1

Lợi khuẩn là gì? Vai trò của lợi khuẩn

Hệ vi sinh vật đường ruột là một cộng đồng phức tạp bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Thông thường, hệ vi sinh này ở trạng thái cân bằng giúp duy trì sức khỏe của hệ tiêu hóa. Vậy lợi khuẩn là gì và chúng có vai trò như thế nào

1. Lợi khuẩn là gì?

Lợi khuẩn hay probiotics là những vi khuẩn sống có lợi hoặc các vi sinh vật sống có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ. Thực tế trong cơ thể con người có rất nhiều lợi khuẩn. Mặc dù ý tưởng ăn vi sinh vật có thể là kỳ lạ, nhưng hầu hết chúng ta ăn các loại men vi sinh khác nhau hàng ngày dưới dạng sữa chua, dưa cải muối và phô mai.

Có hai loại lợi khuẩn phố biến, đó là:

  • Bifidobacteria: Loài vi khuẩn này thường được sử dụng trong thực phẩm và chất bổ sung. Chúng có tác dụng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp phá vỡ lactose thành các chất dinh dưỡng.
  • Lactobacillus: Loài vi khuẩn này tạo ra lactase, enzyme giúp phân giải lactose (một loại đường trong sữa). Những vi khuẩn này cũng tạo ra axit lactic. Axit lactic giúp kiểm soát quần thể vi khuẩn có hại. Vi khuẩn Lactobacillus được tìm thấy tự nhiên trong miệng, ruột non, âm đạo.
Lợi khuẩn là gì? Vai trò của lợi khuẩn
Lợi khuẩn có thể tìm thấy trong sữa chua

2. Vai trò của lợi khuẩn

Trong ruột cơ thể con người có chứa khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn gồm hơn 500 loài khác nhau, tạo thành một hệ cân bằng vi sinh đường ruột, trong đó có 85% là lợi khuẩn, 15% là hại khuẩn. Đôi khi, bệnh tật hoặc căng thẳng có thể thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn và tạo ra các vấn đề về tiêu hóa và các vấn đề khác. Lợi khuẩn hoạt động bằng cách thay đổi thành phần của vi khuẩn đường ruột hoặc hoạt động trao đổi chất của vi khuẩn hiện có. Các vi khuẩn tốt lấn át hại khuẩn trong ruột. Điều này ngăn chặn vi khuẩn xấu nhân lên và gây nhiễm trùng hoặc viêm. Ví dụ, quá nhiều nấm men trong cơ thể có thể dẫn đến nhiễm trùng nấm men, nhưng vi khuẩn đường ruột cân bằng tốt sẽ giữ cho men ở mức thấp hơn.

Lợi khuẩn giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và cho phép cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Vi khuẩn tốt có thể sản xuất enzyme hoặc protein ức chế, hoặc thậm chí tiêu diệt vi khuẩn có hại. Các chủng men vi sinh cụ thể cũng kích thích hệ thống miễn dịch của bạn. Một số vi khuẩn cần thiết cho việc sản xuất hormone hoặc vitamin (ví dụ vitamin K) và hấp thụ chất dinh dưỡng. Sự phát triển của bệnh đái tháo đường type 1 ở trẻ em có thể liên quan đến tình trạng viêm liên quan đến sự thiếu hụt vi khuẩn đường ruột.

Nghiên cứu được công bố bởi American College of Gastroenterology chỉ ra rằng các chủng men vi sinh đặc biệt có thể:

  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Ngăn ngừa tiêu chảy
  • Giảm bớt nhiễm trùng âm đạo
  • Ngăn ngừa bệnh tự miễn
  • Giảm bớt bệnh ngoài da
  • Chống lại nhiễm trùng tiết niệu

Đây cũng là lý do mà nhiều bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên sử dụng men vi sinh sau khi dùng kháng sinh. Điều này là do thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt một số vi khuẩn có lợi cùng vi khuẩn có hại, điều này có thể gây ra tiêu chảy. Các men vi sinh giúp duy trì hoặc khôi phục sự cân bằng lành mạnh trong ruột của bạn.

Lợi khuẩn là gì? Vai trò của lợi khuẩn
Các lợi khuẩn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh ngoài da

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?

Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.

Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng
Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.

Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng
Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng

Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.

Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn
Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn

Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.

Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.

Tin liên quan
Vi khuẩn HP là gì? Gây hại thế nào?
Vi khuẩn HP là gì? Gây hại thế nào?

Ngoài căng thẳng và thói quen ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao, vi khuẩn HP cũng là một nguyên nhân gây loét dạ dày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây