1

Phụ nữ bị động kinh có nên mang thai không?

Bệnh động kinh là một căn bệnh liên quan đến sự rối loạn hoạt động của hệ thần kinh khá phổ biến. Những người phụ nữ bị động kinh thường có nhiều nỗi băn khoăn không biết bị động kinh có nên mang thai hoặc bị động kinh có thai được không? Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả sản phụ và thai thi thì trước khi lên kế hoạch mang thai, bệnh nhân cần được tư vấn bởi các bác sĩ có chuyên môn.

1. Tổng quan về bệnh động kinh

Bệnh động kinh hay dân gian thường gọi là giật kinh phong, là bệnh lý xuất hiện do sự rối loạn hoạt động dẫn truyền của các tế bào thần kinh ở hai bán cầu đại não. Sự hoạt động bất thường này dẫn đến các kích thích xảy ra đồng thời và hàng loạt ở nhiều vùng tế bào thần kinh ở vỏ não, đưa đến các xung động điện đột ngột và mất kiểm soát. Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh lý động kinh là các cơn co giật. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu duy nhất, bệnh lý động kinh biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vùng vỏ não bị kích thích quá mức.

Cơ chế cụ thể gây ra bệnh động kinh chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, bệnh động kinh có thể xuất hiện sau các bối cảnh bệnh lý như:

Chấn thương sọ não: Đây là một trong những nguyên nhân chính thường gặp trên lâm sàng. Người bệnh xuất hiện các cơn co giật đầu tiên sau các chấn thương ở vùng sọ não là bối cảnh lâm sàng thường thấy.

  • Tình trạng nhiễm trùng ở não như: Viêm màng não, viêm não màng não, áp xe nhu mô não cũng có thể gây ra bệnh động kinh.
Phụ nữ bị động kinh có nên mang thai không?
Các tình trạng nhiễm trùng não có thể là nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

 

  • Các bệnh lý gây ra những tổn thương ở não: Những người mắc bệnh u não chèn ép nhu mô lành hoặc bị nhồi máu não, xuất huyết não gây chết các tế bào não có nguy cơ xuất hiện bệnh lý động kinh cao hơn ở người bình thường.
  • Yếu tố gia đình và di truyền: Các thành viên trong gia đình mắc bệnh động kinh là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh. Ngoài ra, ngày nay một số thể bệnh động kinh đã được xác định có mối liên quan với một số gen nhất định. Những gen này có vai trò làm tăng sự nhạy cảm của người bệnh dưới tác động của các yếu tố bên ngoài, từ đó bệnh lý động kinh xuất hiện với tần suất càng cao.
  • Ở trẻ em, nhất là những trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, sốt cao không kiểm soát tốt có thể dẫn đến co giật. Những đứa trẻ gặp phải tình trạng sốt cao co giật nhiều lần có tỷ lệ tiến triển thành bệnh động kinh khá cao sau này.

2. Phụ nữ bị động kinh có nên mang thai?

 

Trước hết, cần khẳng định rằng, phần lớn phụ nữ bị động kinh có thể mang thai và sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh như những người phụ nữ khác. Tuy nhiên, điều khác biệt là sự quản lý thai kỳ cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng và cẩn thận dưới sự tư vấn và giám sát của các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh lý động kinh và thai kỳ có nhiều tác động qua lại và sức khỏe của thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi việc điều trị bệnh động kinh của mẹ.

Trong thai kỳ, chỉ định sử dụng thuốc liên quan đến liều lượng và thời gian cần được điều chỉnh. Thuốc điều trị bệnh động kinh cần được lựa chọn kỹ lưỡng để hạn chế các tác dụng không mong muốn lên thai kỳ. Tuy nhiên, đây là một yếu tố làm dễ dẫn đến việc kiểm soát lỏng lẻo bệnh lý động kinh ở phụ nữ mang thai so với các nhóm đối tượng bệnh nhân khác. Thai nhi có mẹ bị động kinh cũng phải đối diện với nhiều nguy cơ hơn như sẩy thai, sinh non, thai ngừng tiến triển trong tử cung. Các cơn động kinh của người mẹ có thể gây ra những sang chấn lên vùng bụng và gây nguy hiểm cho thai nhi. Các trẻ sống sinh ra từ những người phụ nữ bị động kinh có tỷ lệ gặp phải tình trạng chậm phát triển trí tuệ và tinh thần, cũng như khả năng mắc bệnh động kinh cao hơn so với những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ khỏe mạnh. Việc kiểm soát bệnh tật tốt và thực hiện các biện pháp phòng tránh giúp làm giảm những nguy cơ này ở thế hệ sau.

Phụ nữ bị động kinh có nên mang thai không?
Phụ nữ bị động kinh vẫn có thể mang thai bình thường và sinh con khỏe mạnh

3. Phụ nữ bị động kinh khi mang thai cần lưu ý điều gì?

 

Để giữ cân bằng giữa việc đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh lý động kinh cho mẹ và sức khỏe cho thai nhi, phụ nữ bị động kinh trước và trong khi mang thai cần ghi nhớ các điều sau:

  • Phụ nữ bị động kinh cần tuân thủ việc sử dụng thuốc điều trị liên tục trong vòng ít nhất 2 năm trước khi mang thai. Phụ nữ bị động kinh chỉ nên mang thai khi bệnh tình được kiểm soát tốt.
  • Trong tam cá nguyệt đầu của thai kỳ hay ba tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai không sử dụng bất kỳ loại thuốc gì để không gây ra các tác dụng không mong muốn cho thai nhi.
  • Trong các tháng tiếp theo, nếu thai phụ xuất hiện các cơn động kinh tái phát thì cần đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa. Khi đó, có thể một số loại thuốc sẽ được chỉ định sử dụng. Thông thường sử dụng thuốc điều trị bệnh động kinh trong giai đoạn này thường với liều thấp và thời gian sử dụng ngắt quãng để hạn chế các ảnh hưởng xấu đến kết cục thai kỳ như sinh non, sẩy thai. Tuy nhiên, quan sát từ các chuyên gia cho thấy phụ nữ bị động kinh có tỷ lệ tái phát bệnh không cao trong thời gian mang thai.
  • Tuân thủ lịch tái khám tại các bác sĩ chuyên khoa thần kinh trong suốt quá trình mang thai. Không tự ý thay đổi liều lượng và thời gian sử dụng thuốc như ngừng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của các bác sĩ điều trị.
  • Phụ nữ bị động kinh khi mang thai cần lưu ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích trong thai kỳ.
  • Phụ nữ bị động kinh mang thai là những đối tượng có cơ địa miễn dịch không khỏe mạnh như người bình thường. Vì thế việc tránh tiếp xúc với các chất hóa học độc hại, hạn chế đi đến những chỗ đông người, không làm việc trong môi trường hóa chất hoặc bụi bẩn là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Phụ nữ bị động kinh có nên mang thai không?
Phụ nữ động kinh mang thai cần tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại
  • Duy trì lối sống tinh thần thoải mái, thư giãn, hạn chế căng thẳng đến từ công việc và các mối quan hệ xung quanh. Phụ nữ mang thai cũng nên tham gia các hoạt động thể lực phù hợp như đi bộ, làm việc nhà. Tuyệt đối không nên nghỉ ngơi tại chỗ quá lâu để hạn chế nguy cơ tắc mạch chi và những biến chứng nghiêm trọng.

Phụ nữ bị bệnh động kinh vẫn có thể mang thai bình thường nếu đã kiểm soát được bệnh và trong quá trình mang thai được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa, giàu kinh nghiệm.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Video có thể bạn quan tâm
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh 03:22
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh
Video hướng dẫn về cấy que tránh thai
 3 năm trước
 973 Lượt xem
ĐAU BỤNG KINH - Nỗi ám ảnh của chị em mỗi kỳ kinh nguyệt ĐAU BỤNG KINH - Nỗi ám ảnh của chị em mỗi kỳ kinh nguyệt 01:49
ĐAU BỤNG KINH - Nỗi ám ảnh của chị em mỗi kỳ kinh nguyệt
Sau đây là những bí kíp giúp chị em đẩy lùi cơn đau đơn giản mà hiệu quả tới từ TTUT. BSCKII Nguyễn Thị Bích Ngọc - Chuyên gia Sản phụ khoa 35 năm...
 3 năm trước
 984 Lượt xem
Tin liên quan
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.

Có Thể Quan Hệ Tình Dục Khi Bị Rong Kinh Không?
Có Thể Quan Hệ Tình Dục Khi Bị Rong Kinh Không?

Quan hệ tình dục là yếu tố quan trọng trong việc duy trì hạnh phúc hôn nhân. Nhiều người phụ nữ bị rong kinh và lo lắng rằng rong kinh làm ảnh hưởng đến vấn đề tình dục cũng như tình cảm vợ chồng. Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi về việc có nên duy trì quan hệ tình dục khi bị rong kinh và cách giải quyết những băn khoăn về vấn đề này để có thể duy trì hạnh phúc gia đình.

Kích thích chuyển dạ bằng dầu hoa anh thảo có an toàn không?
Kích thích chuyển dạ bằng dầu hoa anh thảo có an toàn không?

Dầu hoa anh thảo có thể giúp làm mềm cổ tử cung nhưng vẫn chưa rõ liệu loại dầu này có tác dụng kích thích chuyển dạ hay không. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào trong thời gian mang thai.

Giảm các triệu chứng mãn kinh bằng dầu hoa anh thảo
Giảm các triệu chứng mãn kinh bằng dầu hoa anh thảo

Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường gây ra các triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, mệt mỏi và dễ cáu gắt. Có nhiều biện pháp tự nhiên để khắc phục các triệu chứng này, một trong số đó là dùng dầu hoa anh thảo.

Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị rụng tóc không?
Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị rụng tóc không?

Hoa anh thảo (evening primrose) là một loài thực vật có hoa màu vàng, mọc chủ yếu ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Trong khi hầu hết các loài thực vật có hoa đều nở hoa khi mặt trời mọc thì hoa anh thảo lại nở hoa vào buổi tối. Dầu được chiết xuất từ hạt của loài cây này. Dầu hoa anh thảo được sử dụng làm thực phẩm chức năng, các sản phẩm bôi tại chỗ và thành phần trong các sản phẩm làm đẹp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây