1

Khi nào cần xét nghiệm hormone prolactin?

Prolactin là một trong những hormone nội tiết quan trọng đặc biệt trong vấn đề sinh sản của cả hai giới. Chỉ định xét nghiệm prolactin máu cho những trường hợp vô sinh ở cả nam và nữ, rối loạn kinh nguyệt hay các trường hợp hiếm muộn muốn làm thụ tinh ống nghiệm.

1. Các trường hợp cần xét nghiệm prolactin máu

Chỉ định xét nghiệm prolactin ở mỗi giới là khác nhau tùy theo mục đích và tình trạng của mỗi người. Mục đích chung của xét nghiệm prolactin máu nhằm:

  • Xác định các trường hợp khối u sản xuất thừa prolactin, theo dõi, đánh giá tiến triển cũng như đáp ứng của khối u với các phương pháp điều trị.
  • Loại trừ các bệnh lý tuyến yên hay vùng dưới đồi qua kết hợp xét nghiệm prolactin với xét nghiệm một số hormone khác như hormone tăng trưởng GH...
  • Theo dõi tình trạng bệnh nhân đang điều trị bằng một số thuốc có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất dopamine (hormone ức chế sản sinh prolactin).
  • Kiểm tra các rối loạn sinh dục ở cả nam và nữ giới. Nữ giới: rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, rối loạn trong tiết sữa... Nam giới: Rối loạn cương dương, chứng vú to nam giới, vô tinh...
  • Trong các trường hợp thụ tinh ống nghiệm, xét nghiệm prolactin là một trong những chỉ định quan trọng do Prolactin liên quan trực tiếp đến quá trình rụng trứng qua việc ức chế sản xuất FSH (hormone kích thích nang trứng chín) và LH (hormone kích thích gây rụng trứng).

Mặt khác prolactin cũng là một trong số các nguyên nhân gây nên tình trạng vô tinh ở nam giới. Thụ tinh ống nghiệm có thể tiến hành không, kết quả thành công ra sao được quyết định 90% bởi trứng và tinh trùng. Lúc này, nồng độ prolactin trong huyết thành là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong quá trình thụ tinh.

Khi nào cần xét nghiệm hormone prolactin?
Xét nghiệm prolactin máu có thể được chỉ định cho các trường hợp vô sinh ở cả nam và nữ

 

1.1. Xét nghiệm prolactin ở nữ giới

Chỉ định xét nghiệm prolactin ở nữ giới khi có các biểu hiện lâm sàng sau:

  • Đau đầu thường xuyên không rõ nguyên nhân.
  • Biểu hiện suy giảm thị lực, nhìn kém, nhìn mờ.
  • Đột nhiên có dấu hiệu tiết sữa không liên quan đến việc sinh con hay cho con bú.
  • Rối loạn kinh nguyệt kéo dài, ngắn hay dài chu kỳ kinh, kinh không đều.
  • Đang có kinh nguyệt bình thường và ổn định, chưa đến thời kỳ tiền mãn kinh nhưng tự nhiên bị mất kinh không rõ nguyên nhân, không phải mang thai.
  • Các trường hợp vô sinh cũng được chỉ định làm xét nghiệm prolactin để xác định nguyên nhân gây vô sinh.
  • Bệnh nhân có biểu hiện suy giáp.

1.2. Xét nghiệm prolactin ở nam giới

  • Đau đầu thường xuyên nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Có hiện tượng suy giảm thị lực.
  • Rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.
  • Trường hợp tinh dịch loãng, vô tinh, vô sinh cũng có chỉ định xét nghiệm prolactin để loại trừ nguyên nhân.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Có hiện tượng chảy sữa ở nam giới.
  • Tuyến vú phát triển bất thường về kích thước và hình thể.

2. Lưu ý khi xét nghiệm prolactin máu

Khi nào cần xét nghiệm hormone prolactin?
Bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm khoảng 12 giờ

Bệnh phẩm:

  • Bệnh phẩm là huyết thanh, huyết tương có chống đông bằng heparin, EDTA.
  • Bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm khoảng 12h, không sử dụng các chất kích thích hay các chất có chứa cồn trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm.
  • Lượng prolactin thường tăng khi ngủ và đạt được nồng độ cao nhất trong máu vào buổi sáng. Do vậy, để chính xác nhất nên lấy máu xét nghiệm prolactin vào buổi sáng, tốt nhất là sau khi ngủ dậy khoảng 3 đến 4 giờ đồng hồ.
  • Bảo quản bệnh phẩm tốt để tránh bị oxy hóa thay đổi hoạt chất bởi các yếu tố môi trường.

+ Nếu lưu trữ trong thời gian 14 ngày thì nên bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C.

+ Nếu lưu trữ trong 6 tháng thì yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ -20 độ C hoặc thấp hơn.

Sau khi đã có mẫu bệnh phẩm, có thể tiến hành xét nghiệm prolactin máu bằng 2 phương pháp: hoặc là miễn dịch điện hóa quang phát hoặc miễn dịch hóa quang phát.

Do nồng độ prolactin trong máu có thể thay đổi từng thời điểm, trong từng giai đoạn, hơn nữa sự thay đổi về nồng độ prolactin có thể là sự biến đổi sinh lý cũng có thể là sự bất thường bệnh lý nên để chẩn đoán chính xác, không nên chỉ làm xét nghiệm một lần.

Hỏi kỹ bệnh nhân về tiền sử bệnh tật, các dấu hiệu lâm sàng cũng như hiện trạng sử dụng thuốc hay các thói quen sinh hoạt hàng ngày để có hướng chẩn đoán xác định, chẩn đoán loại trừ chính xác nhất, không chẩn đoán vội vàng khi chỉ dựa vào đơn độc một kết quả xét nghiệm prolactin.

Xét nghiệm prolactin là một trong những chỉ định thường xuyên để nhằm xác định các rối loạn trong chức năng sinh sản của nam giới và nữ giới. Nếu phát hiện những biểu hiện bất thường như đau đầu, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn cương dương, tăng tiết sữa bất thường...hay đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn khám và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây