1

Khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân cho nữ giới

Sức khỏe của người phụ nữ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng, quá trình mang thai cũng như sức khỏe của em bé. Chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ giúp người mẹ lên kế hoạch mang thai an toàn, cho con khỏe mạnh và hôn nhân hạnh phúc hơn.

1. Chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ

Khám tiền hôn nhân mang đến tâm lý thoải mái cho các đôi vợ chồng sau hôn nhân. Đây là một hành động văn minh, đúng nghĩa với giá trị hôn nhân.

Biết trước và nắm rõ về sức khỏe đối phương trước lúc kết hôn giúp các cặp vợ chồng trẻ vững vàng tâm lý cho cuộc sống mới, trước những biến cố có thể xảy ra, đề phòng những trường hợp xấu. Bởi lẽ, bệnh tật có sức tàn phá vô cùng nặng nề. Nếu lơ là việc khám sức khỏe sinh sản, hệ lụy có thể để lại cho con cái sau này là rất lớn.

Chúng ta đều biết, sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ không chỉ là khả năng có thai, mà còn là làm sao để thai nhi được đảm bảo khỏe mạnh suốt thai kỳ và sinh ra khỏe mạnh. Do đó, cần phải chăm sóc phụ nữ ngay từ trước thai kỳ. Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp phụ nữ:

  • Đánh giá các bệnh lý chung, đặc biệt là các bệnh lý mạn tính có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong suốt quá trình mang thai.
  • Phát hiện kịp thời các bệnh lý, nguy cơ về sinh sản để có phương án điều trị sớm, hiệu quả.
  • Hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của cả hai để lên kế hoạch mang thai an toàn, loại bỏ rủi ro, tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia y tế kịp thời để tránh hệ lụy về sau.

2. Thời gian thích hợp để xét nghiệm tiền hôn nhân

Theo các chuyên gia, thời gian thích hợp để khám tiền hôn nhân cho các cặp đôi nên ít nhất là từ 3 - 6 tháng trước khi kết hôn.

Bên cạnh đó, nếu cả hai đều có kế hoạch sinh ngay sau khi cưới thì bà mẹ tương lai cần tiêm phòng và uống thuốc, dưỡng chất cần thiết trước 6 tháng thai kỳ.

Khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân cho nữ giới
Nếu phụ nữ có ý định mang thai thì cần được bác sĩ tư vấn rõ và thực hiện tiêm phòng đầy đủ trước thai kỳ

3. Khám sức khỏe sinh sản nữ gồm những gì?

Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm khám sức khỏe tổng quátkhám sức khỏe sinh sản. Tùy vào từng hệ thống y tế cũng như gói khám, yêu cầu của cặp đôi cũng như tình trạng của hai vợ chồng mà các hạng mục khám có thể khác nhau đôi chút.

3.1. Khám sức khỏe tổng quát cho nữ

Sức khỏe tổng thể của người phụ nữ ảnh hưởng trực tiếp em bé trong suốt quá trình mang thai và sinh con. Khám tổng quát cho phụ nữ thường bao gồm:

  • Khám lâm sàng: Đo huyết áp, đo chỉ số cơ thể
  • Kiểm tra tiền sử bệnh lý gia đình và cá nhân.
  • Xét nghiệm máu tổng quát: Nhóm máu, Nhóm Rh, Công thức máu toàn phần, Xét nghiệm sinh hóa máu (đường huyết, GOT, GPT, Ure, Creatini, Cholesterol, Triglycerid). Xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp phát hiện, đánh giá các bất thường có thể gây hại nếu mang thai.
  • Kiểm tra Kháng nguyên viêm gan B, Kháng thể viêm gan B, Kiểm tra viêm gan C. Một số bệnh như Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con. Xét nghiệm phát hiện các bệnh này để có phương án phòng bệnh cho đứa trẻ tương lai.
  • Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Giang mai, HIV.
  • Siêu âm tổng quát: Siêu âm ổ bụng, niệu quản, bàng quang,...

3.2. Khám sức khỏe sinh sản nữ

Khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân cho nữ giới
Sàng lọc di truyền là phần vô cùng quan trọng trong khám tiền hôn nhân
  • Soi tử cung, kiểm tra vòi trứng...
  • Siêu âm tuyến vú
  • Soi tươi dịch âm đạo
  • Kiểm tra hormone sinh dục: estrogen, LH, FSH, progesterone (ở nữ)
  • Sàng lọc di truyền: Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ từ máu cho cả vợ và chồng giúp có thể xác định được những đột biến về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể rõ ràng. Đặc biệt với những cặp vợ chồng hiếm muộn, sảy thai, thai có bất thường về sinh sản mà không rõ nguyên nhân hoặc trong gia đình có người dị tật thì làm xét nghiệm nhiễm sắc thể là lựa chọn tốt nhất.
  • Nếu có ý định sinh con ngay sau khi kết hôn, người nữ sẽ cần tiêm phòng sớm trước từ 3-6 tháng, với các loại vacxin gồm: uốn ván, thủy đậu và mũi tiêm 3 trong 1 phòng rubella, sởi và quai bị.
  • Nếu cặp vợ chồng chưa có ý định sinh con ngay sau khi kết hôn, bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Sau Sinh Thường Có Thể Bạn Chưa Biết
Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Sau Sinh Thường Có Thể Bạn Chưa Biết

Để bắt đầu quan hệ tình dục sau sinh thường bạn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe của người mẹ, quá trình hồi phục sau sinh và tâm lý của cả hai vợ chồng. Điều quan trọng nữa là hai vợ chồng cần chủ động sử dụng biện pháp tránh thai trong khoảng thời gian đầu khi quan hệ tình dục sau sinh con.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây