1

Siêu âm tim qua thực quản có đau không?

Quy trình siêu âm qua thực quản có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu trong khi tiến hành và đau họng nhẹ 1 - 2 ngày sau đó. Tuy nhiên, việc siêu âm tim qua thực quản không có nguy cơ gây ra bất kỳ tác động xấu nào cho cuống họng hay thanh quản của bạn cả.

1. Siêu âm tim qua thực quản là gì?

Siêu âm tim là phương pháp ghi lại hình ảnh chi tiết về các mạch máu chính và tim. Phương pháp này giúp phát hiện các bệnh về tim như: Van tim, khối u, huyết khối, cũng như phình mạch... Có nhiều phương pháp siêu âm tim phù hợp cho từng thể trạng và bệnh lý của mỗi người. Trong đó có kỹ thuật siêu âm tim qua thực quản thường được áp dụng để chẩn đoán các bệnh về tim.

Siêu âm tim qua thực quản là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được thực hiện bằng cách đưa đầu dò siêu âm qua đường miệng vào trong thực quản để thực hiện việc siêu âm, từ đó có kết quả chính xác nhất. Vì buồng tim nằm cạnh thực quản, do vậy khi đầu dò siêu âm tiếp xúc với thực quản có nghĩa là đã gần đến tim, sóng siêu âm sẽ phản xạ lại, từ đó giúp bác sĩ quan sát dễ dàng hơn các bộ phận bên trong của tim cũng như đánh giá được tình trạng sức khỏe hoặc các tổn thương bệnh lý tại tim mà người bệnh gặp phải.

Siêu âm tim qua thực quản có đau không?
Siêu âm tim qua thực quản là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được thực hiện bằng cách đưa đầu dò siêu âm qua đường miệng vào trong thực quản

2. Thực hiện siêu âm tim qua thực quản có đau không?

 

Đây là phương pháp đưa đầu dò siêu âm qua đường miệng nên nhiều người sẽ thắc mắc siêu âm tim qua thực quản có đau không? Thực tế quy trình siêu âm qua thực quản có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu trong quá trình tiến hành siêu âm và đau họng nhẹ 1 - 2 ngày sau đó. Tuy nhiên, việc siêu âm tim qua thực quản không có nguy cơ gây ra bất kỳ tác động xấu nào cho cuống họng hay thanh quản của bạn cả.

Nếu quá lo lắng, bạn có thể yêu cầu bác sĩ để xét nghiệm xem có thể sử dụng thuốc tê dùng trong siêu âm hay không. Thuốc gây tê sẽ giúp phần họng của bạn mất cảm giác tạm thời trong thời gian siêu âm và không có tác dụng phụ sau đó. Bên cạnh đó, bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ để quá trình thực hiện siêu âm tránh biến chứng chảy máu bên trong thực quản do cọ xát mạnh với đầu dò.

3. Khi nào cần siêu âm tim qua thực quản?

 

Bất kỳ ai có những biểu hiệu bất thường về tim đều có thể thực hiện siêu âm tim qua thực quản. Vì phương pháp này cho kết quả chính xác và chân thực hơn so với phương pháp siêu âm tim bên ngoài. Tuy nhiên, đối với các trường hợp thì siêu âm tim cơ bản vẫn phổ biến hơn và chỉ áp dụng phương pháp siêu âm tim qua thực quản khi người bệnh có thể trạng đặc biệt như sau:

  • Người bệnh vừa thực hiện các phẫu thuật tim, siêu âm qua thực quản sẽ quan sát tim rõ hơn, từ đó giúp bác sĩ đánh giá và theo dõi tình trạng của người bệnh sau ca phẫu thuật.
  • Người bệnh đang bị chấn thương ngoài thành ngực, phải băng bó và điều trị vết thương. Trường hợp này, bác sĩ sẽ không thể cho đầu dò siêu âm thành ngực được, vì vậy phải tiến hành siêu âm qua thực quản.
  • Người thừa cân, béo phì hoặc do cơ ngực quá dày khiến việc siêu âm bên ngoài khó quan sát nên tiến hành siêu âm qua thực quản.
Siêu âm tim qua thực quản có đau không?
Người thừa cân, béo phì hoặc do cơ ngực quá dày khiến việc siêu âm bên ngoài khó quan sát nên tiến hành siêu âm tim qua thực quản

4. Lưu ý và các bước thực hiện siêu âm tim qua thực quản

 

4.1 Lưu ý khi thực hiện siêu âm tim qua thực quản

  • Trước khi siêu âm: Bạn không nên ăn uống trong vòng 6 giờ trước khi siêu âm, nếu cần uống thuốc, bạn nên uống với một ít nước; nếu đeo răng giả, bạn cần tháo trước khi tiến hành siêu âm; thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với thuốc gây mê hoặc thuốc tê; giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ siêu âm.
  • Trong quá trình siêu âm: Nên nằm yên một tư thế, hạn chế cử động hoặc nên cắn vào hàm nhựa, mảnh vải để bảo vệ răng và ống siêu âm; Trong quá trình sieu âm, nếu cảm thấy có điều bất thường, hãy ra tín hiệu với bác sĩ, không nên tự ý cử động.
  • Sau khi siêu âm: Thuốc gây tê sẽ có tác dụng một thời gian sau khi siêu âm, vì thế bạn không nên ăn uống trong vòng 1 giờ sau siêu âm; hạn chế điều khiển phương tiện giao thông; sau siêu âm bạn có thể bị đau họng nhẹ hoặc chảy ít máu nên không cần phải quá lo lắng; trường hợp có dấu hiệu chảy nhiều máu, đau dạ dày, bị sặc... sau khi siêu âm tim qua thực quản thì nên thông báo cho bác sĩ.

 

4.2. Các bước thực hiện siêu âm tim qua thực quản

Các bước siêu âm tim qua thực quản gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ thăm khám sơ bộ, hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải để quyết định có siêu âm tim qua thực quản.
  • Bước 2: Chuẩn bị máy siêu âm tim chuyên dụng, đầu dò nhỏ có gắn camera có thể đưa vào thực quản. Chuẩn bị phòng siêu âm có đầy đủ trang thiết bị cần thiết và bác sĩ lành nghề.
  • Bước 3: Hướng dẫn người bệnh nằm trên giường ở tư thế thoải mái, tránh căng thẳng, hồi hộp.
  • Bước 4: Gây tê hầu họng cho người bệnh bằng Xylocain dạng xịt hoặc Lidocain. Có thể sử dụng thuốc an thần để tiêm tĩnh mạch cho người bệnh.
  • Bước 5: Từ từ đưa ống siêu âm qua thành miệng vào họng và yêu cầu người bệnh nuốt nó vào trong thực quản. Sau đó, người thực hiện siêu âm từ từ đẩy ống xuống vị trí thích hợp nhất để quan sát các buồng tim, rồi di chuyển đầu dò để quan sát các mặt của tim.
  • Bước 6: Sau khi siêu âm, đánh giá xong, từ từ rút đầu dò ra khỏi thực quản của người bệnh và yêu cầu người bệnh nghỉ ngơi để ổn định tinh thần.
  • Bước 7: Dựa vào hình ảnh siêu âm tim qua thực quản, bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh biết về tình trạng sức khỏe của tim, đánh giá các bệnh lý nếu có.

Nhìn chung phương pháp siêu âm tim qua thực quản khá an toàn và dễ thực hiện, tuy nhiên sẽ gây cảm giác khó chịu, đau rát họng cho người bệnh, nhưng không đáng lo ngại nếu thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp cùng trang thiết bị y tế hiện đại.

Siêu âm tim qua thực quản có đau không?
Nhìn chung phương pháp siêu âm tim qua thực quản khá an toàn và dễ thực hiện

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
6 lợi ích không ngờ của việc bổ sung collagen
6 lợi ích không ngờ của việc bổ sung collagen

Việc bổ sung collagen có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm đau khớp cho đến cải thiện làn da.

17 loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp
17 loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp

Ngoài thói quen sinh hoạt điều độ, một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây