1

Những vấn đề thường gặp trong tim mạch

Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Trong những năm trở lại đây, ở các nước phát triển trong đó có Việt Nam tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng. Trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch

1. Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch là các tình trạng liên quan đến sức khỏe của trái tim, sự hoạt động của các mạch máu gây suy yếu khả năng làm việc của tim. Các bệnh tim mạch bao gồm: các bệnh mạch máu như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim.

Các loại bệnh lý tim mạch bao gồm:

  • Bệnh lý mạch vành
  • Bệnh lý về van tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Bệnh cơ tim
  • Suy tim
  • Bệnh lý tim bẩm sinh
  • Bệnh lý nhiễm khuẩn, ví dụ như viêm nội tâm mạc bán cấp nhiễm khuẩn (infective endocarditis)

2. Những bộ phận nào của tim có thể gặp vấn đề?

Bất kỳ bộ phận nào của tim cũng có thể gặp vấn đề:

  • Cơ tim
  • Mạch vành (mạch máu cung cấp oxy cho cơ tim)
  • Các van tim
  • Hệ thống dẫn truyền xung điện trong tim
  • Màng tim
Những vấn đề thường gặp trong tim mạch
Bất kỳ bộ phận nào của tim cũng có thể gặp vấn đề

3. Các triệu chứng khi mắc bệnh tim mạch

 

Đau ngực là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh tim mạch. Cơn đau điển hình gây ra bởi cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim được miêu tả là cơn đau tức, đè ép ở giữa ngực, đôi khi xuất hiện triệu chứng đau nặng ở cánh tay trái, ở cổ hoặc ở hàm. Nhồi máu cơ tim cũng thường làm cho bệnh nhân vã mồ hôi, khó thở, và cảm thấy vô cùng không ổn.

Các bệnh lý tim mạch khác thường gây ra khó thở và mệt mỏi bởi cơ thể không được cung cấp đủ máu nuôi dưỡng.

Nếu có rối loạn nhịp tim bệnh nhân có thể cảm thấy chóng mặt hoặc có cảm giác đánh trống ngực.

4. Các bệnh lý tim mạch được khám và phát hiện như thế nào?

Khi nghi ngờ có bệnh lý tim mạch, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định tiến hành một số xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp, nghe tim, khám các dấu hiệu và triệu chứng để tìm nguyên nhân.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể tiến hành để xem có tình trạng thiếu máu hay không, kiểm tra nồng độ cholesterol, kiểm tra xem bệnh nhân có bị đái tháo đường hay không, kiểm tra xem bệnh nhân có bị suy tim không,...
  • Điện tâm đồ, siêu âm tim: Là những phương pháp đơn giản, an toàn, không xâm lấn, giúp phát hiện các bất thường và nguyên nhân gây ra các bất thường đó.

5. Các bệnh lý tim mạch thường gặp

Những vấn đề thường gặp trong tim mạch
Bệnh lý mạch vành là bệnh lý rất phổ biến trong các bệnh lý tim mạch

 

5.1 Bệnh lý mạch vành

Bệnh lý mạch vành là bệnh lý rất phổ biến trong các bệnh lý tim mạch. Bệnh lý mạch vành ảnh hưởng tới động mạch vành (là mạch máu cấp máu nuôi cơ tim).

Động mạch vành có thể bị hẹp do các mảng vữa xơ, khiến lượng máu nuôi cơ tim không được đáp ứng đủ. Bệnh lý mạch vành bao gồm cơn đau thắt ngực, co thắt động mạch vành, hội chứng vành cấp tính.

Các phương pháp cận lâm sàng chuyên sâu dành cho bệnh lý mạch vành

  • Đo điện tâm đồ gắng sức: Bệnh nhân sẽ đo điện tâm đồ trong khi bước đi trên máy chạy bộ, nhằm làm bộc lộ cơn đau thắt ngực và sẽ biểu hiện trên kết quả điện tâm đồ.
  • Chụp mạch vành qua da: Đây là phương pháp giúp các bác sĩ chuyên khoa nắm được tình trạng của mạch vành, là tiêu chuẩn vàng để xác định tình trạng tắc nghẽn mạch vành và cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Kỹ thuật này có ưu điểm là có thể thực hiện điều trị luôn bằng cách đặt ống thông bong bóng hoặc can thiệp mạch vành qua da ngay trong quá trình chụp mạch vành

5.2 Bệnh lý của van tim

Tim người bình thường có bốn buồng tim; hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất ở dưới, giữa các buồng tim có các cấu trúc đảm bảo cho tuần hoàn máu chỉ đi theo một chiều gọi là các van tim.

Bệnh van tim thường biểu hiện dưới hai dạng tổn thương chính là hẹp van timhở van tim.

5.3 Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là thuật ngữ dùng để chỉ sự bất thường về tần số và/hoặc nhịp tim. Tuy có nhiều loại khác nhau nhưng tất cả đều bắt nguồn từ sự bất thường của hệ thống dẫn truyền điện trong tim. Có một số loại rối loạn nhịp tim nghiêm trọng hơn những loại khác, có loại diễn ra dai dẳng nếu không được điều trị, có loại lại diễn ra cách quãng.

Nhịp tim nhanh có nghĩa là tần số tim nhanh hơn bình thường - hơn 100 nhịp/phút, do nhiều yếu tố khác nhau gây nên như tập luyện, sợ hãi, sốt, thiếu máu hoặc cường giáp. Nhịp tim chậm có nghĩa là tần số tim chậm hơn so với bình thường - dưới 60 nhịp/phút.

5.4 Bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim là những bệnh ảnh hưởng tới cơ tim, gồm một số loại sau:

  • Bệnh cơ tim phì đại.
  • Bệnh cơ tim thể giãn.
  • Bệnh cơ tim hạn chế: Là một loại bệnh cơ tim hiếm gặp, cơ tim không thể giãn ra hoàn toàn sau mỗi lần co bóp
  • Bệnh cơ tim thất phải sinh loạn nhịp (arrhythmogenic right ventricular cardiomyopathy): bệnh cơ tim hiếm gặp, chỉ ảnh hưởng tới phần tim bên phải.

5.5 Suy tim

Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của quả tim dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc tống máu.

Có nhiều nguyên nhân gây nên suy tim như:

  • Nhồi máu cơ tim cũ: Khi động mạch vành cung cấp máu nuôi dưỡng cơ tim có một chỗ bị tắc gây nhồi máu, một số vùng cơ tim chết đi, thành sẹo làm giảm khả năng co bóp của quả tim.
  • Tăng huyết áp mạn tính làm quả tim phải làm việc quá sức trong một thời gian dài do phải bóp với một lực mạnh hơn để thắng được sức cản lớn trong lòng mạch (do tăng huyết áp), lâu dần sẽ làm tim bị suy.
  • Bệnh van tim gây hở hoặc hẹp van tim, khi đó hoặc tim phải bóp nhiều hơn (do hở van tim) hoặc bóp mạnh hơn (do hẹp van tim), lâu ngày cũng sẽ gây suy tim.
  • Bệnh tim bẩm sinh.
  • Viêm cơ tim.
  • Do rối loạn nhịp tim nhanh kéo dài gây suy tim.
  • Suy tim cũng hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, dù đái tháo đường không phải là nguyên nhân gây bệnh duy nhất.
  • Suy tim còn gặp ở bệnh nhân đang hóa trị điều trị ung thư hoặc một số loại thuốc đặc biệt khác.

5.6 Bệnh lý tim bẩm sinh

Bệnh lý tim bẩm sinh là những bất thường ở tim xảy ra từ khi trẻ còn là bào thai, khiến cấu trúc, chức năng của tim bị ảnh hưởng.

Bệnh lý tim bẩm sinh có thể phát hiện được khá dễ dàng qua khám lâm sàng và siêu âm tim.

Những vấn đề thường gặp trong tim mạch
Bệnh lý tim bẩm sinh có thể phát hiện được khá dễ dàng qua khám lâm sàng và siêu âm tim

6. Loại nhiễm khuẩn nào có thể ảnh hưởng tới tim mạch?

Có nhiều loại nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng tới tim mạch, bao gồm:

  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
  • Viêm cơ tim
  • Bệnh cơ tim thể giãn
  • Thấp khớp cấp.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 694 Lượt xem
Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Cholesterol Là Gì? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết
Cholesterol Là Gì? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết

Cholesterol là một loại chất béo có trong máu của bạn. Các tế bào cơ thể cần cholesterol, nó giúp cho màng ngoài của các tế bào ổn định.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây