1

Nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim là sự “phồng” lên và kích ứng của màng ngoài tim (là 1 màng mỏng bao xung quanh mặt ngoài của trái tim). Viêm màng ngoài tim thường gây đau ngực và thỉnh thoảng cũng có những triệu chứng khó chịu khác. Đau ngực dữ dội do viêm màng ngoài tim có thể là do màng ngoài tim bị rách.

Viêm màng ngoài tim thường xuất hiện đột ngột nhưng không kéo dài, khi triệu chứng vẫn dai dẳng thì đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Hầu hết viêm màng ngoài tim xảy ra nhẹ và tự cải thiện, điều trị những trường hợp nặng thường phải dùng thuốc và có khi phải phẫu thuật (dù rất hiếm). Chẩn đoán và điều trị viêm màng ngoài tim sớm có thể giảm biến cố/ biến chứng liên quan đến bệnh.

 

Nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim
Tình trạng viêm màng ngoài tim

1. Triệu chứng viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim được phân thành nhiều loại, phụ thuộc vào triệu chứng và thời gian kéo dài triệu chứng. Viêm màng ngoài tim cấp được định nghĩa là thời gian dưới 3 tuần. Viêm màng ngoài tim bán cấp kéo dài từ 4-6 tuần nhưng ít hơn 3 tháng .

Viêm màng ngoài tim tái phát xảy ra khoảng 4-6 tuần sau đợt cấp mà không có triệu chứng giữa các đợt. Viêm màng ngoài tim mạn khi kéo dài hơn 3 tháng. Nếu người bệnh bị viêm màng ngoài tim cấp, triệu chứng đau có thể lan đến vai trái và cổ, đặc điểm là cường độ đau tăng lên khi ho, khi nằm hoặc hít sâu. Ngồi dậy và cúi người ra phía trước sẽ làm cơn đau giảm hơn. Thỉnh thoảng rất khó để phân biệt đau ngực do viêm màng ngoài tim cấp hay đau ngực do nhồi máu cơ tim.

Một vài dấu hiệu, triệu chứng của viêm màng ngoài tim:

  • Đau ngực dữ dội vị trí giữa ngực hoặc ngực trái, tăng lên khi hít vào
  • Khó thở khi nằm
  • Hồi hộp
  • Sốt nhẹ
  • Cảm giác yếu ớt, mệt, uể oải
  • Ho
  • Phù chân hoặc báng bụng

Cần đi khám bác sĩ khi:

  • Đau ngực mới xuất hiện hoặc triệu chứng ngày càng tăng dần
  • Nhiều triệu chứng của viêm màng ngoài tim gần giống với các bệnh tim và phổi khác. Nếu bạn khám càng sớm, bạn càng được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ví dụ mặc dù bạn đau ngực do viêm màng ngoài tim nhưng đau ngực này có thể là khởi đầu của nhồi máu cơ tim hoặc là khởi đầu của thuyên tắc phổi do huyết khối.

 

Nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim
Người bệnh đau ngực dữ dội

2. Nguyên nhân viêm màng ngoài tim

Bình thường, 2 lớp màng ngoài tim trượt lên nhau bởi ở giữa có 1 lớp dịch trơn mỏng. Khi bị viêm màng ngoài tim, lớp màng này bị kích ứng do phản ứng viêm sẽ gây đau ngực. Thường thì không xác định được nguyên nhân của viêm màng ngoài tim, rất khó xác định là do vô căn hay nhiễm siêu vi.

Viêm màng ngoài tim thường xảy ra sau đợt nhồi máu cơ tim cấp hoặc sau mổ tim. Hội chứng Dressler là tên gọi để đề cập đến tình trạng viêm màng ngoài tim sau mổ tim, sau nhồi máu cơ tim và sau tổn thương tim.

Những nguyên nhân khác bao gồm:

  • Bệnh hệ thống (tự miễn): lupus, viêm khớp dạng thấp,..
  • Chấn thương: sau tai nạn giao thông
  • Bệnh lý khác: suy thận, AIDS, lao hay ung thư
  • Do thuốc
Nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim
Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân gây bệnh

3. Biến chứng viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim hạn chế: Một vài trường hợp viêm màng ngoài tim kéo dài, tái đi tái lại hoặc mạn tính sẽ làm lớp màng ngoài tim bị tổn hại vĩnh viễn, dày lên, hóa sẹo và hạn chế co dãn của trái tim, mất tính đàn hồi sẽ làm quả tim hoạt động không hiệu quả gây nên viêm màng ngoài tim hạn chế, phù chân, báng bụng và khó thở nhiều.

Chèn ép tim: Khi có quá nhiều dịch trong khoang màng tim, tình trạng chèn ép xảy ra gây tụt huyết áp và có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.

4. Chẩn đoán viêm màng ngoài tim

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử về triệu chứng đau ngực và các triệu chứng khác. Sau đó sẽ tiến hành thăm khám các cơ quan bao gồm nghe tim. Sau đó Bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác như nhồi máu cơ tim,...

  • Điện tâm đồ
  • X- quang tim phổi
  • Siêu âm tim
  • CT (nếu cần)
  • MRI (chẩn đoán bệnh lý màng ngoài tim)
Nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim
Điện tâm đồ giúp chẩn đoán viêm màng ngoài tim

5. Điều trị viêm màng ngoài tim

Dựa vào nguyên nhân và độ nặng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp:

Thuốc: Mục tiêu để giảm viêm và giảm phù:

  • Giảm đau: Aspirin, Ibuprofen,..
  • Colchicine: Giảm triệu chứng hiện có và giảm triệu chứng tái phát. Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ, cân nhắc theo ý kiến bác sĩ.
  • Corticoid: theo chỉ định của bác sĩ

Nếu viêm màng ngoài tim do vi khuẩn, kháng sinh và dẫn lưu dịch nếu cần thiết.

Nhập viện và thủ thuật: Bác sĩ sẽ cho nhập viện nếu người bệnh bị chèn ép tim, hoặc có các biến chứng nguy hiểm khác do lớp dịch gây nên.

Xử trí chèn ép tim cấp:

  • Rút dịch màng ngoài tim: Thủ thuật thực hiện bằng kim và ống dẫn lưu nhỏ để dẫn lưu dịch từ khoang màng ngoài tim ra. Thủ thuật thực hiện tại phòng mổ vô trùng và BN cần nhập viện.
  • Mổ hở: Khi chẩn đoán viêm màng ngoài tim hạn chế, giúp giải áp lực của màng ngoài tim lên quả tim, khôi phục tính đàn hồi giúp quả tim làm việc hiệu quả.

 

Nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim
Điều trị viêm màng ngoài tim bằng phương pháp mổ hở

Vài lời khuyên:

  • Hạn chế tập thể lực vì tập luyện có thể gây triệu chứng nặng lên.
  • Làm theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Cholesterol cao: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phòng Ngừa
Cholesterol cao: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phòng Ngừa

Khi lượng Cholesterol tăng lên quá cao, chúng sẽ bắt đầu tích tụ trên thành động mạch tạo nên các mảng bám cholesterol, làm lòng động mạch bị thu hẹp gây cản trở sự lưu thông máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây