1

NGƯNG MẮNG NHIẾC, ĐÁNH ĐÒN, HÃY CÂN NHẮC LỰA CHỌN "TIME OUT"

TIME OUT hay còn gọi là “góc bình yên” là hình thức kỷ luật khi trẻ làm sai việc gì đó sẽ được yêu cầu ngồi lặng yên trên ghế hoặc trong phòng riêng để bình tĩnh và suy nghĩ về những gì chúng đã làm trong khoảng thời gian nhất định. Đây là phương pháp giáo dục mà ngày nay được nhiều bố mẹ lựa chọn bởi ít gây tổn thương so với đánh đòn, mắng nhiếc vì nó không liên quan tới lạm dụng thể chất hay qua lời nói. Rất nhiều bố mẹ đặt câu hỏi áp dụng phương pháp "time-out" (góc bình yên) cho trẻ thì cần lưu ý điều gì?

❗ LÀM THẾ NÀO ĐỂ BỐ MẸ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT NÀY HIỆU QUẢ?

1️⃣ Cha mẹ bình tĩnh yêu cầu trẻ vào khu vực time-out và cho trẻ 1 lý do ngắn gọn với giọng nghiêm trầm, không tranh luận hay la mắng kiểu "hổ báo", không chấp nhận xin lỗi khi lệnh "time-out" được ban ra.

2️⃣ Trẻ sẽ ở vùng time-out với kiểm soát của bạn với số phút bằng số tuổi của trẻ. Không đồ chơi, không tranh luận, bỏ qua hết những hành vi của trẻ trong lúc time-out như khóc, la hét, nằm lăn ăn vạ… nhưng bạn vẫn ở sát trẻ để kiểm soát những hành vi của trẻ.

Chọn khu vực time-out cần đảm bảo không có các yếu tố gây sao nhãng như TV, đồ chơi, giường, ghế sofa hoặc nơi có nhiều người sinh hoạt. Khu vực time-out là nơi làm cho trẻ có cảm giác "chán nhất", chính sự chán này làm não bộ trẻ hoạt động suy nghĩ về nhận thức.

3️⃣ Kết thúc time-out là lúc bạn và trẻ cần nói chuyện. Câu chuyện nên gồm 3 nội dung: Tại sao con lại phải ngồi vào đây? Làm sao để con không phải vào khu vực này nữa? Cách mà con cho mẹ biết con gặp khó khăn để mẹ hỗ trợ thay vì con cư xử bằng thái độc ương bướng hay hành động la hét, khóc lóc?".

⚠️ NHỮNG CÂU HỎI XUNG QUANH PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT "TIME OUT"

Đây là những băn khoăn của cha mẹ trong quá trình thực hiện time-out cho trẻ.

❓ Trẻ đòi đi vệ sinh lúc thực hiện time-out, tôi phải làm sao?

?‍♀️ Bố mẹ không cần chú ý đến những gì trẻ nói trong lúc time-out vì thực tế thời gian time-out là rất ngắn, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cá nhân của trẻ. Một điều mà chắc chắn bạn sẽ gặp nếu bạn cho trẻ đi vệ sinh lúc time-out là trẻ sẽ biết dùng lý do này để ra khỏi time-out sớm hơn quy định cho những lần sau. Trong trường hợp, trẻ thật sự cần thiết đi vệ sinh, bạn có thể cho bé đi vệ sinh, nhưng bạn không nói hoặc hành động gì, chỉ hỗ trợ bé đi vệ sinh. Sau khi kết thúc, bạn đưa bé vào vùng time-out lại và thời gian được tính tiếp tục.

❓ Trẻ đòi hoặc tự ý ra khỏi vùng time-out trước khi bạn cho phép thì phải làm sao?

?‍♀️ Bạn yêu cầu hoặc bế bé vào lại vùng time-out. Bên cạnh đó, bạn cho trẻ biết điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ phá luật time-out. Ví dụ, trẻ sẽ không được sử dụng chiếc xe đạp ngày hôm nay hoặc cuối tuần này con sẽ không được ra nhà sách để mua.... Điều này sẽ cho bé sự tự lựa chọn, một quy trình cần thiết cho phát triển nhận thức. Ví dụ, sau khi bạn bế bé vào lại time-out, bạn có thể nói với giọng nghiêm: "Nếu con ra ngoài 1 lần nữa, time-out sẽ kết thúc và con sẽ không được sử dụng chiếc xe đạp hôm nay. Nếu con im lặng đợi hết thời gian time-out, con có thể sử dụng chiếc xe đạp".

Khi bạn đưa ra luật này, thì phải giữ đúng luật này hết cả ngày, hoặc đúng giao kèo. Bài học trẻ học được là phải chọn 1 lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn đó, dù nó là xấu nhất.

❓ Trẻ lấy đồ chơi ra chơi hoặc lên giường giả vờ nằm ngủ trong thời gian time-out, tôi nên làm gì?

?‍♀️ Một nguyên tắc quan trọng mà bạn cần tuân thủ và cũng cần cho trẻ biết sự tồn tại của nguyên tắc này để trẻ tôn trọng nó trong suốt time-out. Nguyên tắc đó là: Trẻ không được có bất kỳ món đồ chơi hoặc có yếu tố nào làm trẻ sao nhãng trong thời gian time-out, ví dụ như TV, giường, điện thoại hoặc ghế sofa. Trẻ cần 1 khoảng lặng đủ lâu, mà không có bất kỳ thứ gì làm trẻ sao nhãng, lúc này nó sẽ làm trẻ rơi vào khoảng thời gian "chán nhất". Điều này sẽ kích thích tầng 2 của não bộ cho các hoạt động kiểm soát cảm xúc và phát triển nhận thức đúng sai cho một hành vi.

Để đảm bảo nguyên tắc này được thực thi, bạn chọn vùng time-out không có các yếu tố gây sao nhãng ở trên và tránh nơi mà mọi người trong nhà thường xuyên sinh hoạt, nói chuyện. Bạn có thể quy ước với thành viên trong gia đình là họ có thể tạo điều kiện im lặng khi trẻ đang vào time-out, điều này rất cần thiết cho con trẻ chúng ta học hỏi tốt hơn về kiểm soát cảm xúc.

❓ Trẻ ương bướng nơi công cộng, làm sao tôi có thể tìm vùng time-out?

?‍♀️ Cũng rất thường khi trẻ thể hiện cơn lốc ăn vạ nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng, nhà sách hoặc nhà thờ. Đầu tiên, bạn hãy tìm góc nào đó mà cơn lốc ăn vạ của trẻ không gây quá nhiều phiền phức cho mọi người, như khu vực bên ngoài hoặc khu vực gần nhà vệ sinh. Nếu trẻ vẫn giữ thái độ không đúng, hãy dùng time-out và nhìn bức tường là vùng time-out.

❓ Nhà có hai con, cả hai con thường dành đồ chơi và đánh chọc ghẹo nhau, tôi nên làm sao?

?‍♀️ Đầu tiên bạn nên xác định trẻ nào là nguyên nhân của vấn đề và có thể áp dụng time-out lên trẻ đó và món đồ chơi sẽ được cất đến cuối ngày và cả hai anh em không ai được chơi. Nếu bạn không xác định được con nào là nguyên nhân hoặc cả hai đều có tương tác chọc ghẹo qua lại, bạn hãy time-out món đồ chơi và cho lý do ngắn gọn tại sao. Điều này sẽ cho hai trẻ hiểu được cách kiểm soát bản thân.

✅ NOTE LẠI Ý CHÍNH

❗Cân nhắc độ tuổi của bé. Có thể áp dụng cho trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi, cho đến khi trẻ được 5 tuổi. Vì những bé nhỏ hơn thì chưa nhận thức được những gì bạn muốn, còn những bé lớn hơn sẽ cần được dạy bảo tinh tế hơn để biết cách cư xử đúng mực.

❗Giữ vững nguyên tắc. Khi đang bị phạt (time-out), bé không được phép tương tác với bố mẹ hoặc người chăm sóc. Hình phạt “time-out” giống như một hình thức cô lập ngắn mang ý nghĩa rằng “Khi con làm thế này, con sẽ không được chơi chung với mọi người.”

❗Tạo ra một khuôn khổ. Cách này yêu cầu bạn phải đầu tư rất nhiều gian nhưng rất xứng đáng. Bởi việc điều chỉnh lại hành vi của bé như cách bạn muốn khó khăn hơn nhiều so với việc dạy bé đúng ngay từ đầu.

❗Lập ra một chỗ phạt “time-out” Bạn có thể đặt một chiếc ghế ở chỗ an toàn nhưng rất nhàm chán như góc phòng ăn hay một chỗ ít người qua lại. Bạn cần đảm bảo chỗ phạt này tách xa bé khỏi những người chăm sóc và “hiện trường” nơi bé quấy khóc. Vì khi ở nơi đông người, bé có quá nhiều cơ hội để trầm trọng hóa vấn đề với những hành vi trêu chọc và khiêu khích.

❗Cách thực hiện Răn đe trước. Sau khi răn đe hành vi bị cấm hai lần, bạn cần tuyên bố, “con bị phạt!”. Không nói thêm gì nữa. Bế bé và đặt bé vào chỗ phạt đã qui định sẵn.

❗Đặt đồng hồ đếm giờ. Thời gian bị phạt khoảng tầm một phút tính theo 1 năm tuổi của bé.

❗nên kiên quyết. Nếu bé đứng dậy, đặt lại bé vào chỗ và đặt lại giờ. Đừng nên nói gì và không chìu theo bé.

❗Tha lỗi và quên. Khi hết thời gian, nên nói với bé: “Con đã bị phạt xong!”, ôm bé và để mọi thứ như vậy. Đừng nhắc đến chuyện này nữa. Cho bé một cái gì mới để làm, đây là cách thức tích cực để thay thế cho điều bị cấm.

✅ Những vấn đề thường gặp

❗Nói quá nhiều. Điều này thường làm bé bối rối, làm mọi thứ căng thẳng hơn và làm mọi người cảm thấy khó chịu. Một tuyên bố đơn giản khi bé phạm lỗi: “Con bị phạt” là đủ.

❗Gậy ông đập lưng ông. Nếu sau khi bị phạt, bé nhận được sự quan tâm nhiều hơn, bé sẽ tiếp tục lôi kéo sự chú ý bằng những hành vi khiêu khích.

❗Bạn quá bực tức. Nên dành một hai giây để bình tĩnh. Quay lại với bé, nêu lí do của việc phạt bé và đưa bé vào nơi bị phạt. Và bạn cũng cần nhớ rằng đây là cách bạn phạt bé vì phạm những lỗi nặng chứ không phải biến nó thành một thói quen cho tất cả các lỗi.

❗Không thưởng khi bé ngoan. Một phương pháp sai lầm khác là “ép” bé phải ngoan. Điều này khá khó khăn, nhất là khi bé càng lúc càng hư, bạn sẽ có xu hướng phản ứng lại và thậm chí là cố gắng tránh né bé.

✅ Những trường hợp đặc biệt

❗Về hành vi. Nếu bé đang quá tức giận hoặc bị ốm, bé sẽ không thể tiếp thu được gì từ hình phạt này. Đối với những bé đã bị phạt bằng phương pháp này nhiều, hình phạt sẽ khiến cảm xúc của bé bị chấn động, lấn át cơ hội học được cách cư xử tốt hơn.

❗Độ tuổi phát triển. Những bé chậm phát triển hoặc phát triển vượt bậc cần được đối xử tùy vào độ tuổi phát triển thay vì tuổi thật của bé.

❗Cả ngày bị phạt? Nếu bạn thấy bé đặc biệt thích gây sự chú ý, rất có thể bé đang chịu nhiều căng thẳng và áp lực, hoặc chỉ đơn giản là bé đang cảm thấy buồn chán. Nên tự vấn xem bạn có đang căng thẳng hay không? Vì bé tìm mọi cách gây sự chú ý là để bạn nhận ra điều đó, mặc dù hành động đó có nguy cơ khiến bạn nổi giận.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ ngủ rất nhiều, có cần đánh thức dậy để chơi không?

Bé nhà em dự sinh là ngày 29/3 nhưng em đã sinh cháu vào ngày 29/1 và bé nặng 1,4kg. Đến ngày 23/4 em cân cho cháu thì cháu được 4,8kg và cao 55cm. Bé nhà em ngủ rất nhiều. Bình thường bé bú mẹ và bú bình rồi ngủ luôn, chẳng mấy khi dậy chơi. Không biết bé như vậy có tốt không ạ? Em có cần đánh thức cháu dậy để chơi không?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  417 lượt xem

Có nên mua sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa và sữa non hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé quảng cáo ở trên mạng không?

Bé nhà em hiện đang được 2 tháng 15 ngày tuổi. Em cho bé bú sữa công thức là chủ yếu vì em rất ít sữa. Em có tham khảo trên mạng thì thấy có nhiều sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa hay sữa non hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Không biết em có nên mua cho bé dùng không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  346 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 596 Lượt xem
Chọn Phương Đông - Mẹ an tâm đón con Chọn Phương Đông - Mẹ an tâm đón con 00:06
Chọn Phương Đông - Mẹ an tâm đón con
Theo dõi thai kỳ, vượt cạn và thăm khám sau sinh cùng các bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm từ Sản Tư, Sản HN..>> Ghi dấu những khoảnh khắc...
 3 năm trước
 459 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 761 Lượt xem
Tin liên quan
Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh
Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh

Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.

Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai
Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai

Cho con bú trong khi mẹ đang mang thai có an toàn không? Mẹ cần lưu ý những gì để vẫn cho con bú được mà lại an toàn cho thai nhi? Cùng suckhoe123 tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây