1

Những điều cần ghi nhớ đối với bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông

Việc sử dụng thuốc chống đông Warfarin (Coumadin®, Zofarin®) hoặc Acenocoumarol (Sintrom®, Minisintrom®) hàng ngày rất cần thiết đối với bệnh của ông/bà. Khi sử dụng thuốc, cần lưu ý những điều dưới đây.

1. Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ

  • Uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng vào thời điểm cố định trong ngày
  • Không được ngưng sử dụng thuốc đột ngột vì bất cứ lý do gì nếu chưa có ý kiến của bác sĩ
  • Nếu quên uống thuốc và nhớ ra trong ngày, uống ngay liều thuốc đã quên Nếu quên uống thuốc và nhớ ra vào ngày hôm sau, chỉ uống thuốc tiếp tục như bình thường, không uống gấp đôi liều để bù cho liều thuốc đã quên
  • Đi khám và xét nghiệm máu thường xuyên theo đúng hẹn của bác sĩ

 

Những điều cần ghi nhớ đối với bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông
Đi khám và xét nghiệm máu thường xuyên theo đúng hẹn của bác sĩ

 

2. Nếu có điều kiện, nên mua máy để tự kiểm tra INR (chỉ số giúp theo dõi tác dụng của thuốc chống đông) bằng que thử tại nhà. Bác sĩ sẽ tư vấn khoảng INR cho phép đối với ông/bà. Liên hệ với bác sĩ ngay nếu chỉ số INR nằm ngoài khoảng cho phép.

3. Luôn thông báo cho bác sỹ, nha sỹ, dược sỹ là ông/bà đang dùng thuốc chống đông khi khám bệnh, nhổ răng, phẫu thuật hoặc làm bất cứ thủ thuật nhỏ nào.

4. Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc chống đông. Không tự động uống hoặc ngừng bất cứ loại thuốc nào khác khi chưa có ý kiến của bác sỹ, dược sỹ.

Một số thuốc có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông, tăng nguy cơ chảy máu bao gồm:

  • Thuốc kê đơn: Amiodarone (Cordarone®), các loại kháng sinh, Clopidogrel (Plavix®)...
  • Thuốc không kê đơn: Paracetamol (Panadol®, Efferalgan®); Ibuprofen, Aspirin và các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid khác, Ranitidine (Zantac®)...

Một số thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông (tăng nguy cơ hình thành cục máu đông) bao gồm:

  • Thuốc bổ vitamin có thành phần vitamin K
  • Thực phẩm chức năng, thảo dược có chứa vitamin K, dầu cá, Ginkgo, Co-Enzyme Q10, dầu lanh, nhân sâm...

5. Tránh tham gia các hoạt động có thể tăng nguy cơ chảy máu, chấn thương, ngã, tai nạn, đặc biệt là tai nạn ở vùng đầu. Lập tức đi khám ngay khi bị chấn thương, đặc biệt là tai nạn vùng đầu, và thông báo với nhân viên y tế ông/bà có dùng thuốc chống đông.

 

Những điều cần ghi nhớ đối với bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông
Trong thời gian sử dụng thuốc chống đông, bạn nên chăm sóc răng miệng cẩn thận

 

6. Chăm sóc răng miệng cẩn thận, nên dùng bàn chải mềm và dao cạo râu điện. Nên đi khám nha khoa định kỳ.

7. Cần đi khám ngay nếu có các dấu hiệu: chảy máu kéo dài hơn 10 phút mới cầm; chảy máu chân răng; bầm tím dưới da thường xuyên; chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và nhiều hơn bình thường; chảy máu mũi; đi đại tiện phân đen sệt hoặc lẫn máu; nôn ra máu; nước tiểu có máu, màu đỏ, nâu hoặc hồng; chóng mặt; rất mệt mỏi; yếu người; đau đầu nghiêm trọng.

8. Bệnh nhân nữ nên dùng biện pháp tránh thai khi đang sử dụng thuốc. Không nên có thai hoặc cho con bú khi đang dùng thuốc chống đông. Nếu muốn có thai, cần phải trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ.

9. Không uống nhiều rượu bia (tối đa 2 ly/ngày). Báo với bác sĩ nếu ông/bà hút thuốc lá/bỏ thuốc lá.

10. Vitamin K có trong chế độ ăn hàng ngày và có thể gây ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc chống đông. Không ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin K. Cần duy trì ổn định lượng vitamin K ăn vào mỗi ngày để đảm bảo ổn định tác dụng của thuốc.

Một số thực phẩm có nhiều vitamin K, làm giảm tác dụng của thuốc bao gồm:

  • Trái bơ, sữa đậu nành, nhân sâm
  • Các loại rau xanh, củ quả có nhiều màu xanh: rau dền, cải lá xoăn, rau bó xôi, rau xà lách xanh, ngò tây, rau diếp, rau muống, rau lang, măng tây, cải thảo, súp lơ xanh, đậu bắp, đậu Hà Lan, hành
  • Gia vị, rau thơm: Kinh giới, bạc hà, húng tây, húng quế, cần tây, rau mùi

 

Những điều cần ghi nhớ đối với bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông
Không ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin K tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng thuốc chống đông

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 667 Lượt xem
Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC
Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC

Có lẽ bạn đã được bác sĩ thông báo cần kiểm soát mức cholesterol. Nhưng liệu bạn có nhầm lẫn về những thức ăn tốt nên ăn và những món không nên ăn? Bạn có tự hỏi xem liệu mình đã vận động đủ chưa và liệu đã ở mức cân nặng phù hợp hay chưa.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây