1

Sống khoa học: Cảnh giác cơn ngất ở trẻ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Gần đây, số lượng bệnh nhi đến khám tại phòng khám với tình trạng ngất tương đối tăng. Đây là một tình huống sức khoẻ phải cảnh giác, chớ có bỏ qua vì có thể gây hậu quả nặng nề về sau.

Vì đâu trẻ ngất?

Ngất là tình trạng mất ý thức tạm thời kèm theo mất trương lực tư thế gây ra bởi giảm lưu lượng máu não.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngất:

Ngất do phó giao cảm, do tư thế đứng, do tim;

Ngất do xoang cảnh; do tăng áp động mạch phổi nguyên phát; do thần kinh thiệt hầu và thần kinh X;

Ngất do mạch máu não; do tiểu tiện; do tăng áp lực trong lồng ngực... 

Nhận biết cơn ngất ở trẻ

  • Thông thường trước khi ngất, trẻ sẽ có triệu chứng choáng váng hoặc mắt tối sầm, ù tai, buồn nôn hoặc nôn, mặt tái nhợt và toát mồ hôi lạnh, ta gọi đây là giai đoạn tiền triệu.
  • Giai đoạn này xảy ra rất nhanh, hiếm khi quá 30 giây. Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ lại không có giai đoạn tiền triệu này (như là nhịp nhanh thất, rung thất hoặc vô tâm thu gây ra ngất).
  • Vào lúc khởi đầu của cơn ngất bệnh nhân thường ở tư thế đứng, cho nên giai đoạn tiền triệu này có thể giúp bệnh nhân có thời gian nằm xuống, tránh được các chấn thương do té ngã.
  • Tình trạng mất ý thức dài hay ngắn, còn nhận biết môi trường xung quanh hay hôn mê sâu tuỳ thuộc từng bệnh nhân, có khi kéo dài vài giây đến vài phút hoặc có thể lâu đến 30 phút.
  • Thường thì ý thức của bệnh nhân sẽ phục hồi ngay nhưng một số bệnh nhân vẫn còn cảm thấy yếu ớt, nếu đứng dậy quá sớm có thể gây ra một cơn ngất khác.

Phụ huynh cần làm gì?

  • Khi phụ huynh thấy trẻ có cơn ngất như trên, hãy cho trẻ đến cơ sở chuyên khoa khám tìm nguyên nhân của bệnh.
  • Bởi bệnh nhân bị ngất không rõ nguyên nhân có tỷ suất tử vong sau một năm là 6% và tần suất đột tử là 4%, còn ngất do nguyên nhân tim thì tỷ suất tử vong sau một năm là 18 – 33% và tần suất đột tử là 24%.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  892 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1113 lượt xem

Phải làm gì nếu nghi ngờ trẻ có vấn đề về thính giác?

- Bác sĩ ơi, tôi có cảm giác bé nhà mình gặp một vấn đề gì đó về thính giác.Tôi có cảm tưởng bé nghe không rõ. Tôi phải làm gì đây?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  611 lượt xem

Khi nào nên kiểm tra thính giác của trẻ?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, khi nào nên cho bé đi kiểm tra thính giác ạ? Cảm ơn bác sĩ

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  703 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  865 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 621 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 610 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12114 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 634 Lượt xem
Tin liên quan
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng
Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng

Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.

Chuyện lạ có thật: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa
Chuyện lạ có thật: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa

“Sinh đôi cùng trứng hay khác trứng?” Các cặp vợ chồng và cha mẹ của cặp song sinh luôn đặt câu hỏi này, và đó là một câu hỏi dễ trả lời. Trừ một tình huống: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa.

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây