1

Một số điều cần biết về phẫu thuật trồng lại chi thể bị đứt rời  - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Để chi thể bị đứt rời sống được và phục hồi tốt được chức năng thì yêu cầu của cuộc phẫu thuật là phải khôi phục lại tất cả các thành phần bị đứt như: kết xương, khâu nối gân cơ, và đặc biệt là phải khâu nối lại các mạch máu, thần kinh.

Đảm bảo kết quả tốt:

Bảo quản phần chi bị đứt rời:

  • Tốt nhất được bảo quản ở nhiệt độ khoảng 4° - 5°C, để kéo dài được thời gian sống của tế bào.

  • Rửa sạch phần chi bị đứt rời dưới vòi nước máy sau đó bọc trong một, hai lớp gạc vô trùng hoặc vải sạch rồi cho vào trong một túi nylon, thổi phồng, buộc kín và cho vào trong xô nước đá.
  • Tránh để phần chi bị đứt rời tiếp xúc trực tiếp với nước đá vì nếu để lâu có thể gây bỏng lạnh.

Thời gian tối đa của chi bị đứt rời còn có thể cứu sống được:

  • Là thời gian kể từ khi chi bị đứt rời cho đển khi phần chi được cấp máu – không phải là thời gian từ khi bị thương đến khi đến bệnh viện
  • Thời gian này phụ thuộc nhiều vào vị trí bị đứt và cách bảo quản.
  • Nếu chi thể được bảo quản tốt: đối với cánh tay là 14 đến 15 giờ, đối với bàn tay là 15 đến 20 giờ, đối với ngón tay có thể lên tới 24 đến 48 giờ

Phẫu thuật trồng lại:

  • Phục hồi lại tất cả các thành phần bị đứt theo thứ tự là: kết hợp xương
  • Khâu nối gân- cơ, khâu nối mạch máu (cả động mạch và tĩnh mạch), thần kinh, khâu da.

Thời gian phẫu thuật:

  • Phụ thuộc nhiều vào vị trí và tính chất của tổn thương (sắc gọn hay dập nát) và số lượng chi bị đứt
  • Thông thường để trồng lại 1 chi thể bị đứt rời thì ít nhất cũng phải mất 5- 6 giờ.
  • Trường hợp bị đứt nhiều ngón (nhiều chi thể) thì thời gian tăng lên theo số lượng chi bị đứt.

Chăm sóc sau mổ:

Trong thời gian nằm viện:

  • Chi thể được bất động bằng nẹp bột, sưởi ấm và dùng thuốc.
  • Ngoài các thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng, bệnh nhân còn được dùng thêm các thuốc chống tắc mạch, đặc biệt là đối với các trường hợp nối các mạch máu nhỏ ở như ở bàn tay, ngón tay.
  • Thuốc thường dùng là: Dextran trọng lượng phân tử thấp, Lovenox, Persantin, Aspirin…

Sau khi ra viện:

  • Thời gian giữ cố định và tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng theo chỉ định của thầy thuốc.
  • Ngoài ra, dùng thêm các thuốc nhằm tăng cường dẫn truyền thần kinh như: Nivalin, Methylcoban, Vitamin nhóm B…
  • Khám lại định kỳ theo hẹn 6 đến 8 tuần/lần để có hướng dẫn tập luyện và phát hiện kịp thời các biến chứng cần can thiệp sửa chữa bổ sung nếu có.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 833 Lượt xem
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1148 Lượt xem
Điều trị thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật Điều trị thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật 02:34
Điều trị thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật
Phải chịu đựng căn bệnh thoái hóa khớp gối hơn 30 năm, cụ Rôm, 80 tuổi, gần như không còn hy vọng gì về việc có thể đi lạiCho đến khi được...
 3 năm trước
 789 Lượt xem
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA 00:07
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA
Dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Hiện nay, số người trên 65 tuổi là 7,4 triệu người, chiếm 7,7%. Tuổi thọ con...
 3 năm trước
 600 Lượt xem
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 3 năm trước
 843 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 695 Lượt xem
Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường và loãng xương
Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường và loãng xương

Bệnh tiểu đường và loãng xương có thể xảy ra đồng thời và có ảnh hưởng lẫn nhau. Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và chứng loãng xương có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc
Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc

Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.

Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Mặc dù không có cách chữa trị khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp củng cố xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Điều gì xảy ra nếu bệnh loãng xương không được điều trị?
Điều gì xảy ra nếu bệnh loãng xương không được điều trị?

Bệnh loãng xương không được điều trị sẽ khiến xương ngày một yếu đi và dễ gãy. Trong nhiều trường hợp, gãy xương là dấu hiệu đầu tiên của chứng loãng xương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây