1

Huyết áp không ổn định sau dùng thuốc - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tại sao bệnh nhân tăng huyết áp có dùng thuốc mà huyết áp vẫn không ổn định, có lúc huyết áp vẫn lên xuống đột ngột, thậm chí có trường hợp tử vong. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới việc thất bại trong điều trị tăng huyết áp?

1. Tự bỏ thuốc:

Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, bệnh nhân tự ý bỏ thuốc là nguyên nhân phổ biến. Với quan niệm huyết áp đã hạ và ổn định rồi thì không cần phải uống thuốc nữa. Vì thế có trường hợp huyết áp ổn định trong thời gian dài, có khi tới 3 năm thậm chí 5 năm (làm cho người bệnh yên tâm, chủ quan không dùng thuốc nữa) nhưng đột nhiên huyết áp lại tăng lên đột ngột đã khiến cho nhiều người bị tai biến mạch máu não, thậm chí tử vong.

Tự giảm liều: Nhiều trường hợp thời gian đầu uống thuốc rất nghiêm chỉnh, tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc. Ví dụ: chỉ định của bác sĩ là uống 2 viên/ngày chia 2 lần. Khi thấy ổn định tự giảm liều xuống còn 1 viên/ngày.

Điều này hết sức nguy hiểm. Vì khi uống 1 viên/ngày như vậy thì chỉ hạ được huyết áp trong 12 giờ đầu. 12 giờ sau lại thiên về đêm, nhất là vào khoảng 3-4 giờ sáng huyết áp bắt đầu tăng nhưng lại không có thuốc. Người bệnh dậy đi tiểu rất dễ bị đột qụy vào lúc này.

2. Thuốc không còn phù hợp: Nhiều trường hợp bệnh nặng lên do thuốc đang dùng hoặc liều dùng không còn phù hợp nữa.

3. Tương tác thuốc: 

Rất nhiều bệnh nhân tăng huyết áp (đặc biệt ở người cao tuổi) lại mắc đồng thời nhiều bệnh khác như: khớp, hen... Vì thế, khi đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp đồng thời phải dùng thêm thuốc điều trị các bệnh khác có thể sẽ làm tăng thêm bệnh do tương tác thuốc. 

  • Các thuốc chống viêm không steroid thường làm giảm sức nạp của thận trong khi thuốc chữa tăng huyết áp lại làm tăng độ nạp của thận. Ở người cao tuổi bị tăng huyết áp lại thường hay mắc các bệnh về khớp, vì vậy việc điều trị thường gặp rất nhiều khó khăn do gặp các tương tác về thuốc.
  • Nhóm corticoid thường gây tăng huyết áp do giữ muối và nước. Vì vậy, trong điều trị nên cân nhắc nếu không phải dùng đến nhóm thuốc này là tốt nhất.
  • Các thuốc Đông y: nhiều bệnh nhân điều trị tây y nhưng về nhà lại bồi dưỡng thêm thuốc bổ là thuốc Đông y. Do sự hiểu biết về Đông y có hạn, và do trình độ một số lương y còn hạn chế nên những bệnh nhân tăng huyết áp vẫn được kê dùng vị thuốc cam thảo trong các thang thuốc bổ mà họ không biết rằng cam thảo là vị thuốc có tác dụng tăng huyết áp rất mạnh. Vì thế có lời khuyên người già không nên dùng cam thảo.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 668 Lượt xem
Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC
Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC

Có lẽ bạn đã được bác sĩ thông báo cần kiểm soát mức cholesterol. Nhưng liệu bạn có nhầm lẫn về những thức ăn tốt nên ăn và những món không nên ăn? Bạn có tự hỏi xem liệu mình đã vận động đủ chưa và liệu đã ở mức cân nặng phù hợp hay chưa.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây