1

Ngày Tết vui khỏe cùng mẹ bầu - Bệnh viện Từ Dũ

Mỗi năm tết đến xuân về, phụ nữ chúng mình đều có những hoạt động để đón tết cùng với gia đình và bạn bè. Trong đó, có những vấn đề cần lưu ý đối với các mẹ bầu.

1.Vấn đề ăn uống ngày tết

Ngày tết là dịp các mẹ bầu rất dễ tiếp cận với những loại thực phẩm không có lợi cho thai nhi như kẹo bánh ngọt, nước ngọt và rượu bia.

Khi mang thai, mẹ bầu có thể đặc biệt thích các loại đồ ngọt. Tuy nhiên các loại nước ngọt hay kẹo bánh ngọt rất dễ làm đường huyết tăng nhanh.

Đặt biệt lưu ý ở các sản phụ có rối loạn dung nạp đường, đường huyết cao có thể gây mất tim thai trong tử cung.

  • Ăn quá nhiều các loại bánh Tết giàu tinh bột như bánh chưng cũng có thể khiến đường huyết tăng khó kiểm soát.
  • Ăn quá nhiều vào 1 bữa không tốt cho hệ tiêu hóa của thai phụ cũng như sức khỏe thai nhi.

Mẹ bầu hãy đảm bảo ăn vừa đủ và chia làm nghiều bữa nhỏ trong ngày (5-6 bữa) với các loại thực phẩm lành mạnh và cân đối chất dinh dưỡng và vitamin.

Rượu bia là các chất kích thích cần đặc biệt tránh trong thai kỳ. Khi mẹ bầu uống rượu, một lượng alcohol sẽ qua bánh nhau, vào máu và tích tụ trong cơ thể thai nhi. Quá trình đào thải chất này sẽ rất chậm so với cơ thể người lớn. Nó có thể khiến thai nhi không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết, gây cản trở đến sự hình thành và phát triển các cơ quan của cơ thể, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Uống rượu bia quá nhiều có thể dẫn đến hội chứng rối loạn do nhiễm độc alcohol bào thai. Nếu không uống nhiều nhưng thường xuyên sử dụng rượu bia cũng gây tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong tử cung.

Bên cạnh đó, rượu bia cũng gây các tác động xấu lên chính cơ thể người mẹ. Do đó, mẹ bầu không nên uống rượu bia cho dù là dịp tết nhé.

2.Giấc ngủ

Ngày tết có thể có nhiều hoạt động khiến mẹ bầu không thể tuân thủ theo lịch sinh hoạt thường ngày, do đó giấc ngủ rất dễ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên mẹ bầu ngủ đủ giấc rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.

Nghiên cứu cho thấy mẹ ngủ đủ giấc khi mang thai giúp:

  • Giảm nguy cơ trẻ phải nhập viện trong những năm đầu tiên.
  • Giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, có một tinh thần sảng khoái
  • Tận hưởng những ngày tết thật vui và ý nghĩa bên cạnh gia đình và bạn bè.

3.Di chuyển

Các sự kiện bất ngờ của thai kỳ có thể xảy ra bất kì thời điểm nào đặc biệt là sau 36 tuần tuổi thai và ở các thai kỳ nguy cơ cao. Do đó, hãy đảm bảo bạn ở gần bệnh viện và có thể đến ngay bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường.

Mặc dù di chuyển không gây ảnh hưởng xấu đến thai, nhưng mẹ bầu cần lưu ý đến nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch nếu đi quãng đường xa và phải ngồi bất động trên xe hoặc máy bay thời gian lâu (>4 giờ).

Cuối cùng chúc các mẹ bầu có một mùa Tết thật vui vẻ, hạnh phúc và một thai kỳ thật khỏe mạnh.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1078 lượt xem

Uống ngày 1 viên acid folic 5mg từ khi thai 2 tháng có ảnh hưởng gì không?

  • Uống ngày 1 viên acid folic 5mg từ khi thai 2 tháng có ảnh hưởng gì không?

Trước lúc mang thai 2 tháng em có uống viên này. Mỗi ngày 1 viên. Không biết có ảnh hưởng tới thai không hả bác sĩ? Em cảm ơn

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1282 lượt xem

Mỗi ngày, bà bầu có nên cùng uống cả 3 loại thuốc bổ?

Có thai được 28 tuần. Em đang uống thuốc Premaman và Calcium Fort (do bs khám thai kê đơn). Nhưng bà chị lại mới tặng cho 1 hộp thuốc bổ Prenatal Multi DHA. Vậy, em có thể cùng uống cả 3 loại thuốc đó được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  583 lượt xem

Bệnh viện có sẵn huyết thanh để tiêm cho em bé không?

Em đang mang bầu được 34 tuần. Trước khi có bầu, em bị viêm gan B mạn, men gan ổn định trong ngưỡng cho phép. Em được biết ngay khi sinh ra, em bé sẽ được tiêm huyết thanh ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ. Vậy, trước khi sinh có phải đăng ký đặt trước huyết thanh không, hay Bv luôn có sẵn ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  854 lượt xem

Muốn chích ngừa Anti-d tại Bệnh viện Phụ sản TW?

Vợ tôi thuộc nhóm máu O, Rh -. Cô ấy đang khám thai ở Bệnh viện tỉnh. Nhưng khi thai đến tuần 29, tôi muốn đưa vợ đến chích Anti-d tại Bv Phụ sản TW cho an toàn hơn, có được không? Vậy giá 1 mũi tiêm là bao nhiêu tiền để tôi còn chuẩn bị mang theo đây?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1166 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. 01:50
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc.
 Cuộc vượt cạn thuận lợi, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, chỉ trong 13 phút em bé Bee đã chào đời khỏe mạnh.
 3 năm trước
 688 Lượt xem
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:40
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
 ??̂? ??̂ ????̀? ??̀?? ??̛́?? - ???̉? đ?? ??? ??̂̉ ???̛̣? ???̣̂? ???̛ ???̂́ ??̀??
 3 năm trước
 769 Lượt xem
Vượt Cạn "Nhẹ Nhàng" Cùng Bác Sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh Viện ĐKQT Thu Cúc Vượt Cạn "Nhẹ Nhàng" Cùng Bác Sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh Viện ĐKQT Thu Cúc 06:16
Vượt Cạn "Nhẹ Nhàng" Cùng Bác Sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh Viện ĐKQT Thu Cúc
 Lắng nghe chia sẻ: Sau Sinh Mẹ Có Được Ăn Bánh Ngọt Không?--------
 3 năm trước
 1404 Lượt xem
Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:16
Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click để XEM NGAY livestream để đồng hành cùng chị Thắm trong hành trình chào đón con yêu này nhé! xem thêm
 3 năm trước
 721 Lượt xem
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! 02:58
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé!
Với gia đình chị Vân Anh, Tết 2021 đã trở thành kỷ niệm đáng nhớ hơn bao giờ hết bởi con trai Trung Quân bị viêm phế quản với triệu chứng sốt cao...
 3 năm trước
 467 Lượt xem
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:38
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Mang thai tuần thứ 28 và quyết định "chốt" Thu Cúc là nơi đón con yêu chào đời
 3 năm trước
 782 Lượt xem
Tin liên quan
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây