1

Thuốc Introvale: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Introvale là thuốc tránh thai nội tiết, thuốc chứa 2 hormone gồm một estrogen (ethinyl estradiol) và một progestin (levonorgestrel). Thuốc được dùng đường uống, thường dùng 1 lần mỗi ngày. Để đảm bảo hiệu quả tránh thai, người dùng cần tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

1. Thuốc Introvale có tác dụng gì?

Thuốc Introvale chứa 2 hormone gồm một estrogen (ethinyl estradiol) và một progestin (levonorgestrel). Thuốc Introvale có công dụng gì? Introvale là thuốc tránh thai. Cơ chế tác dụng của thuốc là ngăn chặn sự rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Introvale cũng làm niêm mạc âm đạo dày hơn để ngăn trứng gặp tinh trùng, đồng thời thay đổi niêm mạc tử cung để ngăn cản trứng đã thụ tinh gắn vào.

Thuốc Introvale có tác dụng gì? Ngoài tác dụng ngừa thai, thuốc Introvale còn giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm mất máu và đau bụng kinh, giảm nguy cơ u nang buồng trứng, điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, thuốc không bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh HIV, bệnh lậu, Chlamydia,...

Cách dùng thuốc Introvale như sau:

  • Thuốc Introvale được dùng bằng đường uống, thường dùng một lần mỗi ngày. Bạn hãy chọn một thời điểm uống thuốc thuận tiện trong ngày và dùng thuốc mỗi ngày vào thời điểm đó.
  • Uống thuốc Introvale theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và hướng dẫn trên nhãn thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn trên gói thuốc để tìm viên thuốc đầu tiên và tiếp tục uống thuốc theo đúng thứ tự. Không được bỏ qua bất kỳ liều thuốc Introvale nào. Bạn sẽ có khả năng mang thai nếu bỏ lỡ một liều thuốc hoặc uống thuốc vào thời điểm khác trong ngày so với bình thường.
  • Nếu bạn bị đau bụng hoặc buồn nôn khi dùng thuốc Introvale, bạn hãy uống thuốc sau bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, bạn có thể chọn dùng thuốc Introvale vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, miễn là các liều thuốc liên tiếp phải cách nhau 24 giờ.
  • Bạn hãy bắt đầu dùng thuốc Introvale vào ngày chủ nhật đầu tiên sau khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Nếu kỳ kinh của bạn bắt đầu vào chủ nhật, hãy bắt đầu dùng thuốc Introvale vào ngày đó. Gói thuốc Introvale gồm 84 viên thuốc có hoạt tính (có hormone) và 7 viên thuốc không có hoạt tính (không có hormone). Bạn uống mỗi ngày một viên thuốc có hoạt tính trong 84 ngày liên tiếp. Sau khi uống hết 84 viên có hoạt tính, hãy bắt đầu uống mỗi ngày một viên thuốc không hoạt tính trong 7 ngày. Bạn sẽ có kinh vào tuần mà bạn dùng viên thuốc không có hoạt tính. Sau khi uống hết 7 viên thuốc không có hoạt tính, bạn hãy bắt đầu dùng gói thuốc Introvale mới dù bạn có kinh nguyệt hay không. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu không có kinh.
  • Trong 7 ngày đầu tiên dùng thuốc tránh thai Introvale, bạn cần dùng thêm một phương pháp tránh thai không chứa hormone khác (như bao cao su, chất diệt tinh trùng) để thuốc Introvale có thời gian phát huy tác dụng. Nếu dùng thuốc tránh thai Introvale vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, bạn không cần dùng biện pháp tránh thai dự phòng trong tuần đầu tiên.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ về việc chuyển từ phương pháp tránh thai nội tiết tố khác như miếng dán, thuốc tránh thai khác,... sang dùng thuốc tránh thai Introvale.

Thuốc Introvale: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Introvale có tác dụng gì? là câu hỏi được nhiều người quan tâm

2. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai Introvale

 

Khi dùng thuốc tránh thai Introvale, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau đầu, đau vú, sưng mắt cá chân, phù chân, thay đổi trọng lượng cơ thể. Chảy máu âm đạo cũng có thể xảy ra, đặc biệt trong các tháng đầu sử dụng thuốc. Hãy báo với bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu các tác dụng phụ này kéo dài hoặc ngày càng trầm trọng.

Khi dùng thuốc Introvale, bạn sẽ không có kinh trong 3 tháng khi đang dùng các viên thuốc Introvale có hoạt tính. Thay vào đó bạn sẽ có kinh khoảng 3 tháng một lần vào tuần mà bạn dùng các viên thuốc không có hoạt tính. Đây là hiện tượng bình thường khi dùng thuốc tránh thai Introvale. Nếu bạn không có kinh vào thời gian dùng 7 viên thuốc không có hoạt tính, hãy liên hệ bác sĩ để kiểm tra xem bạn có thai hay không.

Hầu hết người sử dụng thuốc Introvale không gặp tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên bạn cần cảnh giác, hãy báo ngay bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như:

  • Tăng huyết áp: thuốc Introvale có thể gây tăng huyết áp. Do đó bạn cần kiểm tra huyết áp thường xuyên và báo bác sĩ nếu chỉ số huyết áp tăng cao.
  • Đau bụng, đau dạ dày nghiêm trọng, thay đổi trạng thái tâm thần, xuất hiện vón cục trong vú, chảy máu âm đạo bất thường, nước tiểu sậm màu, vàng mắt, vàng da,...
  • Trong một số rất hiếm trường hợp thuốc có thể gây các biến chứng nguy hiểm do cục máu đông như huyết khối tĩnh mạch sâu, đau tim, tắc mạch phổi, đột quỵ,... Hãy nhờ sự trợ giúp đến ngay cơ sở y tế nếu bạn có các triệu chứng như đau ngực, đau hàm, đau cánh tay trái; chóng mặt, ngất xỉu đột ngột; đau sưng ở bẹn, bắp chân, đau đầu bất thường, đổ mồ hôi bất thường, thay đổi thị lực,...

Phản ứng dị ứng với thuốc Introvale rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên hậu quả rất nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Bạn hãy nhờ sự hỗ trợ để đến ngay cơ sở y tế nếu có các triệu chứng của dị ứng thuốc Introvale như ngứa, phát ban, sưng (đặc biệt sưng phù ở mặt, lưỡi, cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở,...

Trên đây không phải danh sách tất cả các tác dụng phụ của thuốc Introvale có thể xảy ra. Bạn hãy ngay lập tức báo bác sĩ nếu trong quá trình sử dụng thuốc Introvale nhận thấy cơ thể xuất hiện các tác dụng phụ chưa được liệt kê ở trên.

Thuốc Introvale: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Buồn nôn là một tác dụng phụ của thuốc Introvale

3. Các thận trọng khi dùng thuốc Introvale

 

Trước khi sử dụng thuốc tránh thai Introvale, hãy báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có một trong các tình trạng sau đây:

  • Bạn dị ứng với Ethinyl estradiol, levonorgestrel hoặc dị ứng với bất kỳ estrogen, progestin nào khác.
  • Bạn dị ứng với các thành phần tá dược của thuốc.
  • Bạn có các tiền sử bệnh, đặc biệt là các bệnh lý liên quan cục máu đông, rối loạn đông máu, huyết áp cao, khám vú cho kết quả bất thường, ung thư (đặc biệt là ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú), lipid máu cao, đái tháo đường, trầm cảm, phù mạch, bệnh lý túi mật, bệnh lý về tim (như rối loạn nhịp tim, đau tim,...), đột quỵ, bệnh lý tuyến giáp, chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân,...

Tùy theo tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng thuốc tránh thai Introvale phù hợp hoặc tư vấn bạn phương pháp tránh thai khác.

Một số thận trọng khác khi dùng thuốc Introvale gồm:

  • Thuốc Introvale có thể ảnh hưởng đến đường huyết. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy kiểm tra đường máu thường xuyên và báo bác sĩ điều trị nếu kết quả đường máu tăng cao bất thường.
  • Nếu bạn vừa trải qua cuộc phẫu thuật, sẽ phẫu thuật trong thời gian ngắn sắp tới hoặc sẽ ngồi trên giường (hoặc ghế) trong thời gian dài (như bạn sắp đi một chuyến đi dài trên máy bay),... bạn sẽ có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai nội tiết tố như Introvale. Hãy báo bác sĩ nếu bạn có các tình trạng như trên, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn ngừng thuốc Introvale một thời gian hoặc thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt.
  • Hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ về tất các các thuốc đang sử dụng, kể cả thuốc tránh thai như Introvale trước khi bạn phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật nha khoa.
  • Thuốc Introvale có thể gây sạm da, ánh nắng mặt trời có thể làm tình trạng sạm trở nên nghiêm trọng hơn. Trong thời gian dùng thuốc Introvale, bạn cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng, mặc quần áo bảo vệ khi ra ngoài trời.
  • Nếu bạn bị cận thị hoặc đang đeo kính áp tròng, khi dùng thuốc Introvale, bạn có thể gặp một số thay đổi thị lực hoặc khó khăn hơn khi đeo kính áp tròng. Hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt nếu có thay đổi bất thường về thị lực xảy ra.
  • Không dùng thuốc Introvale cho phụ nữ có thai. Hãy báo bác sĩ ngay khi nếu bạn có thai trong thời gian dùng thuốc tránh thai Introvale. Nếu bạn vừa sinh con hoặc sảy thai /phá thai trong 3 tháng gần đây, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp tránh thai an toàn và thời điểm thích hợp để bắt đầu sử dụng các loại thuốc tránh thai chứa estrogen như Introvale.
  • Sau khi ngừng thuốc tránh thai Introvale, bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để có thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề này.
  • Thuốc tránh thai Introvale có thể làm giảm sản xuất sữa mẹ. Một lượng nhỏ thuốc Introvale có thể vào sữa mẹ và gây tác dụng không mong muốn đối với trẻ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc tránh thai Introvale trong thời kỳ cho con bú.

4. Tương tác thuốc

Tương tác giữa thuốc tránh thai Introvale và các thuốc dùng đồng thời có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng. Để ngăn ngừa nguy cơ tương tác thuốc, bạn cần thông báo tất cả các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ hoặc dược sĩ, đồng thời không được tự ý sử dụng, thay đổi liều, ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có sự chấp thuận của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với thuốc tránh thai Introvale gồm: các thuốc ức chế aromatase (như exemestane, anastrozole), tizanidine, tranexamic acid, ospemifene, tamoxifen, các thuốc kết hợp điều trị gan C mãn tính (như ombitasvir / paritaprevir / ritonavir có hoặc không có dasabuvir).

Một số thuốc có thể gây giảm hiệu quả thuốc tránh thai Introvale, làm tăng nguy cơ mang thai như Griseofulvin, Modafinil, Rifamycins (như Rifampin, Rifabutin); các thuốc điều trị động kinh như Carbamazepine, Felbamate, Phenytoin, Barbiturates, Primidone, Topiramate,...; thuốc điều trị HIV như Nevirapine, Nevirapine, Ritonavir, Nevirapine, Nevirapine,,...

Trong quá trình sử dụng thuốc tránh thai Introvale, hãy báo cho bác sĩ nếu bạn sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc mới nào. Ngoài ra, hãy báo bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vết chảy máu mới hoặc tình trạng ra máu đột ngột, đây có thể là dấu hiệu cho thấy thuốc tránh thai Introvale không hoạt động tốt.

Thuốc tránh thai Introvale có thể gây ảnh hưởng kết quả một số xét nghiệm như xét nghiệm tuyến giáp, xét nghiệm các yếu tố đông máu.... Hãy báo cho bác sĩ và nhân viên phòng xét nghiệm về việc bạn đang dùng thuốc Introvale,

Thuốc Introvale: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Introvale có thể xảy ra với một số thuốc khác

5. Các lưu ý khác khi dùng thuốc Introvale

5.1. Làm gì khi dùng thuốc Introvale quá liều?

Nếu dùng quá liều thuốc tránh thai Introvale, bạn có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa nghiêm trọng, chảy máu âm đạo đột ngột, bất thường, ngất xỉu, khó thở,... Nếu gặp các triệu chứng như trên, hãy nhờ sự trợ giúp để được đưa đến khoa cấp cứu của cơ sở y tế gần nhất.

5.2. Làm gì nếu quên uống liều thuốc Introvale?

Nếu quên uống một liều thuốc tránh thai Introvale bạn có thể cần dùng biện pháp tránh thai dự phòng (như dùng bao cao su hoặc chất diệt tinh trùng). Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này.

Nếu bạn thường xuyên quên uống thuốc Introvale, hãy liên hệ bác sĩ để thảo luận về việc chuyển sang hình thức tránh thai khác.

5.3. Cách bảo quản thuốc Introvale

Bảo quản thuốc Introvale ở điều kiện nhiệt độ phòng, tránh nơi ánh sáng trực tiếp và độ ẩm cao. Không để thuốc Introvale trong tủ phòng tắm, giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Trong thời gian sử dụng thuốc tránh thai Introvale, bạn nên khám sức khỏe tổng quát thường xuyên theo định kỳ để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là khám vùng chậu, khám vú, phết tế bào cổ tử cung, kiểm tra huyết áp,...

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây