1

Thiếu máu thiếu sắt khi mang thai: Mẹo phòng ngừa

Trong thời kì mang thai, khả năng xảy ra thiếu máu thiếu sắt ở người phụ nữ tăng lên. Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng cơ thể không có đủ sắt làm nguyên liệu sản xuất ra hồng cầu, từ đó dẫn tới thiếu máu.

1. Nguyên nhân dẫn tới thiếu máu thiếu sắt trong khi mang thai?

Cơ thể con người sử dụng sắt để tạo ra hemoglobin, một protein có trong tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy tới các mô. Trong khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần gấp đôi số lượng sắt so với những người phụ nữ bình thường không mang thai khác. Số sắt này sẽ được sử dụng để tạo ra nhiều máu hơn, nhằm mục đích cung cấp oxy không chỉ cho cơ thể thai phụ mà còn cả cho thai nhi. Nếu thai phụ trước khi mang thai không có đủ lượng sắt dự trữ, hoặc trong khi mang thai không thu nhận đủ lượng sắt cần thiết thì sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu máu nhẹ là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ mang thai, nhưng nếu nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt, thì mức độ thiếu máu có thể ở mức độ nặng.

Những phụ nữ có nguy cơ cao xuất hiện thiếu máu thiếu sắt trong khi mang thai nếu:

  • Khoảng cách giữa hai lần mang thai liên tiếp quá gần nhau.
  • Mang thai với hơn một thai nhi (mang thai đôi, mang thai ba, thậm chí nhiều hơn).
  • Nôn quá thường xuyên, quá nhiều do bị nghén buổi sáng.
  • Mang thai khi còn ở lứa tuổi vị thành niên.
  • Không thu nhận đủ lượng sắt cần thiết.
  • Trước khi mang thai là người có chu kì kinh nguyệt ra nhiều máu (cường kinh).
  • Có tiền sử thiếu máu trước khi mang thai.

2. Thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng tới quá trình mang thai như thế nào?

Thiếu máu nặng trong khi mang thai khiến nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và trầm cảm sau sinh tăng lên. Một số nghiên cứu còn cho thấy thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ tử vong của thai nhi ngay trước hoặc sau khi sinh.

3. Làm thế nào để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai?

Thiếu máu thiếu sắt khi mang thai: Mẹo phòng ngừa
Những thực phẩm giàu sắt

Như đã đề cập ở trên, nhu cầu về sắt ở phụ nữ mang thai cao hơn so với phụ nữ không mang thai, cụ thể trong thai kì mỗi ngày người phụ nữ cần 27 mg sắt. Tuy nhiên với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng, chứa các loại thức ăn có hàm lượng sắt cao là đã có thể phòng tránh được tình trạng thiếu sắt.

Mỗi ngày người phụ nữ mang thai nên sử dụng ít nhất là ba khẩu phần thức ăn giàu sắt, chẳng hạn như:

  • Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, và cá.
  • Các loại rau có lá màu xanh đậm (ví dụ như rau chân vịt, bông cải xanh, và cải xoăn kale).
  • Ngũ cốc và lúa mì bổ sung sắt.
  • Các loại đậu hạt, đậu lăng, và đậu phụ.
  • Các loại hạt và mầm.
  • Trứng.

Để làm tăng khả năng hấp thu sắt từ các nguồn thực vật (và cả các sản phẩm bổ sung sắt), hãy sử dụng cùng với thực phẩm chứa nhiều vitamin C, chẳng hạn như:

  • Các loại hoa quả chi cam chanh và nước ép từ chúng.
  • Dâu tây.
  • Kiwi.
  • Cà chua.
  • Ớt chuông.

Tuy nhiên nếu sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt thì hãy tránh sử dụng cùng các sản phẩm tăng cường calci, bởi mặc dù calci cũng là thành phần thiết yếu đối với phụ nữ mang thai, nhưng calci lại có thể làm giảm hấp thu sắt.

4. Dấu hiệu nhận biết khi phụ nữ mang thai bị thiếu máu thiếu sắt?

Các dấu hiệu khi phụ nữ có thai bị thiếu máu thiếu sắt có thể biểu hiện là:

  • Mệt mỏi.
  • Yếu người.
  • Da tái hoặc phớt vàng, đặc biệt là da, môi và móng nhợt.
  • Nhịp tim bất thường.
  • Thở dốc.
  • Chóng mặt hoặc choáng váng.
  • Đau ngực.
  • Bàn tay, bàn chân lạnh.
  • Đau đầu.
  • Mất khả năng tập trung.

Như đã thấy, các dấu hiệu của thiếu mắt thiếu sắt thường tương tự như các triệu chứng của mang thai, và trong giai đoạn đầu thiếu máu, có thể sẽ không có triệu chứng nào. Dù có biểu hiện hay không, phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện thiếu máu trong thời gian mang thai. Nếu lo l

Thiếu máu thiếu sắt khi mang thai: Mẹo phòng ngừa
Mệt mỏi, yếu người là triệu chứng thường thấy khi thai phụ thiếu máu thiếu sắt

5. Trong trường hợp cần thiết thiếu máu thiếu sắt sẽ được điều trị như thế nào?

Nếu đã thực hiện chế độ ăn đầy đủ, giàu sắt hoặc đã sử dụng các loại sản phẩm bổ sung vitamin có chứa sắt mà vẫn bị thiếu máu, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để xác định các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thiếu máu, và trong một số ít trường hợp sẽ cần thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa huyết học. Nếu như thiếu sắt được xác định là nguyên nhân duy nhất dẫn tới thiếu máu, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng sản phẩm bổ sung sắt (như viên bổ sung sắt). Trong trường hợp thai phụ có tiền sử phẫu thuật nối tắt dạ dày (gastric bypass), hoặc đã từng phẫu thuật tiểu tràng, hoặc không thể bổ sung sắt theo đường uống, thai phụ có thể cần phải bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Video có thể bạn quan tâm
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh 03:22
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh
Video hướng dẫn về cấy que tránh thai
 3 năm trước
 974 Lượt xem
Tin liên quan
Sắt, folate và các chất dinh dưỡng khác mà phụ nữ thường bị thiếu hụt
Sắt, folate và các chất dinh dưỡng khác mà phụ nữ thường bị thiếu hụt

Những hiện tượng mà đa số mọi người đều từng gặp phải và vẫn nghĩ là bình thường như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu hay hụt hơi… rất có thể là triệu chứng của thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng vì một vài lý do mà phụ nữ có nguy cơ thiếu một số vitamin và khoáng nhất cao hơn so với nam giới.

Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây