1

Những điều người bệnh cần lưu ý khi ở nhà sau phẫu thuật - bệnh viện Việt Đức

Những dấu hiệu lưu ý khi người bệnh ở nhà.

  • Buồn nôn và nôn liên tục.
  • Sốt 38 độ hoặc cao hơn trong hơn 24 giờ.
  • Băng gạc chỗ vết mổ/vết thương ẩm ướt, thấm máu/dịch vàng, nâu hoặc xanh lá cây.
  • Vết mổ/vết thương xuất hiện sưng, nóng, đỏ, đau.
  • Chỗ bó bột/ cuốn băng gạc các chi bị quấn chặt gây giảm lưu thông máu dẫn đến các chi lạnh, tím tái, sưng, tê bì và đau.
  • Bụng chướng, cứng và khó đi tiểu.
  • Người bệnh bí trung và đại tiện.
  • Người bệnh đau tăng nhưng sử dụng các biện pháp giảm đau không có tác dụng.

Lưu ý: Nếu người bệnh có 1 trong những dấu hiệu kể trên hoặc các bất thường khác, người bệnh hãy liên hệ ngay bác sỹ. Nếu cần thiết, người bệnh có thể đến ngay bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc.

Một số khuyến cáo:

Người bệnh/ người nhà người bệnh cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ và thực hiện đúng theo các hướng dẫn của nhân viên y tế tại nhà, để phòng và hạn chế các biến chứng:

  • Phòng ngã
  • Phòng thiếu hụt dinh dưỡng
  • Phòng nhiễm trùng vết mổ/ vết thương
  • Phòng teo cơ cứng khớp
  • Phòng táo bón
  • Phòng viêm phổi

Các biện pháp

1.Chế độ vệ sinh:

  • Vệ sinh răng miệng, tắm/rửa thân thể hàng ngày và khi bẩn.
  • Luôn giữ cho vết mổ/vết thương sạch sẽ, khô ráo và hạn chế tiếp xúc với nguồn vi khuẩn, vi rút.
  • Tránh để cơ thể và vùng kín ẩm ướt ướt gây mất vệ sinh và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ/vết thương.
  • Thay quần, áo sạch sẽ hàng ngày, mặc quần áo chất liệu thoáng mát, dễ chịu. Không nên mặc quần áo quá chật.
  • Luyện tập phản xạ đi đại tiện hàng ngày vào một giờ nhất định. Phòng chống táo bón.

2.Chế độ dinh dưỡng:

  • Người bệnh cần được ăn uống đủ chất (ăn tăng đạm, chất béo vừa đủ).
  • Tăng cường Vitamin và khoáng chất.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi.
  • Chế độ ăn từ loãng đến đặc và số lượng trong bữa tăng dần đến khi người bệnh trở lại bình thường.
  • Hạn chế đồ cay, nóng, chất kích thích và thức ăn có quá nhiều chất xơ như măng, rau bí (làm tăng nguy cơ tắc ruột sau mổ).

Sau phẫu thuật, cơ thể người bệnh thường suy yếu, trong đó hệ miễn dịch là suy giảm rõ rệt nhất. Vì vậy, để giúp nguời bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe và làm lành vết thương, gia đình cần đảm bảo cho người bệnh một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ rau xanh và dưỡng chất. Phòng thiếu hụt dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều hoặc sử dụng những thức ăn không đảm bảo, không hợp lý sẽ khiến người bệnh đầy bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, cần tránh những thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất đường, những thực phẩm gây ảnh hưởng đến vết mổ như: da gà, cơm nếp.

3. Chế độ dùng thuốc:

  • Uống thuốc đúng liều, đúng hướng dẫn của bác sĩ ghi trong đơn.
  • Uống thuốc đúng giờ quy định.
  • Nếu có các tác dụng phụ của thuốc hoặc có diễn biến bất thường xảy ra thì báo ngay cho bác sĩ điều trị để được tư vấn và điều chỉnh kịp thời.

Không được tự ý:

  • Thay đổi thuốc, liều lượng thuốc cũng như thời gian uống thuốc.
  • Ngừng uống thuốc vì thấy đã khỏe mạnh (trong khi thuốc Bác sĩ kê theo đơn vẫn còn).
  • Uống gấp đôi liều lượng thuốc khi lỡ quên một liều.

4.Chế độ vận động:

Sau mổ người bệnh thường sợ vận động vì sợ đau và sợ tổn thương vết mổ/vết thương. Tuy nhiên, trên thực tế khi thực hiện những vận động nhẹ nhàng phù hợp sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe, đồng thời tránh được những tai biến có thể sảy ra sau phẫu thuật. Do đó người bệnh nên:

Tập vận động các cơ:

  • Người bệnh chưa thể đi được thì hướng dẫn và giúp người bệnh luyện tập cử động tay chân, với các động tác đơn giản như việc nắm chặt hoặc bóp tay, chân, gấp duỗi tay chân để làm tăng trương lực cơ,  giúp các cơ khớp linh hoạt dẻo dai và khiến mạch máu lưu thông tốt hơn. Phòng tránh teo cơ cứng khớp.
  • Người bệnh đi lại được thì người nhà có thể hỗ trợ (nếu cần) để người bệnh tập đi lại, vận động nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng của người bệnh. Tránh té ngã. Sau đó tăng dần cường độ, biên độ vận động về trạng thái bình thường.
  • Tập các bài tập vận động, phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sỹ/kỹ thuật viên (trong trường hợp các ca chấn thương) theo mức độ tăng dần.
  • Người bệnh cần tập thở, tập ho và khạc đờm ra ngoài, phòng viêm phổi.

Lưu ý: Khi luyện tập bất cứ 1 động tác nào cũng phải lắng nghe, quan sát các biểu hiện của cơ thể để có những xử lý, điều chỉnh phù hợp nếu có vấn đề bất thường xảy ra.

Hướng dẫn người bệnh tái khám:

Khi đến khám lại người bệnh/ người nhà người bệnh cần mang theo:

  • Giấy hẹn khám lại
  • Giấy ra viện
  • Giấy chứng nhận phẫu thuật (nếu có)
  • Giấy BHYT, CMND
  • Kết quả sinh thiết (nếu có)
  • Các kết quả phim XQ, siêu âm cũ (nếu có)

Khám lại theo lịch hẹn: Thời gian và địa điểm ghi trong giấy ra viện.

  • Người bệnh/ người nhà người bệnh đăng ký khám (theo giấy hẹn khám lại) tại tầng 1 nhà C4
  • Người bệnh/ người nhà người bệnh làm thủ tục BHYT/đóng tiền khám tại quầy thu ngân
  • Người bệnh/ người nhà người bệnh đến phòng khám chuyên khoa ghi trên giấy tiếp nhận người bệnh.
  • Người bệnh/ người nhà người bệnh thực hiện theo hướng dẫn của BS/ĐD tại phòng khám chuyên khoa
  • Người bệnh quay lại khám ngay (không cần đợi đến lịch hẹn khám lại) khi có các dấu hiệu bất thường: nôn nhiều, chướng bụng, bí trung đại tiện, sốt cao, đau tăng, vết mổ sưng nề, chảy dịch, chảy máu, giảm hoặc mất cảm giác, vận động các chi…
  • Người bệnh/ người nhà người bệnh đến quầy tiếp đón ngoại để được khám cấp cứu.
  • Người bệnh/ người nhà người bệnh làm thủ tục BHYT/đóng tiền khám tại quầy thu ngân.
  • Người bệnh/ người nhà người bệnh thực hiện theo hướng dẫn của BS/ĐD tại phòng khám cấp cứu.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN 03:00
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, cho hiệu quả phòng bệnh lên đến...
 3 năm trước
 662 Lượt xem
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng 01:43
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng
Cảnh ba mẹ “tay xách, nách mang” đưa con đi khám sớm sẽ không còn nữa với 5 phút đặt lịch tại nhà️
 3 năm trước
 734 Lượt xem
"CUỘC ĐẠI PHẪU TÁCH DÍNH SONG NHI LỊCH SỬ" VÀO TOP 18 TRANH CỬ GIẢI THƯỞNG “ THÀNH TỰU Y KHOA VIỆT NAM 2020” "CUỘC ĐẠI PHẪU TÁCH DÍNH SONG NHI LỊCH SỬ" VÀO TOP 18 TRANH CỬ GIẢI THƯỞNG “ THÀNH TỰU Y KHOA VIỆT NAM 2020” 14:24
"CUỘC ĐẠI PHẪU TÁCH DÍNH SONG NHI LỊCH SỬ" VÀO TOP 18 TRANH CỬ GIẢI THƯỞNG “ THÀNH TỰU Y KHOA VIỆT NAM 2020”
Nhằm vinh danh những thiên thần khoác áo “blouse trắng” với những đóng góp giá trị Vì sức khỏe cộng đồng, Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM (VOH) phối...
 3 năm trước
 754 Lượt xem
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI
Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách...
 3 năm trước
 979 Lượt xem
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ 01:16
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ
- Giảm tới 2 triệu các gói khám định kì- Tặng Voucher nhà hàng 5* trị giá 500K cho nhóm 4 người>> Đăng ký tại hotline: 093 223 2016 -...
 3 năm trước
 614 Lượt xem
Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Xông Hơi Trị Cảm Cúm: Những Điều Cần Biết!
Xông Hơi Trị Cảm Cúm: Những Điều Cần Biết!

Đã từ lâu, xông hơi trị cảm được nhiều người, nhiều thế hệ sử dụng như một biện pháp giải cảm và phòng ngừa bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, không phải lúc nào biện pháp xông hơi trị cảm cũng nên được sử dụng.

Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây