1

Lịch tiêm vắc - xin cho người lớn từ 19 đến trên 65 tuổi

Lịch tiêm chủng cho người lớn thay đổi tùy theo độ tuổi và chỉ định đối với từng đối tượng bệnh nhân cụ thể theo tư vấn của bác sĩ.

1. Lịch tiêm phòng khuyến cáo cho người lớn trong một số trường hợp đặc biệt

1.2. Tiêm vắc - xin viêm gan Aophilus influenzae nhóm b

  • Hội chứng không lách do cấu trúc giải phẫu hoặc chức năng (bao gồm cả bệnh hồng cầu hình liềm): Tiêm phòng 1 mũi Hib nếu trước đó chưa được chủng ngừa Hib. Nếu thực hiện phẫu thuật cắt lách, tốt nhất nên tiêm 1 liều Hib ít nhất 14 ngày trước khi cắt lách;
  • Ghép tế bào gốc tạo máu (HSCT): Chủng ngừa 3 liều Hib cách nhau 4 tuần, bắt đầu từ 6 - 12 tháng sau khi phẫu thuật HSCT thành công, không liên quan đến lịch sử tiêm vắc - xin Hib trước đó.

3.2. Tiêm vắc - xin viêm gan A

Tiêm phòng 2 mũi vắc-xin viêm gan A đặc biệt quan trọng đối với những trường hợp có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan A:

  • Bệnh gan mãn tính;
  • Rối loạn yếu tố đông máu;
  • Đàn ông có quan hệ tình dục với đàn ông;
  • Sử dụng các thuốc dạng tiêm hoặc không tiêm;
  • Những người vô gia cư;
  • Làm việc với virus viêm gan A trong phòng thí nghiệm hoặc nghiên cứu về các loài động vật nhiều khả năng bị nhiễm virus viêm gan A;
  • Đi du lịch đến các khu vực có nhiều người mắc viêm gan A;
Lịch tiêm vắc - xin cho người lớn từ 19 đến trên 65 tuổi
Tiêm vắc - xin viêm gan A là biện pháp chủ động phòng bệnh

 

1.3. Tiêm vắc - xin viêm gan B

  • Nhiễm virus viêm gan C;
  • Bệnh gan mãn tính (ví dụ, xơ gan, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do rượu, viêm gan tự miễn, men gan ALT hoặc AST cao hơn 2 lần so với giới hạn bình thường);
  • Người nhiễm HIV;
  • Nguy cơ phơi nhiễm do quan hệ tình dục (ví dụ, bạn tình bị nhiễm viêm gan B, quan hệ với nhiều người, người điều trị bệnh nhiễm lây truyền qua đường tình dục, nam giới quan hệ tình dục với nam giới);
  • Gần đây có sử dụng thuốc dạng tiêm;
  • Nguy cơ tiếp xúc với máu qua da hoặc niêm mạc (ví dụ, tiếp xúc với người thân gia đình, nhân viên y tế, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, lọc máu tại nhà, bệnh nhân tiền lọc máu, những người bị đái tháo đường dưới 60 tuổi;
  • Người đang bị giam giữ;
  • Đi du lịch đến những khu vực mà tình hình dịch tễ viêm gan B đang diễn biến phức tạp.

1.4. Tiêm vắc - xin papillomavirus

  • Người dưới 26 tuổi đang bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả trường hợp nhiễm HIV): tiêm phòng 3 mũi vắc - xin HPV vào các mốc: 0, 1 - 2 và 6 tháng như trong lịch tiêm ở trên;
  • Nam giới và người chuyển giới dưới 26 tuổi có quan hệ tình dục đồng tính: tiêm 2 hoặc 3 liều vắc - xin HPV tùy theo độ tuổi khi tiêm vắc - xin ban đầu như trong lịch tiêm ở trên;
  • Phụ nữ mang thai dưới 26 tuổi: Không nên tiêm vắc - xin HPV đến khi sinh con xong.

1.5. Tiêm phòng cúm

  • Dị ứng với trứng, dấu hiệu dị ứng là phát ban (nhẹ): Hàng năm tiêm 1 liều IIV, RIV hoặc LAIV phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe;
  • Dị ứng với trứng, có triệu chứng nặng hơn so với phát ban (ví dụ, phù mạch hay suy hô hấp): Hàng năm tiêm vắc-xin phòng cúm phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe, dưới sự giám sát của bác sĩ, để có thể nhận biết và xử trí kịp thời các dị ứng nghiêm trọng;
  • Người bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả nhiễm HIV), thiếu lá lách (do cấu trúc giải phẫu hoặc khiếm khuyết về chức năng), phụ nữ có thai, người tiếp xúc gần gũi và chăm sóc bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng trong môi trường cách ly, sử dụng thuốc kháng virus cúm trong 48 giờ trước đó.

Tiền sử mắc hội chứng Guillain-Barré trong vòng 6 tuần kể từ thời điểm tiêm liều vắc - xin cúm trước đó: Khuyến cáo không nên tiêm vắc - xin cúm.

 

1.6. Tiêm ngừa sởi, quai bị và rubella

  • Phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch với rubella: Tiêm ngừa sởi, quai bị và rubella sau khi sinh con (kể từ thời điểm trước khi xuất viện). Chống chỉ định tiêm ngừa sởi, quai bị và rubella trong thai kỳ;
  • Nhiễm HIV với số lượng CD4 ≥ 200 tế bào / μL trong ít nhất 6 tháng và chưa có miễn dịch với bệnh sởi, quai bị hoặc rubella: Tiêm 2 mũi MMR cách nhau ít nhất 4 tuần. Vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella chống chỉ định với bệnh nhân HIV khi lượng CD4 < 200 tế bào / μL;
  • Suy giảm miễn dịch nặng: Chống chỉ định tiêm MMR;
  • Học sinh tại các trường đào tạo giáo dục phổ thông trung học, khách du lịch quốc tế và các hộ gia đình hoặc người thân của những người bị suy giảm miễn dịch chưa có khả năng miễn dịch với bệnh sởi, quai bị hoặc rubella: tiêm 1 liều vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella nếu trước đó đã nhận được 1 liều vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella, hoặc tiêm 2 liều vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella cách nhau vài tuần nếu trước đó chưa được chủng ngừa;
  • Nhân viên y tế có năm sinh từ 1957 trở lên chưa có miễn dịch với bệnh sởi, quai bị hoặc rubella: Tiêm 2 liều vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella cách nhau ít nhất 4 tuần đối với bệnh sởi hoặc quai bị và ít nhất 1 liều vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella đối với bệnh rubella. Nếu sinh trước năm 1957, liệu trình tiêm tương tự nhưng nên cân nhắc kỹ lợi ích so với nguy cơ.
Lịch tiêm vắc - xin cho người lớn từ 19 đến trên 65 tuổi
Tiêm ngừa sởi, quai bị và rubella tại

 

1.7. Tiêm vắc - xin não mô cầu

Lịch tiêm chủng cho người lớn đối với các bệnh gây ra do vi khuẩn màng não tùy thuộc vào loại vắc - xin. Các trường hợp đặc biệt cần nhận được sự tư vấn thận trọng từ bác sĩ, bao gồm:

  • Suy giảm chức năng giải phẫu hoặc chức năng, bao gồm bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm HIV, sử dụng dược chất eculizumab;
  • Đi du lịch đến các quốc gia đang diễn tiến bệnh viêm màng não hoặc bệnh dịch, các nhà vi trùng học thường xuyên tiếp xúc với Neisseria meningitidis;
  • Sinh viên đại học từ 16 tuổi trở lên sống trong nhà ở (nếu chưa được tiêm phòng trước đó);
  • Phụ nữ mang thai;
  • Thanh thiếu niên khỏe mạnh và thanh niên từ 16 đến 23 tuổi (ưu tiên từ 16 đến 18 tuổi) không có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não.

1.8. Tiêm vắc - xin ngừa phế cầu khuẩn

  • Tuổi từ 19 đến 64, mắc các bệnh lý mãn tính (bao gồm bệnh tim mãn tính, bệnh phổi, gan, tiểu đường, không bao gồm tăng huyết), nghiện rượu hoặc hút thuốc lá: Tiêm 1 liều vắc - xin ngừa phế cầu khuẩn;
  • Tuổi từ 19 trở lên, kèm theo tình trạng suy giảm miễn dịch (suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, bao gồm khiếm khuyết tế bào lympho B và T, rối loạn thực bào, nhiễm HIV, bệnh nhân suy thận mãn tính, hội chứng thận, bệnh bạch cầu leukemia, lymphoma, bệnh Hodgkin, tình trạng ức chế miễn dịch như điều trị bằng thuốc hóa trị hoặc xạ trị, ghép tạng, đa u tủy) hoặc các bệnh lý liên quan đến lá lách (gồm bệnh hồng cầu hình liềm và các bệnh huyết sắc tố khác): Tiêm 1 liều vắc - xin ngừa phế cầu khuẩn, sau đó ít nhất 8 tuần tiêm thêm 1 liều vắc - xin ngừa phế cầu khuẩn, ít nhất 5 năm sau đó tiêm thêm 1 mũi vắc - xin ngừa phế cầu khuẩn. Nếu trên 65 tuổi, chỉ khuyến cáo nhận thêm 1 liều vắc - xin ngừa phế cầu khuẩn ít nhất 5 năm sau liều vắc - xin ngừa phế cầu khuẩn gần nhất;
  • Tuổi từ 19 tuổi trở lên, bị rò rỉ dịch não tủy hoặc phẫu thuật cấy ốc tai: Tiêm 1 liều vắc - xin ngừa phế cầu khuẩn, sau ít nhất 8 tuần tiêm thêm 1 liều vắc - xin ngừa phế cầu khuẩn. Nếu trên 65 tuổi, chỉ khuyến cáo nhận thêm 1 liều vắc - xin ngừa phế cầu khuẩn ít nhất 5 năm sau liều vắc - xin ngừa phế cầu khuẩn gần nhất.

1.9. Tiêm phòng thủy đậu bạch hầu và ho gà

Lưu ý với phụ nữ mang thai: Tiêm 1 mũi uốn ván, bạch hầu và ho gà trong thai kỳ, tốt nhất là vào đầu tuần thai thứ 27.

3.10. Tiêm phòng thủy đậu

  • Nhân viên y tế hoặc phụ nữ sau khi sinh con chưa có miễn dịch với thủy đậu: Tiêm 1 liều vắc-xin thủy đậu nếu trước đó đã nhận được 1 liều vắc - xin chứa varicella, hoặc bắt đầu liệu trình tiêm 2 mũi vắc-xin thủy đậu (mũi 2 cách ít nhất 4 tuần) nếu trước đó chưa được tiêm vắc - xin ngừa thủy đậu. Chống chỉ định tiêm vắc-xin thủy đậu trong thai kỳ;
  • Nhiễm HIV với số lượng CD4 ≥ 200 tế bào / μL chưa có miễn dịch với thủy đậu: Cân nhắc tiêm 2 mũi vắc-xin thủy đậu cách nhau 3 tháng dựa trên tình trạng lâm sàng của từng cá nhân. Chống chỉ định vắc-xin thủy đậu trong nhiễm HIV với số lượng CD4 < 200 tế bào / μL;
  • Bệnh lý gây suy giảm miễn dịch nặng: Chống chỉ định vắc-xin thủy đậu.

1.11. Tiêm phòng Zoster

  • Phụ nữ mang thai: Chống chỉ định ZVL. Xem xét hoãn tiêm RZV cho đến sau khi sinh con nếu có chỉ định tiêm;
  • Bệnh lý gây suy giảm miễn dịch nặng (bao gồm nhiễm HIV với số lượng CD4 < 200 tế bào / μL): Chống chỉ định ZVL, xem xét thay thế bằng RZV.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.

Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?
Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?
Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.

Thế nào là bệnh bạch cầu?
Thế nào là bệnh bạch cầu?

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.

Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới
Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới

Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  835 lượt xem

Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  984 lượt xem

Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  925 lượt xem

Con tôi bị phát ban 1 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR, liệu có phải bé bị sởi không?

- Bác sĩ ơi, con tôi tự nhiên bị phát ban sau 1 tuần tiêm vắc xin MMR, như thế có phải cháu đã bị mắc sởi không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  894 lượt xem

Tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ nhiều hơn không?

- Con tôi tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, thưa bác sĩ? Tôi đọc nhiều tài liệu cho thấy trẻ tiêm vắc xin MMR dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  917 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
MIỀN BẮC RÉT ĐẬM, THƯƠNG NGƯỜI LỚN TUỔI LOAY HOAY TRONG CÁI LẠNH TIẾT TRỜI LẠNH BUỐT. TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM. MIỀN BẮC RÉT ĐẬM, THƯƠNG NGƯỜI LỚN TUỔI LOAY HOAY TRONG CÁI LẠNH TIẾT TRỜI LẠNH BUỐT. TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM. 02:07
MIỀN BẮC RÉT ĐẬM, THƯƠNG NGƯỜI LỚN TUỔI LOAY HOAY TRONG CÁI LẠNH TIẾT TRỜI LẠNH BUỐT. TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM.
Không khí lạnh bủa vây miền Bắc và miền Trung, Cúm Mùa có cơ hội tấn công mạnh mẽ và gây ra những hậu quả trầm trọng ở người lớn tuổi.
 3 năm trước
 510 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN SỞI - QUAI BỊ RUBELLA Ở ĐỘ TUỔI SINH SẢN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT! TIÊM VẮC XIN SỞI - QUAI BỊ RUBELLA Ở ĐỘ TUỔI SINH SẢN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT! 01:42
TIÊM VẮC XIN SỞI - QUAI BỊ RUBELLA Ở ĐỘ TUỔI SINH SẢN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!
 “Nếu mẹ bầu không may nhiễm Sởi hay Rubella thì cực kỳ nguy hiểm, vì nó sẽ làm thay đổi cấu trúc bào thai trong 3 tháng đầu, gây ra những...
 3 năm trước
 511 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
 350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm...
 3 năm trước
 588 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 765 Lượt xem
CHUYÊN GIA KHUYẾN CÁO NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH HÔ HẤP CẦN TIÊM VẮC XIN CÚM CÀNG SỚM CÀNG TỐT! CHUYÊN GIA KHUYẾN CÁO NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH HÔ HẤP CẦN TIÊM VẮC XIN CÚM CÀNG SỚM CÀNG TỐT! 01:48
CHUYÊN GIA KHUYẾN CÁO NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH HÔ HẤP CẦN TIÊM VẮC XIN CÚM CÀNG SỚM CÀNG TỐT!
Rét đậm, rét hại kéo dài nhiều ngày tại miền Bắc khiến nhiều người già, trẻ nhỏ nhập viện vì viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh hô hấp, cúm… Các...
 3 năm trước
 429 Lượt xem
SIÊU PHẨM VẮC XIN MENACTRA: Phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng tim, viêm đường hô hấp trên… CHỈ TRONG 1 MŨI TIÊM! SIÊU PHẨM VẮC XIN MENACTRA: Phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng tim, viêm đường hô hấp trên… CHỈ TRONG 1 MŨI TIÊM! 01:32
SIÊU PHẨM VẮC XIN MENACTRA: Phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng tim, viêm đường hô hấp trên… CHỈ TRONG 1 MŨI TIÊM!
Tiêm ngay cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn, được sản xuất tại Mỹ, chỉ cần tiêm 1 mũi* đã có thể bảo vệ suốt đời - vắc xin MENACTRA trở thành...
 2 năm trước
 783 Lượt xem
Tin liên quan
Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng
Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng

Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.

Tiêm phòng vắc xin phế cầu cho trẻ
Tiêm phòng vắc xin phế cầu cho trẻ

Vắc xin này bảo vệ chống lại các trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn, phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm.

Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ
Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây