1

Những điều cần biết về siêu âm đường mật

Siêu âm đường mật là một trong những kỹ thuật thường được bác sĩ chỉ định nhằm phát hiện ra một số vấn đề bất thường về các bệnh liên quan đến gan, mật.

1. Những dấu hiệu cảnh báo bạn cần kiểm tra đường mật gấp

Thông qua siêu đường gan mật, bạn hoàn toàn có thể xác định bệnh thông qua một số tín hiệu sau:

Cơ thể bạn nếu đang có một túi mật không khỏe thì nó sẽ báo đến bạn rất nhiều tín hiệu lâm sàng khác nhau. Thường thì các dấu hiệu này có thể là một hoặc một vài triệu chứng chung sau đây:

  • Người bị vàng da từ 2 tuần trở lên; đặc biệt là đối với trẻ em, nếu bé đã trải qua khoảng thời gian vàng da sinh lý mà vẫn có dấu hiệu vàng da nặng thì bạn nên cho bé đi siêu âm đường mật kịp thời.
Những điều cần biết về siêu âm đường mật
Nếu bạn bị vàng da từ 2 tuần trở lên thì bạn cần kiểm tra đường mật gấp

 

  • Nếu bạn hoặc trẻ em đều ăn uống và sinh hoạt lành mạnh nhưng phân bị bạc màu lâu ngày thì khả năng cao là đường mật bị tắc hoặc túi mật gặp bệnh lý nào đó. Bệnh lý càng nặng thì độ bạc màu lại càng rõ ràng.
  • Nước tiểu sẫm màu bất thường.
  • Gan có dấu hiệu trương to và cứng, có thể sờ thấy.
  • Ở trẻ em nếu có các biểu hiện suy dinh dưỡng, chậm lớn hoặc thiếu máu ở mức độ nặng thì bạn cũng nên sớm cho bé đi siêu âm, kiểm tra đường mật. Đây cũng có thể là tín hiệu gián tiếp cảnh báo mật đang có vấn đề.
  • Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như chảy máu ngoài da do cơ thể không dung nạp được vitamin K hoặc suy gan, cổ chướng hoặc phù nề nặng,... Các triệu chứng này tuy có thể không phải dấu hiệu liên quan trực tiếp đến sức khỏe túi mật nhưng cũng nên lưu ý.

2. Cần chuẩn bị những gì trước khi siêu âm đường mật?

Quy trình siêu âm đường mật không quá phức tạp nên trước khi thực hiện thủ thuật này bạn cũng không cần chuẩn bị quá nhiều.

2.1 Đối với người lớn

 

  • Trước khi thực hiện siêu âm túi mật tất cả các bệnh nhân nên nhịn ăn từ ít nhất 8 tiếng trước đó. Đây là lí do vì sao hầu hết các bác sĩ đều hẹn lịch siêu âm mật cho bệnh nhân vào buổi sáng.
  • Sau một thời gian dài nhịn ăn thì túi mật sẽ duy trì kích cỡ bình thường. Tránh việc bệnh nhân ăn nhiều dẫn đến túi mật bị co nhỏ, khó xác định các tổn thương nhỏ hoặc bị khuất.
  • Trường hợp nếu bạn đã lỡ phát sinh ăn uống thì vẫn có thể trao đổi thêm với bác sĩ. Bạn không nhất thiết phải hủy lịch siêu âm của mình mà nếu trong giới hạn cho phép, bác sĩ vẫn tiến hành siêu âm giúp bạn bình thường nhưng thời gian thăm khám có thể lâu hơn bình thường.

2.2 Đối với trẻ em

 

Khi cho bé đi siêu âm nên có bố mẹ đi cùng để hỗ trợ bác sĩ đồng thời cũng cho bé nhịn ăn trước đó. Vì thể trạng các bé khác với người lớn nên thời gian nhịn ăn có thể không cần dài 8 tiếng nhưng tối thiểu nên tránh ăn uống trong vòng 3 tiếng trở lên.

Những điều cần biết về siêu âm đường mật
Trước khi siêu âm cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng với người lớn và 3 tiếng với trẻ em

3. Quy trình thực hiện siêu âm đường mật

3.1 Ở tư thế nằm ngửa

 

Do vị trí tương đối đặc biệt của túi mật mà quy trình siêu âm cũng trải qua nhiều tư thế hơn siêu âm các bộ phận khác. Thông thường bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn nằm ngửa hoặc chếch một chút sang bên trái. Lúc này bác sĩ sẽ dùng đầu quét kiểm tra toàn bộ phần sườn dưới.

Đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chuyển sang tư thế ngồi để siêu âm qua kẽ liên sườn.

3.2 Ở tư thế nằm nghiêng

 

  • Thường thì siêu âm đường mật sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi bệnh nhân nằm nghiêng. Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn nằm nghiêng và dùng đầu dò sóng siêu âm quét theo đường nách giữa trên một mặt phẳng.
  • Cách siêu âm với tư thế này sẽ tránh được các bóng cản khí có trong đường ruột ảnh hưởng đến việc phân tích hình ảnh của các bác sĩ. Tư thế nằm nghiêng cũng tránh được các nhiễu ảnh bị dội ngược lại đối với những túi mật nằm ở vị trí nông hơn bình thường.

Đặc biệt nếu bạn đang có nguy cơ bị sỏi mật thì việc siêu âm ở tư thế nằm sấp lại càng cần thiết. Tình trạng cũng như sự phản hồi của viên sỏi được thể hiện rõ ràng nhất.

4. Bệnh lý phát hiện qua siêu âm đường mật

Những điều cần biết về siêu âm đường mật
Những bệnh lý nào phát hiện qua siêu âm đường mật?

4.1 Sỏi túi mật

 

Sỏi trên siêu âm là hình vòng cung tăng âm với bóng cản phía sau đặc trưng. Chẩn đoán siêu âm sỏi túi mật không chỉ giới hạn đơn giản là có sỏi hay không, mà còn phải xác định được số lượng và kích thước sỏi. Sỏi lớn có thể đặt ra vấn đề gắp sỏi qua da bằng đường mổ nội soi, là phương pháp hiện nay đang được áp dụng phổ biến. Sỏi nhỏ có nguy cơ kẹt gây viêm túi mật cấp.

4.2 Sỏi đường mật chính

 

Sỏi đường mật chính thường là nguyên nhân gây ứ mật, có thể gây viêm đường mật hoặc viêm tụy.

Nếu sỏi túi mật kèm có sỏi đường mật chính, thì không có chỉ định cắt túi mật bằng phương pháp nội soi. Vì vậy, cần phải thăm khám hệ thống sỏi đường mật chính trước cắt bỏ túi mật, nếu siêu âm khó xác định thì cần phải áp dụng các phương pháp chẩn đoán khác (nhất là chụp đường mật cản quang ngược dòng qua nội soi).

4.3 Sỏi đường mật trong gan

 

Sỏi đường mật trong gan thường biểu hiện lâm sàng ứ mật nhẹ và nhiễm trùng tái phát.

Nguyên nhân thường gặp nhất là liên quan đến sỏi do ký sinh trùng, do vi khuẩn đường tiêu hoá. Ngoài ra, có thể liên quan đến bệnh lý đường mật (bất thường giãn đường mật dạng nang, viêm đường mật) và đến hậu quả của ứ mật mạn tính (xơ gan mật thứ phát).

Siêu âm chỉ rõ vị trí sỏi nằm phân thuỳ nào trong gan và số lượng sỏi ít hay nhiều, nhằm định hướng cho điều trị: Cắt thuỳ gan nếu sỏi chủ yếu ở một thuỳ, tán sỏi ngoài cơ thể nếu sỏi nằm gần rốn gan, tán sỏi trong cơ thể qua da nếu sỏi nằm rải rác khắp các phân thuỳ...

4.4 Giun đường mật

Giun đường mật là bệnh lý thường gặp, nhất là ở trẻ em. Lâm sàng có biểu hiện đau bụng cấp hạ sườn phải, nôn.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?

Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.

Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng
Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.

Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng
Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng

Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.

Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn
Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn

Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.

Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.

Video có thể bạn quan tâm
Nội soi tiêu hóa công nghệ NBI có gì khác biệt mà êm ái đến vậy? Nội soi tiêu hóa công nghệ NBI có gì khác biệt mà êm ái đến vậy? 01:18
Nội soi tiêu hóa công nghệ NBI có gì khác biệt mà êm ái đến vậy?
ÁM ẢNH KHI NỘI SOI DẠ DÀY, ĐẠI TRÀNG - PHẢI LÀM SAO? 
 3 năm trước
 546 Lượt xem
Tin liên quan
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản

Nhiều người cho rằng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là cùng một vấn đề nhưng thực tế chúng không hoàn toàn giống nhau.

Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày
Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày

Phương pháp điều trị theo từng giai đoạn ung thư dạ dày như thế nào? Phác đồ điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mà ung thư bắt đầu hình thành trong dạ dày và phạm vi lan rộng của tế bào ung thư.

Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị
Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị

Loét dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu trì hoãn hoặc không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ ngày càng nặng và còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây