1

Thuốc Glucovance: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Glucovance có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết tăng cao, chỉ định điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Thuốc Glumetaza hoạt động theo cơ chế khôi phục phản ứng thích hợp của cơ thể với insulin sản xuất tự nhiên. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng làm giảm lượng đường mà gan, dạ dày hay ruột hấp thụ.

1. Thuốc Glucovance có tác dụng gì?

Glucovance có tác dụng gì? Thuốc Glucovance có tác dụng kiểm soát đường huyết tăng cao, điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Glucovance được kết hợp bởi 2 loại thuốc bao gồm:

  • Glyburide: thuộc nhóm thuốc được gọi là sulfonylureas, có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu bằng cách giải phóng insulin tự nhiên của cơ thể và giảm lượng đường trong gan mà cơ thể tạo ra.
  • Metformin là thuốc điều trị tiểu đường, hoạt động bằng cách giảm lượng đường mà gan tạo ra và dạ dày/ruột hấp thụ.

Cả hai loại thuốc này đều hoạt động bằng cách giúp khôi phục phản ứng thích hợp của cơ thể với insulin mà bạn sản xuất tự nhiên. Bên cạnh đó, thuốc Glucovance sẽ kết hợp với một chế độ ăn và chương trình tập thể dục trong điều trị bệnh đái tháo đường. Glucovance cũng có thể được sử dụng với các loại thuốc tiểu đường khác. Kiểm soát lượng đường trong máu tăng cao giúp ngăn ngừa những biến chứng như suy giảm chức năng thận, các vấn đề về thần kinh, hoại tử chi, mù lòa và các vấn đề về chức năng tình dục. Kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả cũng có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

2. Cách sử dụng thuốc Glucovance

Thuốc Glucovance được bào chế dưới dạng viên nén bao phim màu vàng, hình thuôn dài với hàm lượng từ 5mg-500mg. Vì vậy, thuốc được sử dụng bằng đường uống trong bữa ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường một hoặc hai lần mỗi ngày. Uống nhiều nước trong khi dùng thuốc trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.

Liều lượng của thuốc Glucovance dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và đáp ứng với điều trị. Để giảm nguy cơ mắc các tác dụng không mong muốn như đau bụng, hạ đường huyết,... bác sĩ có thể hướng dẫn bạn bắt đầu bằng liều lượng thấp và tăng dần liều lên từ từ. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng dựa trên lượng đường trong máu sao cho phù hợp nhất. Nếu bạn đang dùng một loại thuốc điều trị tiểu đường khác như chlorpropamide, hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận để ngừng uống thuốc cũ và bắt đầu dùng phác đồ mới với thuốc kết hợp này. Nếu bạn đang dùng colesevelam, hãy dùng glyburide/merformin ít nhất 4 giờ trước khi dùng colesevelam.

Sử dụng thuốc Glucovance thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ nó. Có thể mất đến 2 tuần trước khi bạn nhận được đầy đủ lợi ích của thuốc. Tuyệt đối không tăng liều hay lạm dụng thuốc trong thời gian lâu hơn quy định. Điều này không làm cho tình trạng cải thiện nhanh hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc nó xấu đi như lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp.

Thuốc Glucovance: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Glucovance cần được dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ

3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Glucovance

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Gilphex bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Tăng cân
  • Triệu chứng bệnh lý dạ dày: các triệu chứng dạ dày xảy ra những ngày đầu tiêu điều trị có thể là dấu hiệu của nhiễm acid lactic. Hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng dạ dày trở lại muộn hơn (sau khi bạn dùng cùng một liều lượng trong vài ngày hoặc vài tuần.
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng: dễ chảy máu, bầm tím, các dấu hiệu của nhiễm trùng (như đau họng dai dẳng, sốt), buồn nôn kéo dài, đau bụng dữ dội, vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu.
  • Thuốc Glynase có thể gây ra hạ đường huyết. Điều này có thể xảy ra nếu bạn không tiêu thụ đủ calo từ thức ăn hoặc tập thể dục quá sức. Các triệu chứng của hạ đường huyết như đổ mồ hôi đột ngột, run rẩy, tim đập nhanh, đói, mờ mắt, chóng mặt hoặc ngứa ran ở bàn tay/bàn chân. Mang theo đường glucose dạng viên nén hoặc gel là một thói quen tốt để điều trị lượng đường trong máu thấp. Nếu bạn không có những dạng glucose đáng tin cậy này, hãy nhanh chóng tăng lượng đường trong máu bằng cách ăn một nguồn đường nhanh như đường ăn, kẹo, mật ong, hoặc uống nước trái cây. Hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức về phản ứng và việc sử dụng sản phẩm này, để giúp ngăn ngừa hạ đường huyết, hãy ăn các bữa ăn đều đặn theo lịch trình và không bỏ bữa. Kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để tìm hiểu những cách giải quyết nếu bạn bỏ lỡ một bữa ăn.
  • Các triệu chứng của tăng đường huyết bao gồm khát nước, đi tiểu nhiều, buồn ngủ, lú lẫn, thở nhanh và hơi thở có mùi trái cây. Nếu xuất hiện những triệu chứng này, hãy thông báo với bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể cần điều chỉnh các loại thuốc điều trị đái tháo đường.

Trước khi kê đơn, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích của thuốc Glucovance đem lại nhiều hơn nguy cơ mắc tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn, vì vậy, khi thấy những dấu hiệu bất thường đặc biệt là khi xảy ra phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa hoặc sưng vùng mặt, lưỡi, cổ họng, chóng mặt nghiêm trọng, khó thở,... Trong trường hợp này, bệnh nhân hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Glucovance

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Glucovance bao gồm:

  • Hãy thông báo cho bác sĩ biết tiền sử dị ứng với glyburide hoặc metformin hay bất kỳ dị ứng nào khác. Bởi vì, một số sản phẩm có thể chứa những thành phần không hoạt động có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Thông báo tiền sử bệnh lý, đặc biệt là bệnh thận, bệnh gan, tình trạng có thể gây ra mức độ oxy thấp trong máu hoặc lưu thông kéo (ví dụ như suy tim sung huyết, cơn đau tim, đột quỵ), nhiễm trùng nghiêm trọng, mất nhiều nước trong cơ thể, sử dụng rượu, các vấn đề về hô hấp (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn nặng), các vấn đề về máu (như thiếu máu, thiếu vitamin B12), mất cân bằng điện giải (hạ natri máu), các vấn đề về khả năng sinh sản (vấn đề về rụng trứng), các tình trạng nội tiết tố nhất định (như suy tuyến thượng thận, tuyến yên, bệnh tuyến giáp, hội chứng tiết hormon chống bài niệu không thích hợp -SIADH), một số vấn đề về hệ thần kinh (như bệnh thần kinh tự chủ).
  • Trước khi tiến hành phẫu thuật hoặc bất kỳ quy trình chụp x-quang nào có sử dụng chất cản quang có i-ốt, hãy thông báo với bác sĩ hoặc nha sĩ về tất cả các sản phẩm bạn đang sử dụng bao gồm thuốc không kê đơn, thuốc theo toa, vitamin và các sản phẩm thảo dược. Bạn có thể phải ngừng thuốc này trong một thời gian ngắn để thực hiện phẫu thuật/thủ thuật. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ để được hướng dẫn kỹ trước khi phẫu thuật.
  • Bạn có thể bị mờ mắt, chóng mặt hoặc buồn ngủ do đường huyết quá cao hoặc quá thấp. Vì vậy, không lái xe, sử dụng máy móc hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào cần đến sự tỉnh táo hoặc tầm nhìn rõ ràng cho đến khi bạn chắc chắn rằng có thể thực hiện được các hoạt động đó một cách an toàn.
Thuốc Glucovance: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Glucovance có thể gây mờ mắt cho người sử dụng

  • Hạn chế sử dụng rượu và đồ uống có cồn trong khi sử dụng thuốc Glucovance, vì nó có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Hiếm khi rượu có thể tương tác với Glucovance và gây ra phản ứng nghiêm trọng (phản ứng giống disulfiram) với các triệu chứng như đỏ bừng mặt, buồn nôn, nôn, chóng mặt hoặc đau dạ dày.
  • Có thể khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn khi cơ thể bạn bị căng thẳng (chẳng hạn như do sốt, nhiễm trùng, chấn thương hoặc phẫu thuật). Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn gặp các vấn đề gia tăng sự căng thẳng, bác sĩ có thể yêu cầu thay đổi kế hoạch điều trị, thuốc men hoặc xét nghiệm đường huyết.
  • Thuốc Glucovance có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, hạn chế thời gian dưới ánh nắng, tránh sử dụng chất tẩy trắng da và thường xuyên bôi kem chống nắng, mặc áo bảo vệ khi ra ngoài trời.
  • Đối với người cao tuổi có thể nhạy cảm hơn với tác dụng phụ của thuốc Glucovance, đặc biệt là nhiễm acid lactic hoặc hạ đường huyết. Vì vậy, hãy cân nhắc sử dụng Glucovance cho người lớn tuổi.
  • Thuốc Glucovance có thể gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt (như thúc đẩy quá trình rụng trứng) và làm tăng nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về việc sử dụng những biện pháp tránh thai an toàn trong quá trình sử dụng thuốc Glucovance.
  • Đối với phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng thuốc Glucovance khi thật sự cần thiết. Bởi vì mang thai có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường. Hãy thảo luận kế hoạch với bác sĩ để quản lý đái tháo đường thai kỳ. Bác sĩ có thể thay thế insulin cho thuốc Glucovance trong thời kỳ mang thai. Nếu sử dụng Glucovance trong khi mang thai, bác sĩ có thể chuyển sang insulin ít nhất 2 tuần trước ngày dự sinh, vì Glucovance có nguy cơ gây ra hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh.

  • Tham dự chương trình giáo dục về bệnh tiểu đường để tìm hiểu thêm về cách kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn bằng thuốc, chế độ ăn uống, tập thể dục và khám sức khỏe thường xuyên.
  • Tìm hiểu các triệu chứng khi lượng đường trong máu cao hoặc thấp và cách xử trí lượng đường trong máu thấp. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
  • Giữ tất cả các cuộc hẹn thăm khám lại và các xét nghiệm (ví dụ như xét nghiệm chức năng thận, chức năng gan, huyết áp, đường huyết, hemoglobin A1c, cholesterol, công thức máu) nên được thực hiện định kỳ để theo dõi sự đáp ứng điều trị hoặc kiểm tra các tác dụng phụ.

Nếu bạn quên uống một liều thuốc Glucovance, hãy bổ sung lại trong thời gian càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian bạn nhớ ra đã quên chưa uống thuốc gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như ban đầu. Tuyệt đối không được sử dụng gấp đôi liều dùng theo phác đồ điều trị. Sử dụng thuốc quá liều Glucovance có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như thở nhanh, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, chóng mặt và buồn ngủ nghiêm trọng, nhịp tim chậm, không đều,...

5. Tương tác thuốc Glucovance

Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Glucovance, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc khác mà bệnh nhân sử dụng, bao gồm cả thuốc theo đơn, không kê đơn và các sản phẩm làm từ thảo dược. Không được bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc Glucovance bao gồm:

  • Bosentan
  • Thuốc trị ho và cảm lạnh: có thể chứa những thành phần ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Thuốc chẹn beta có thể ngăn chặn nhịp tim nhanh, đập mạnh mà bạn thường cảm thấy khi lượng đường trong máu xuống quá thấp (hạ đường huyết), ví dụ như metoprolol, propranolol, thuốc nhỏ mắt tăng nhãn áp như timolol,... Các triệu chứng khác khi hạ đường huyết như chóng mặt, đói hoặc đổ mồ hôi, không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc Glucovance.

Thuốc Glucovance: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Glucovance có thể tương tác với một số loại thuốc khác

6. Cách bảo quản thuốc Glucovance

Bảo quản thuốc Glucovance ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản Glucovance ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc Glucovance trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Để thuốc Glucovance tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong gia đình. Khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng hãy xử lý thuốc đúng cách. Không được tự ý vứt thuốc Glucovance vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu. Hãy tham khảo thêm ý kiến của công ty xử lý rác thải hoặc dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc Glucovance an toàn giúp bảo vệ môi trường.

Tóm lại, thuốc Glucovance có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết tăng cao, điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Thuốc Glumetaza hoạt động theo cơ chế khôi phục phản ứng thích hợp của cơ thể với insulin sản xuất tự nhiên, nó cũng làm giảm lượng đường mà gan, dạ dày hay ruột hấp thụ. Tuy nhiên, Glucovance có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc, vì vậy hãy thông báo với bác sĩ những sản phẩm thuốc bạn đang sử dụng để giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ và tăng hiệu quả điều trị.

webmd.com

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây