1

Phẫu thuật cắt u màng tim

U màng tim là bệnh lý hiếm gặp có thể là ác tính (như ung thư) hoặc lành tính, nếu bắt đầu xuất hiện ở trung tâm thì gọi là khối u nguyên phát, nếu u xuất hiện ở bộ phận khác của cơ thể và di chuyển đến tim (di căn) thì gọi là u thứ phát. Hầu hết các khối u tim là lành tính nhưng trong một số trường hợp thì phẫu thuật cắt bỏ u màng tim vẫn được chỉ định để điều trị đạt kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.

1. U màng tim là gì?

U màng tim là bệnh màng tim mà trong đó các nang là u nang bì, thuộc nhóm u phôi dị loại lành tính hoặc cac u xơ, u liên kết lành tính. Trung thất trước trên hoặc dưới là vị trí u thường gặp.

Biểu hiện của u màng tim thường không rõ ràng và đa số được phát hiện tình cờ thông qua Xquang ngực khám kiểm tra sức khỏe. Ở một số trường hợp bệnh nhân có ho khan, chèn ép trung thất và tràn dịch màng phổi. Chẩn đoán u màng tim thủ yếu thông qua CT scanner, MRI và siêu âm tim.

Phẫu thuật cắt u màng tim
Siêu âm tim chẩn đoán u màng tim

2. Phẫu thuật cắt u màng tim được thực hiện khi nào?

Chỉ định phẫu thuật cắt u màng tim là tuyệt đối ở tất cả các trường hợp bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định. Phẫu thuật có thể là mổ hở hoặc mổ nội soi, trong đó phương pháp phẫu thuật nội soi là kỹ thuật hiện đại đang dần được áp dụng nhiều hơn tại các cơ sở y tế có điều kiện vì các ưu điểm so với mổ kinh điển.

Ngoài ra, các chống chỉ định tương đối với phẫu thuật cắt u màng tim là:

  • Người lớn tuổi (trên 80 tuổi) không chịu đựng được phẫu thuật
  • Người có nhiều bệnh nền gây ra nguy cơ cao trong phẫu thuật
  • Các chống chỉ định khác trong phẫu thuật như vấn đề về rối loạn chức năng đông máu, bệnh nhân sốt,...

3. Các bước tiến hành phẫu thuật cắt u màng tim

Bước 1: Chuẩn bị

  • Phẫu thuật viên: là bác sĩ chuyên khoa về phẫu thuật lồng ngực và mạch máu cùng với các bác sĩ gây mê.
  • Người bệnh: được giải thích kỹ mục đích của cuộc phẫu thuật và các nguy cơ, được vệ sinh sạch sẽ và đã qua thăm khám toàn diện về lâm sàng cũng như cận lâm sàng.
  • Dụng cụ: các trang thiết bị phục vụ cho yêu cầu của phẫu thuật lồng ngực và mạch máu như máy thở, hệ thống áp lực âm liên tục, Monitor theo dõi huyết động và sinh hiệu, điện tim, bão hòa oxy.

Bước 2: Gây mê hồi sức

  • Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, có thể dùng ống nội khí quản một nòng hoặc ống Carlens để làm xẹp một bên phổi khi cần thiết.
  • Đặt đường truyền tĩnh mạch trung ương để bồi phụ kịp thời và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương.
Phẫu thuật cắt u màng tim
Gây mê nội khí quản trước khi tiến hành phẫu thuật cắt u màng tim

Bước 3: Các nguyên tắc phẫu thuật

  • Bệnh nhân nằm nghiêng 45° về phía đối diện, độn gối dưới vai đối bên, tay vùng bên được treo cao.
  • Sử dụng đường mở ngực trước bên vào khoang liên sườn 4-5 hoặc 5-6.
  • Đánh giá các tổn thương liên quan đến thành phần giải phẫu xung quanh như màng tim, thần kinh hoành, dính phổi và thành ngực.
  • Phẫu tích bóc khối u sát vỏ, trong trường hợp khối u to dính chặt có thể cắt một phần màng tim dính vào u, tôn trọng tối đa các thành phần của giải phẫu trung thất đặc biệt là thần kinh hoành.
  • Khi u nang màng tim to, dính hoặc nếu cần thì nội soi có thể cắt chỏm nang để giải phóng dịch khoang màng phổi.
  • Khi đóng ngực cần kiểm tra phổi nở tốt, giáp sườn kín, đóng cân cơ và đóng da. Dẫn lưu được hút ngay với áp lực – 20 cmH2O.

Bước 4: Theo dõi sau mổ và xử trí tai biến

  • Người bệnh cần được theo dõi sát sinh hiệu và bão hòa oxy liên tục qua Monitor
  • Theo dõi lượng dịch qua sonde dẫn lưu. Nếu có hiện tượng chảy máu và khi máu đỏ qua dẫn lưu trên 200 ml/h trong 3 giờ đầu thì cần mổ lại để cầm máu
  • Xquang ngực được thực hiện để kiểm tra sau 24 giờ. Rút dẫn lưu khi không còn bọt khí, dịch không ra thêm
  • Bệnh nhân khám định kỳ sau 6-12 tháng
  • Bệnh nhân có xẹp phổi, viêm phổi sau phẫu thuật có thể do các nguyên nhân như bít tắc đờm dãi, đau dẫn đến ngạt thở sâu thì cần tập kích thở sớm, kích thích ho, vỗ rung, dùng kháng sinh liều cao và thuốc long đờm. Soi hút phế quản khi vẫn không có kết quả
  • Tràn dịch màng phổi, màng tim cần chọc hút bằng kim nhỏ hoặc dẫn lưu khi cần thiết
  • Phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ bằng thay rửa băng ngày 2 lần.

XEM THÊM:

  • Xét nghiệm chẩn đoán tràn dịch màng phổi
  • Đặt nội khí quản: Tai biến và biến chứng
  • Ý nghĩa của chụp X Quang lồng ngực

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây