ nhất định (bệnh nhược cơ).

Thuốc tenormin có thể làm cho người bệnh bị chóng mặt, rượu có thể khiến tình trạng chóng mặt nặng nề hơn. Không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ điều gì cần sự tỉnh táo cho đến khi bệnh nhân có thể làm điều đó một cách an toàn khi đang dùng thuốc tenormin.

Nếu người bị tiểu đường, thuốc tenormin có thể che giấu triệu chứng nhịp tim nhanh, tim đập mạnh thường thấy khi lượng đường trong máu xuống quá thấp (che dấu triệu chứng hạ đường huyết). Các triệu chứng khác của lượng đường trong máu thấp như chóng mặt và đổ mồ hôi không bị ảnh hưởng bởi thuốc tenormin.

Thuốc tenormin cũng có thể khiến bệnh nhân khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn vì vậy cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo chỉ dẫn. Cho bác sĩ của biết ngay lập tức nếu bệnh nhân có các triệu chứng của lượng đường trong máu cao như: tăng cảm giác khát, tăng tần suất đi tiểu... Khi đó, bác sĩ cần điều chỉnh thuốc tiểu đường hoặc chế độ ăn uống của bệnh nhân.

Thuốc Tenormin: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Tenormin khiến người bệnh khó kiểm soát lượng đường trong máu

 

Trẻ em sử dụng thuốc tenormin có thể có nhiều nguy cơ bị lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết), đặc biệt nếu trẻ bị nôn hoặc không ăn thường xuyên. Để giúp ngăn ngừa, phụ huynh hãy cho trẻ ăn theo lịch trình, nếu trẻ không thể ăn mà còn nôn mửa hoặc có các triệu chứng hạ đường huyết (như đổ mồ hôi, co giật), hãy ngừng thuốc tenormin và báo cho bác sĩ ngay lập tức.

Người bệnh không nên mang thai khi đang sử dụng thuốc tenormin vì atenolol có thể gây hại cho thai nhi. Nếu có thai trong khi sử dụng thuốc tenormin, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức về những rủi ro và lợi ích của thuốc. Thuốc tenormin có thể đi vào sữa mẹ ảnh hưởng không mong muốn đến trẻ sơ sinh, vì vậy cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con bú.

5. Tương tác của thuốc tenormin

 

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc tenormin hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc tenormin bao gồm: dolasetron, fingolimod. Một số sản phẩm có các thành phần có thể làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim của bệnh nhân. Người bệnh cần cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu về tất cả các thuốc mà bản thân đang sử dụng, đặc biệt là các sản phẩm trị ho và cảm lạnh, NSAID như ibuprofen/naproxen, thuốc ăn kiêng.

Các triệu chứng quá liều thuốc tenormin có thể bao gồm: nhịp tim rất chậm, chóng mặt nghiêm trọng, suy nhược nghiêm trọng, ngất xỉu, khó thở. Thay đổi lối sống như giảm căng thẳng, tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống có thể làm tăng hiệu quả của thuốc tenormin. Người bệnh cần kiểm tra huyết áp và mạch (nhịp tim) thường xuyên trong khi dùng thuốc tenormin đồng thời chia sẻ kết quả với bác sĩ. Bảo quản thuốc tenormin ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và hơi ẩm, tránh trẻ em và vật nuôi. Không xả thuốc tenormin xuống bồn cầu hoặc đổ vào cống, vứt bỏ sản phẩm này một cách thích hợp khi đã hết hạn hoặc không còn cần thiết.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc tenormin, người bệnh cần lưu ý và tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng để thuốc phát huy được hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây