1

Sử dụng kháng sinh trong điều trị vi khuẩn HP dạ dày

Điều trị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) rất quan trọng trong việc quản lý các bệnh lý về rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên cần có chỉ định đúng và phù hợp, nghĩa là chỉ diệt khi cần thiết, nhằm hạn chế tình trạng đề kháng kháng sinh.
 

 

1. Các kháng sinh điều trị vi khuẩn HP dạ dày

Các kháng sinh quan trọng nhất dùng trong điều trị vi khuẩn H.pylori bao gồm clarithromycin, metronidazol, amoxicillin và levofloxacin.

1.1. Clarithromycin

  • Clarithromycin là kháng sinh thuộc nhóm macrolid ức chế tổng hợp protein bằng cơ chế gắn kết và làm chậm hoạt động của ribosome của vi khuẩn.
  • Tương tác thuốc: Do tác động ức chế cytochrome P450 làm ảnh hưởng đến chuyển hóa của nhiều thuốc khác, dẫn đến tăng nồng độ các thuốc chuyển hóa qua enzyme này và tăng độc tính của thuốc (ví dụ, các thuốc hạ lipid máu, thuốc chống đông).
  • Tác dụng không mong muốn: Phổ biến nhất là các tác dụng phụ trên đường tiêu hoá, bao gồm tình trạng buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy (khi dùng đường uống), viêm tĩnh mạch huyết khối (đối với tiêm tĩnh mạch). Thuốc chuyển hoá mạnh qua gan nên có nguy cơ gây viêm gan hoặc ứ mật. Clarithromycin có tỷ lệ rất thấp gây điếc, loạn nhịp tim.
  • Hiện nay, tỷ lệ vi khuẩn H. pylori đề kháng kháng sinh Clarithromycin đã gia tăng khá đáng kể và có sự khác biệt rõ rệt ở mỗi quốc gia, tại Việt Nam là 33%. Chính vì vậy, việc điều trị H. pylori với Clarithromycin gặp không ít khó khăn.

1.2. Metronidazol

  • Metronidazol là kháng sinh thuộc nhóm 5-nitro-imidazol.
  • Cơ chế tác dụng: Tác động chọn lọc trên các vi khuẩn kỵ khí và cả các tế bào trong tình trạng thiếu oxy. Theo đó, nhóm nitro của thuốc bị khử bởi các protein vận chuyển electron đặc biệt của HP, tạo ra các sản phẩm độc, làm thay đổi cấu trúc ADN vi khuẩn.
  • Tương tác thuốc: Tác dụng hiệp đồng với các kháng sinh nhóm beta lactam và aminoglycoside.
  • Tác dụng không mong muốn: Gây buồn nôn, miệng có vị kim loại, sần da, rối loạn thần kinh, giảm bạch cầu và hạ huyết áp.
  • Hiện nay, tỷ lệ HP đề kháng metronidazol đang ở mức khá cao, ở Việt Nam lên tới 69,9% trong tổng số 103 chủng.

1.3. Amoxicillin

  • Amoxicillin là kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam được sử dụng trong phác đồ 3 thuốc điều trị H. pylori.
  • Cơ chế tác dụng: Ức chế tạo vách tế bào vi khuẩn, làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn.
  • Khác với clarithromycin và metronidazol, tỷ lệ đề kháng amoxicillin ở mức thấp trên toàn thế giới.
Sử dụng kháng sinh trong điều trị vi khuẩn HP dạ dày
Amoxicillin được bác sĩ lựa chọn làm kháng sinh trong điều trị vi khuẩn HP dạ dày

 

1.4. Levofloxacin

  • Trước tình trạng đề kháng clarithromycin, người ta sử dụng một kháng sinh nhóm quinolone phổ rộng để thay thế, đó là levofloxacin.
  • Tỷ lệ diệt trừ vi khuẩn HP từ phác đồ có chứa levofloxacin có thể đạt đến 90%.
  • Tác dụng không mong muốn xảy ra với tỷ lệ khoảng 10%, bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng ngoài da, tăng áp lực nội sọ (chóng mặt, nhức đầu, lú lẫn, co giật, ảo giác). Đối với trẻ nhỏ, thường xảy ra tác dụng phụ đau cơ, đau và sưng khớp. Ngoài ra, dùng Levofloxacin có nguy cơ bị đứt, vỡ gân chịu lực. Không dùng cho đối tượng trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có mang và đang cho con bú. Không dùng cho người thiếu men G6PD.
  • Do sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn HP kháng quinolone thứ cấp, levofloxacin thường không được khuyến khích sử dụng đầu tiên. Thuốc thường được sử dụng trong phác đồ bậc hai, sau thất bại của phác đồ đầu tiên với kháng sinh metithidycin và/hoặc metronidazole.

2. Phác đồ sử dụng kháng sinh điều trị HP ở bệnh nhân viêm loét dạ dày

 

2.1. Phác đồ cổ điển 3 thuốc

  • Trong những năm 90, phác đồ 3 thuốc là tiêu chuẩn vàng trong điều trị nhiễm H.pylori dạ dày.
  • Phác đồ 3 thuốc bao gồm: clarithromycin, 1 thuốc ức chế bơm proton và amoxicillin / metronidazol.
  • Tình hình gia tăng tỷ lệ đề kháng với nhóm các kháng sinh này, đặc biệt là với kháng sinh chủ đạo - clarithromycin, đã làm giảm hiệu quả điều trị HP của phác đồ này.

2.2. Phác đồ điều trị 4 thuốc

  • Phác đồ 4 thuốc bao gồm 2 kháng sinh tetracycline và metronidazol, phối hợp cùng bismuth và thuốc ức chế bơm proton PPI trong 14 ngày.
  • Đây là phác đồ được ưu tiên lựa chọn hàng đầu cho những vùng có tỷ lệ kháng clarithromycin cao, đồng thời là liệu pháp bậc hai khi thất bại điều trị với 3thuốc cổ điển chống lại HP.
  • Sự phối hợp 4 thuốc trong phác đồ này hoạt động hoàn toàn độc lập với clarithromycin. Ngoài ra, việc sử dụng liều cao và thời gian điều trị kéo dài với metronidazole giúp giảm thiểu tác động lên các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nâng cao tỷ lệ diệt trừ HP, ngay cả ở những vùng có tỷ lệ đề kháng cao với kháng sinh này.

3. Tình trạng kháng thuốc và điều trị nhiễm HP

Nguyên nhân gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh cao bắt nguồn từ việc sử dụng kháng sinh lan tràn trong các bệnh lý khác không liên quan HP, hoặc dùng kháng sinh với mục đích tiêu diệt vi khuẩn HP nhưng lại không đúng chỉ định hoặc không tuân theo phác đồ điều trị. Theo khuyến cáo từ Hội tiêu hóa Việt Nam, khi tỷ lệ kháng kháng sinh clarithromycin tại vùng dân cư cao trên 20% thì không nên sử dụng phác đồ tiêu chuẩn 3 thuốc, mà phải thay bằng phác đồ khác.

Như vậy, mặc dù vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây ra loét dạ dày tá tràngung thư dạ dày nhưng không phải tất cả những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP đều biểu hiện bệnh. Vì thế, cần sử dụng kháng sinh điều trị HP đúng chỉ định để tránh gây tình trạng đề kháng thuốc kháng sinh chéo từ người này sang người khác, dẫn tới tình trạng sau này khi cần điều trị vi khuẩn HP thì kháng sinh không còn tác dụng.

Sử dụng kháng sinh trong điều trị vi khuẩn HP dạ dày
Có nhiều nguyên nhân gây kháng kháng sinh điều trị HP dạ dày

Trên đây là những thông tin quan trọng về việc sử dụng kháng sinh trong điều trị vi khuẩn HP dạ dày. Việc nắm rõ thông tin sẽ giúp quá trình điều trị đạt được kết quả tốt hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây