1

Thấp tim ở trẻ em: Cách nào phòng ngừa?

Bệnh thấp tim ở trẻ em chủ yếu xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 5 - 15 tuổi. Bệnh có thể gây nguy hiểm nếu không được khám, điều trị kịp thời. Việc chủ động phòng bệnh thấp tim sẽ giúp bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.

1. Sơ lược về bệnh thấp tim ở trẻ em

1.1 Bệnh thấp tim là gì?

Bệnh thấp tim là bệnh viêm của mô liên kết, thường xảy ra sau khi mắc viêm họng, viêm xoang, viêm amidan hoặc viêm da, gây ra bởi liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (streptococcus type A). Tình trạng viêm của mô liên kết gây tổn thương nhiều cơ quan, chủ yếu là khớp, tim, hệ thần kinh, da và mô dưới da,... Sau nhiều đợt viêm cấp tái phát, nguy cơ bị thấp tim sẽ gia tăng. Trong đó, tổn thương xảy ra ở tim là nguy hiểm nhất. Bệnh thường gặp ở trẻ trong độ tuổi 5 - 15 tuổi.

Bệnh thấp tim ở trẻ em thường gặp ở những khu vực có điều kiện sống thấp, vệ sinh kém, nhà ở chật chội, khí hậu lạnh ẩm,... Đây là những điều kiện thuận lợi khiến trẻ dễ bị viêm họng, dẫn tới thấp tim. Ngoài ra, bệnh thấp tim ở trẻ em còn liên quan tới yếu tố di truyền trong gia đình.

Thấp tim ở trẻ em: Cách nào phòng ngừa?
Trẻ bị viêm họng dễ dẫn tới thấp tim

1.2 Triệu chứng của bệnh thấp tim ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh thấp tim ở trẻ em sẽ xuất hiện sau khoảng 2 - 4 tuần nhiễm liên cầu khuẩn. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là trẻ sốt cao 38 - 40°C, họng đỏ, vã mồ hôi, tiểu ít, chảy máu cam, chán ăn, mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt,... Đôi khi các triệu chứng chỉ thoáng qua, không gây khó chịu cho trẻ nhưng sau đó khoảng 1 - 5 tuần trẻ có triệu chứng đau khớp. Biểu hiện bệnh ở từng cơ quan là:

  • Ở tim: Mệt mỏi, tức ngực, khó thở, hồi hộp, rối loạn nhịp tim hoặc có những tiếng bất thường ở tim. Các triệu chứng này do tổn thương cơ tim và màng trong tim, viêm cơ tim, hở và hẹp van 2 lá, hở van động mạch chủ,... Tình trạng viêm tim nặng có thể dẫn đến suy tim cấp, dễ gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời hoặc để lại di chứng nặng ở van tim;
  • Ở khớp: Đau, viêm sưng, nóng đỏ ở một số khớp, đặc biệt là các khớp lớn như gối, khuỷu, cổ chân, cổ tay,... khiến người bệnh đi lại và cử động khó khăn. Các khớp cột sống, khớp ngón tay, ngón chân ít bị sưng đau;
  • Ở thần kinh: Là triệu chứng muộn của bệnh thấp tim, xuất hiện sau nhiễm liên cầu nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Biểu hiện cụ thể là trẻ thay đổi tâm tính, hay cáu gắt, mệt mỏi, múa tay chân bất thường, cầm đũa khó khăn, khó phát âm, viết xấu,...;
  • Ở da: Thường khá hiếm gặp. Trẻ bị thấp tim có thể nổi các hạt Meynet là các hạt cứng, đường kính từ 0,5 - 2cm dưới da, không dính vào da mà dính vào nền xương, thường xuất hiện ở đầu gối, ấn vào không đau,... Cũng có trường hợp xuất hiện ban màu hồng hoặc vàng nhạt có đường kính từ 1 - 3cm, hình tròn, bờ viền cao hơn bề mặt da, thường nằm ở thân mình, gốc chi.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phác đồ, bệnh thấp tim ở trẻ em có thể diễn biến nguy hiểm. Cụ thể, bệnh sẽ gây ra những tổn thương nặng ở van động mạch chủ, dẫn đến suy tim sau một thời gian dài, gây tổn thương não, thận, phổi,... thậm chí gây tử vong. Bên cạnh đó, bệnh cũng dễ tái phát. Tái phát thường xảy ra sau 5 năm tính từ đợt viêm cấp đầu tiên.

1.3 Điều trị bệnh thấp tim ở trẻ em

Trẻ mắc bệnh thấp tim phải được điều trị tại bệnh viện bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Tùy thuộc mức độ nguy hiểm của bệnh mà có phương pháp điều trị khác nhau nhưng cùng chung mục đích là chống nhiễm khuẩn, chống viêm và điều trị các biến chứng của bệnh. Cụ thể:

  • Chống viêm nhiễm: Tiêm kháng sinh Penicillin hoặc Erythromycin với thời gian và liều dùng tùy theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc kháng viêm steroid hoặc không steroid theo chỉ định của bác sĩ;
  • Điều trị biến chứng: Sử dụng thuốc điều trị suy tim, thuốc lợi tiểu, an thần,... theo chỉ định của bác sĩ.

Đồng thời, cha mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường tối thiểu 2 tuần trong giai đoạn điều trị. Trường hợp nặng cần nghỉ ngơi khoảng 6 tuần - 3 tháng. Nếu trẻ bị sưng tim hoặc suy tim thì cần có một chế độ ăn riêng và ăn nhạt, hạn uống nước.

Thấp tim ở trẻ em: Cách nào phòng ngừa?
Trẻ cần được nghỉ ngơi trên giường trong thời gian điều trị

2. Cách phòng ngừa bệnh thấp tim ở trẻ em

Tuy là bệnh nguy hiểm nhưng bệnh thấp tim ở trẻ em có thể phòng ngừa được bằng cách:

  • Giữ môi trường sạch sẽ, vệ sinh cơ thể và vùng mũi họng thường xuyên, giữ ấm cổ, ngực và mũi họng vào mùa lạnh, có chế độ dinh dưỡng khoa học để nâng cao sức đề kháng;
  • Khi trẻ bị viêm họng, viêm xoang hoặc viêm amidan, cần đưa ngay tới cơ sở y tế chuyên khoa tai - mũi - họng để điều trị triệt để;
  • Khi thấy trẻ độ tuổi 5 - 15 gặp phải các triệu chứng như viêm họng nhiều lần, sưng, nóng, đỏ, đau các khớp, mệt mỏi, khó thở, tức ngực hoặc hồi hộp, đau vùng tim, có biểu hiện bất thường về tâm thần vận động, tay múa không tự chủ,... cần đưa trẻ đi khám để phát hiện, điều trị bệnh thấp tim ngay;
  • Tuân thủ chế độ tiêm phòng tái phát thấp tim cho những trẻ đã bị thấp tim theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu không tiêm phòng, bệnh có thể tái phát nhiều lần, để lại di chứng nặng, dẫn đến suy tim không hồi phục, thậm chí gây tử vong;
  • Dùng thuốc dự phòng thấp tim liên tục trong suốt thời kỳ thiếu niên;
  • Những trẻ từng mắc bệnh thấp tim và có di chứng hẹp hở van tim cần giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau khi ăn để phòng ngừa nhiễm khuẩn răng, giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn máu và viêm nội mạc tim;
  • Trẻ khi nhổ răng hoặc phải làm thủ thuật hay phẫu thuật cần thông báo cho bác sĩ biết có bệnh tim để được chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng trước;
  • Cho trẻ từng bị thấp tim tái khám đều đặn: Định kỳ mỗi 1 tháng, 3 hoặc 6 tháng tùy theo hướng dẫn của bác sĩ để chẩn đoán, điều trị kịp thời, giảm nguy cơ bệnh tái phát.

Bệnh thấp tim ở trẻ em nguy hiểm, dễ tái phát và có thể để lại những di chứng nặng nề về sau. Vì vậy, cần chủ động phòng ngừa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, nếu không may mắc bệnh, cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị để sớm khỏi bệnh, giảm nguy cơ gặp biến chứng.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Cholesterol cao: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phòng Ngừa
Cholesterol cao: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phòng Ngừa

Khi lượng Cholesterol tăng lên quá cao, chúng sẽ bắt đầu tích tụ trên thành động mạch tạo nên các mảng bám cholesterol, làm lòng động mạch bị thu hẹp gây cản trở sự lưu thông máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Cách đọc chỉ số cholesterol máu
Cách đọc chỉ số cholesterol máu

Nồng độ cholesterol nên được đo ít nhất mỗi 5 năm một lần ở tất cả mọi người trên 20 tuổi. Xét nghiệm sàng lọc thường được thực hiện là xét nghiệm lipid máu (mỡ máu).

Cách hạ chỉ số triglyceride máu
Cách hạ chỉ số triglyceride máu

Cách hạ chỉ số triglyceride máu tại nhà dùng thuốc và không dùng thuốc

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây