1

Những xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục được thực hiện ở phụ nữ mang thai

Trong giai đoạn thai kỳ, nếu thai phụ không may mắc bệnh lây qua đường tình dục khi mang thai thì không chỉ nguy hiểm cho người mẹ mà còn có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

1. Các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất

 

1.1. HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người HIV sẽ dẫn tới chứng suy giảm miễn dịch AIDS, đây cũng được coi là một trong những bệnh lây qua đường tình dục khi mang thai. Ở phụ nữ mang thai, loại virus HIV truyền từ mẹ sang con qua 3 thời điểm: trong thời kỳ mang thai (qua nhau thai), khi chuyển dạ hoặc cho con bú. Virus sẽ phá hủy các tế bào miễn dịch do vậy làm suy giảm khả năng miễn dịch. Tuy nhiên nếu thai phụ không may nhiễm HIV trong thai kỳ, việc thực hiện nghiêm ngặt các điều trị thích hợp có thể giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con.

Để đảm bảo an toàn thì phụ nữ mang thai nên tiến hành xét nghiệm máu sàng lọc HIV.

1.2. Chlamydia

Chlamydia là bệnh nhiễm khuẩn rất phổ biến ở nhiều phụ nữ. Nếu đang mang thai và bị nhiễm Chlamydia, thai phụ có thể truyền bệnh sang con mình trong quá trình sinh nở và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng như vỡ ối sớm, sinh trẻ nhẹ cân hoặc sinh non. Trẻ em sinh ra sau này có thể bị nhiễm trùng mắt hoặc viêm phổi.

Nếu đang mang thai, thai phụ nên thực hiện xét nghiệm Chlamydia ngay từ đợt thăm khám tiền sinh đầu tiên. Các bác sĩ có thể dựa trên xét nghiệm cận lâm sàng, lấy mẫu nước tiểu hoặc yêu cầu lấy mẫu gạc bông có dịch âm đạo để thực hiện xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục này.

Những xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục được thực hiện ở phụ nữ mang thai
Chlamydia ở phụ nữ

 

1.6. HPV

HPV thường không có bất cứ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu và thường lây sang trẻ khi sinh qua đường âm đạo. Nếu người mẹ nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối thai kỳ thì khả năng truyền sang con rất cao. Trong phần lớn các trường hợp, sinh mổ được chỉ định để cứu trẻ và một liệu trình điều trị 6 tuần sau sinh sẽ giúp trẻ không bị nhiễm bệnh này.

Phụ nữ mang thai có thể biết được mình bị nhiễm HPV khi khám thăm dò ung thư cổ tử cung và có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.

1.7. Giang mai

Đây cũng là một trong những bệnh lây qua đường tình dục khi mang thai khá phổ biến, có thể truyền từ mẹ sang con gây sinh non, thai chết lưu hoặc tử vong sơ sinh. Bệnh giang mai nếu không được điều trị ở trẻ có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan như não, mắt, tai, tim, răng và mắc các vấn đề sức khỏe như đục thủy tinh thể, điếc hay động kinh... Để bảo vệ con mình, thai phụ nên làm xét nghiệm giang mai tối thiểu một lần trong quá trình mang thai và điều trị ngay lập tức nếu có kết quả xét nghiệm dương tính.

Đây là một xét nghiệm máu đơn giản có thể phát hiện nếu mẹ bị bệnh này. Ngoài ra, một số bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán bệnh giang mai bằng cách xét nghiệm dịch từ vết loét giang mai.

Những xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục được thực hiện ở phụ nữ mang thai
Bệnh giang mai lây qua đường tình dục

1.8. Trichomonas

Phụ nữ mang thai thường ít khi sàng lọc nhiễm trùng này. Tuy nhiên, nếu thấy tiết dịch âm đạo bất thường thì nên kiểm tra viêm âm đạo do Trichomonas và điều trị kịp thời. Bởi nếu không nó có thể gây ra các biến chứng và nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh trong khi mẹ sinh nở. Chị em bị nhiễm Trichomonas khi mang thai thường có nguy cơ cao sinh non, sinh con thiếu cân.

Nếu chỉ dựa vào triệu chứng thì không thể chẩn đoán được Trichomonas. Ở cả nam giới và nữ giới, có thể làm xét nghiệm để chẩn đoán Trichomonas thông qua dịch âm đạo, nước tiểu.

2. Vì sao thai phụ cần xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục?

 

Một số bệnh lây qua đường tình dục khi mang thai có thể truyền cho trẻ hoặc lây nhiễm khi chuyển dạ hoặc vỡ nước ối. Khi trẻ bị nhiễm bệnh, tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ, một số bệnh lại gây ra các vấn đề về phát triển và sức khỏe không thể hồi phục lâu dài. Hơn nữa, bà bầu nhiễm STI thường gia tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, vỡ ối, nhiễm trùng tử cung, thai chết lưu.

Do việc phát hiện và điều trị các bệnh lây qua đường tình dục khi mang thai là vô cùng quan trọng nên các bác sĩ sẽ kiểm tra các loại bệnh này trong lần khám thai đầu tiên của chị em. Tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ về những bệnh lây qua đường tình dục mà thai phụ đã mắc phải trong quá khứ hoặc đã từng quan hệ, dùng chung kim tiêm khi sử dụng ma túy, xăm mình với người bị bệnh. Nếu thai phụ hoặc chồng có nguy cơ mắc bệnh cao và phát hiện các triệu chứng STI, thai phụ sẽ được kiểm tra kỹ hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc sớm hơn.

Tất cả phụ nữ đang mang thai đều phải được kiểm tra HIV, HBV, giang mai, lậu, viêm gan C và Chlamydia càng sớm càng tốt. Kể cả khi thai phụ không có nguy cơ mắc bệnh thì một số bệnh lây qua đường tình dục cũng có thể ẩn nấp nhiều năm trong cơ thể mà không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, chị em phải chắc chắn rằng bản thân hoặc bạn đời đã không quan hệ với ai khác có nguy cơ mắc bệnh trong quá khứ.

Những xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục được thực hiện ở phụ nữ mang thai
Thai phụ nên đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ

3. Cách hạn chế bệnh lây qua đường tình dục khi mang thai

 

  • Thực hiện xét nghiệm sàng lọc thích hợp

Nếu chị em có tiền sử bị các bệnh lây qua đường tình dục thì nên khám sàng lọc thường xuyên để đảm bảo an toàn. Sàng lọc tốt nhất nên được thực hiện mỗi 3 tháng để theo dõi sức khỏe. Thậm chí, kể cả khi không có nguy cơ cũng đừng bỏ qua các xét nghiệm máu được bác sĩ khuyến nghị để kiểm tra STDs.

  • Ý thức quan hệ tình dục an toàn

Nên yêu cầu đối tác sử dụng biện pháp phòng vệ ngay cả khi quan hệ qua đường miệng, hậu môn. Nếu đối tác bị nhiễm bất cứ bệnh STD nào thì chị em cũng có nhiều nguy cơ lây bệnh. Tuyệt đối không quan hệ không an toàn, nhất là với nhiều đối tác.

  • Cảnh giác và lưu ý với các dấu hiệu

Nên chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu chị em thấy các triệu chứng nhiễm trùng âm đạo như tổn thương, dịch âm đạo có mùi, đau vùng bụng dưới, cảm giác nóng rát khi đi tiểu và ngứa nhiều.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI
Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách...
 3 năm trước
 983 Lượt xem
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? 01:28
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH?
Phải chăng sự xuất hiện của ánh sáng xanh chỉ đến từ màn hình của các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại?Hãy cùng BS Nguyễn Thị...
 3 năm trước
 638 Lượt xem
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN 03:00
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, cho hiệu quả phòng bệnh lên đến...
 3 năm trước
 663 Lượt xem
Dâu không được đứng, không được dừng, mà phải chạy, chạy Dâu không được đứng, không được dừng, mà phải chạy, chạy 00:50
Dâu không được đứng, không được dừng, mà phải chạy, chạy
Một ngày nào đó, ngày đẹp trờiMình cùng bay, bay, bay.. cao, caoDưới là mặt đất, trên bầu trời muôn ngàn vì saoDâu Tây trông...
 3 năm trước
 794 Lượt xem
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng 01:43
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng
Cảnh ba mẹ “tay xách, nách mang” đưa con đi khám sớm sẽ không còn nữa với 5 phút đặt lịch tại nhà️
 3 năm trước
 734 Lượt xem
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ 01:16
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ
- Giảm tới 2 triệu các gói khám định kì- Tặng Voucher nhà hàng 5* trị giá 500K cho nhóm 4 người>> Đăng ký tại hotline: 093 223 2016 -...
 3 năm trước
 616 Lượt xem
Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?

Ferritin là một loại protein dự trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần. Ferritin tập trung chủ yếu trong các tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu.

Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?
Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?

Một trong các biện pháp để điều trị thiếu máu là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Người bị thiếu máu cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và các vitamin khác cần thiết cho quá trình sản xuất hemoglobin và hồng cầu.

Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây