1

Thuốc Odorless Garlic: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Odorless Garlic hay tỏi không mùi là thành phần có nhiều trong các sản phẩm thực phẩm chức năng, thuốc bổ. Vậy Odorless Garlic có tác dụng gì và có nên sử dụng hay không?

1. Odorless Garlic có tác dụng gì?

Odorless Garlic còn gọi là tỏi không mùi, được làm bằng cách lấy củ tỏi tươi và nhúng vào dung dịch axit. Chúng được ngâm trong hai hoặc ba ngày và sau đó được làm khô. Các axit được cho là có tác dụng tiêu diệt các enzym gây ra hơi thở có mùi tỏi nhưng không ảnh hưởng đến mùi vị hoặc mùi khi tỏi được nấu chín hoặc ăn.

Tỏi đã được sử dụng trong hỗ trợ điều trị cho bệnh mạch máu và tăng huyết áp. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để biết thêm thông tin nếu bạn bị bệnh tim, mạch máu hoặc huyết áp cao. Một số sản phẩm thảo dược và thực phẩm chức năng đã được phát hiện có thể chứa các tạp chất hoặc phụ gia có hại. FDA chưa xem xét về độ an toàn hoặc hiệu quả của sản phẩm này.

2. Tác dụng phụ của Odorless Garlic

Một số tác dụng phụ khi sử dụng Odorless Garlic như hơi thở có mùi hoặc mùi cơ thể, đau bụng hoặc ợ chua có thể xảy ra. Nếu bất kỳ tác dụng nào trong số này vẫn tồn tại hoặc trầm trọng hơn, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn ngay lập tức.

Hãy cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng nào sau đây: dễ bị bầm tím hoặc chảy máu bất thường. Hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây của phản ứng dị ứng nghiêm trọng (hiếm gặp): phát ban, ngứa, sưng, chóng mặt, khó thở.

Thuốc Odorless Garlic: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Odorless Garlic có thể gây tình trạng đau bụng cho người bệnh

3. Thận trọng khi sử dụng Odorless Garlic

Trước khi dùng các sản phẩm chứa tỏi, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với tỏi; hoặc bất kỳ thành phần nào khác trong sản phẩm. Sản phẩm này có thể chứa các thành phần tá dược (chẳng hạn như dầu đậu nành), có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác.

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này nếu bạn gặp các tình trạng sức khỏe như: chảy máu, rối loạn đông máu, bệnh lý dạ dày (ví dụ: nhiễm trùng đường ruột, viêm ruột). Hạn chế rượu bia vì nó có thể làm trầm trọng thêm nguy cơ đau dạ dày và các vấn đề chảy máu. Sản phẩm này không được khuyến khích sử dụng trong thời kỳ mang thai.

4. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc Odorless Garlic bao gồm: chất ức chế protease (ví dụ: indinavir, saquinavir), chất ức chế men sao chép ngược không nucleoside (nevirapine, efavirenz), isoniazid, thuốc / sản phẩm thảo dược có thể làm tăng nguy cơ chảy máu (bao gồm: thuốc làm loãng máu như warfarin và heparin, thuốc chống kết tập tiểu cầu như clopidogrel, thuốc chống viêm nonsteroid như ibuprofen, các loại thảo mộc như danshen, gừng, gingko).

Sản phẩm này có thể làm tăng hoặc làm chậm quá trình thải trừ các loại thuốc khác khỏi cơ thể của bạn, điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc trong cơ thể. Ví dụ về các loại thuốc bị ảnh hưởng bao gồm acetaminophen, thuốc chống nấm azole (như ketoconazole), chlorzoxazone, thuốc chẹn kênh canxi (như diltiazem). Sản phẩm này có thể làm giảm hiệu quả của biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố như thuốc viên, miếng dán hoặc vòng.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Odorless Garlic nếu bạn đang dùng Aspirin, do có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi sử dụng đồng thời các thuốc này. Nếu bạn đang được kê đơn dùng aspirin liều thấp để ngăn ngừa cơn đau tim hoặc đột quỵ (thường ở liều 81-325 miligam mỗi ngày), bạn nên tiếp tục dùng aspirin theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Odorless Garlic, người bệnh cần lưu ý và tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng để thuốc phát huy được hiệu quả tốt nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây